Đức Phanxicô: “Chúng ta quá bận rộn đến nỗi không biết lắng nghe?”

Việc đón tiếp một vị khách không đòi hỏi quá nhiều thứ – Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết – bởi vì chỉ có một điều cần thiết duy nhất, đó là: việc lắng nghe để hiểu được những suy nghĩ của khách, nhờ đó, họ có thể cảm nhận được rằng mình thực sự là một thành viên trong gia đình.

20160718 ĐTC

Đó chính là những suy tư của Đức Thánh Cha trước giờ kinh Truyền Tin ban trưa hôm qua, Chúa nhật 17/7 cùng với đông đảo các tín hữu với hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Lấy cảm hứng từ Bài Tin Mừng theo Thánh Luca, thuật lại việc 2 chị em Maria và Martha tiếp rước Chúa Giêsu về nhà mình, Đức Thánh Cha đã đề cập đến một nhân đức đó là tính hiếu khách.

“Bằng việc tự biến bản thân mình trở nên bận rộn bởi nhiều thứ không cần thiết, Martha đã quên mất một việc quan trọng – và đây cũng thực sự là một vấn đề đáng lưu ý – đó chính là sự hiện diện của một vị khách quan trọng trong nhà mình, mà trong trường hợp này đó chính là Chúa Giêsu”, Đức Thánh Cha giải thích.  “Martha đã quên mất sự hiện diện của chính Chúa Giêsu trong nhà mình”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đã là một vị khách – bất kể vị khách đó là ai đi chăng nữa, không nhất thiết đó phải là Chúa Giêsu – đâu chỉ đến để được phục vụ và được thết đãi tiệc tùng. “Nhưng trên hết, một điều thực sự cần thiết đó là họ phải được lắng nghe”.

Bằng việc lắng nghe, một vị khách sẽ được tiếp đón như là “một nhân vật quan trọng bằng cách lắng nghe và tiếp đón nồng hậu, để từ đó họ có thể cảm nhận được rằng mình thực sự là một thành viên trong gia đình”.

Nếu thiếu điểm này – Đức Thánh Cha giải thích –  việc đón tiếp khách cũng tương tự như việc đối xử với họ như với những tảng đá ngô nghê.

“Một vị khách phải được lắng nghe”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Đồng thời, Ngài cho biết: “Dĩ nhiên, câu trả lời của Chúa Giêsu với Martha – khi Ngài nói với cô rằng chỉ có một điều cần thiết – đó là việc nhận ra ý nghĩa trọn vẹn của việc lắng nghe lời Chúa Giêsu, đó là những lời soi sáng và nâng đỡ cho mọi công việc mà chúng ta sẽ thực hiện. Khi chúng ta cầu nguyện trước Thánh Giá, nếu chúng ta chỉ biết kể lể chuyện này chuyện nọ mà quên mất việc lắng nghe tiếng Chúa Giêsu, thì chính lúc đó, chúng ta đã không để cho Ngài nói với chúng ta thông qua sự thinh lặng”.

Đức Thánh Cha cho biết việc hiểu sự hiếu khách theo kiểu như vậy – bằng sự nhấn mạnh về việc lắng nghe để có thể tôn trọng bất kì một vị khách nào – chúng ta nhận thấy rằng sự hiếu khách chính là một đặc tính của con người đồng thời cũng là một nhân đức Kitô giáo, hiện đang “có nguy cơ bị bỏ qua một bên”.

Ngày nay, càng ngày càng có nhiều loại hình nhà nghỉ và khách sạn mọc lên để tiếp đón khách trọ, Đức Thánh Cha nói – “nhưng sự đón tiếp cho dù là nồng hậu ở những nơi như thế không thể coi là sự hiếu khách thực sự”.

“Ngày nay, những câu chuyện của những người bệnh tật, những người chịu thiệt thòi, những người tị nạn, người di cư được có thực sự được người ta lắng nghe không?”, Đức Thánh Cha nói.

“Thậm chí ngay cả trong những ngôi nhà của chúng ta, nơi mỗi gia đình, người ta có nhiều cách phục vụ và quan tâm chăm sóc nhau nhưng lại không biết lắng nghe và đón tiếp nhau”,  Đức Thánh Cha nói.

“Ngày nay, chúng ta quá bận rộn và trong cuộc sống hối hả như vậy, với rất nhiều vấn đề, mà đôi khi có những vấn đề chẳng mấy quan trọng, chúng ta lại thiếu đi khả năng lắng nghe. Chúng ta cứ mãi bị quay cuồng bởi cuộc sống bận rộn và vì thế chúng ta không có thời gian để lắng nghe”, Đức Thánh Cha tiếp tục.

Kế đến, Ngài chất vấn cộng đoàn hiện diện bằng một câu hỏi: “Các con – là những người chồng – các con có dành thời gian để lắng nghe vợ các con không? Cũng vậy, là những người vợ, các con có dành thời gian để lắng nghe chồng các con không? Là những bậc làm cha mẹ, các con có dành thời gian để lắng nghe các con mình không? Chúng ta có biết lắng nghe ông bà, cha mẹ hay những người lớn tuổi không?”. Những người cao tuổi thường rất cần được lắng nghe.

“Cha mời gọi tất cả các con hãy học cách lắng nghe và dành nhiều thời gian cho việc này”, Đức Thánh Cha kết luận. “Bởi vì việc lắng nghe chính là cội rễ của hòa bình”.

Minh Tuệ (Theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết