Đức Hồng Y tân cử Pizzaballa đến thăm Jenin, một dân tộc bị choáng váng vì bạo lực nhưng vẫn ‘kiên cường’

IMG_1287

Vào cuối giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố việc bổ nhiệm các tân Hồng y tại Công nghị vào ngày 30 tháng 9, trước thềm Thượng Hội đồng Giám mục về Hiệp hành.

Một trong số đó là Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Giêrusalem nghi lễ Latinh, người đã có cuộc trò chuyện với AsiaNews qua điện thoại ngay sau khi ngài trở về quê hương tại Thánh địa.

“Ở Jenin, tôi nhận thấy một tình huống rõ ràng là bình thường, nhưng tôi vẫn rất run sợ trước những sự việc đã xảy ra”, Đức Tổng Giám mục Pizzaballa nói; tuy nhiên, ngài cũng nhận thấy người dân “rất kiên cường” bất chấp bạo lực xảy ra vào tuần trước và hoạt động quân sự quy mô lớn của Israel.

Việc Đức Tổng Giám mục Pizzaballa được nâng lên hàng Hồng y khẳng định sự bận tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với những sự việc đang xảy ra tại Thánh địa, và cuộc xung đột đang diễn ra giữa người Israel và người Palestine.

Trong chuyến viếng thăm thành phố Jenin, Đức Thượng phụ Pizzaballa nói rằng “ thậm chí ngay cả trong thời kỳ Intifada thứ hai”, thành phố đã chìm trong bạo lực, có lẽ bởi vì “nó là biểu tượng của sự phản kháng của người Palestine và phần nào bị cô lập”. Điều này có thể giải thích những căng thẳng.

Trong chuyến viếng thăm của mình, Đức Hồng y tân cử đã gặp gỡ “cộng đồng Kitô giáo địa phương, chính quyền địa phương, cả các nhà lãnh đạo tôn giáo dân sự lẫn Hồi giáo”. Trong thời gian ở đây, Đức Thượng phụ Pizzaballa đã đến “trại tị nạn, bệnh viện” và trực tiếp gặp “nhiều nhóm địa phương khác nhau”.

“Tôi nhận thấy mọi người bị sốc, bị tổn thương bởi những sự việc đã xảy ra, hoang mang, tức giận nhưng cũng rất kiên cường. Tôi đặc biệt không thấy họ cam chịu hay từ bỏ hy vọng”. Ở mức độ này, “không có sự khác biệt giữa các Kitô hữu và những người khác”.

Đối với Đức Thượng phụ Pizzaballa, việc bổ nhiệm ngài cho thấy việc Đức Thánh Cha quan tâm đến “Giáo hội tại Thánh địa và Giêrusalem” như thế nào, sứ mệnh của Giáo hội là thu hút những người khác vào cuộc đối thoại, tiếp cận với họ, cởi mở với tính phổ quát, với lịch sử cũng như những vết thương hiện tại và quá khứ của Giáo hội.

Đây là “một tia sáng le lói nơi vùng đất được chúc phúc và đau khổ này”, vị Hồng y tân cử nói.

Giống như phẩm phục đỏ của ngài, khu vực này của thế giới đã chứng kiến rất nhiều màu đỏ, như màu máu đổ ra trong các cuộc xung đột khác nhau, mà còn là màu đỏ của niềm say mê phải giúp phục vụ người khác và đổi mới công việc của một người trong cộng đồng Giáo hội của mình.

Tuần trước, Đối với Đức Thượng phụ Pizzaballa đã đưa ra một tuyên bố sau các sự kiện ở Jenin, điều cũng ảnh hưởng đến Giáo xứ Công giáo địa phương. “Chúng tôi lên án tình trạng bạo lực này, đồng thời yêu cầu ngừng bắn và hy vọng theo đuổi hòa bình và đối thoại nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công phi lý khác trong tương lai nhằm vào người dân”, Đức Thượng phụ Pizzaballa nói.

Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa là vị Thượng phụ nghi lễ Latinh đầu tiên của Giêrusalem sẽ mang phẩm phục màu đỏ tươi, ngoại trừ một vị Hồng y khác vào đầu thế kỷ 20, người sau Công nghị tấn phong Hồng y đã được bổ nhiệm và không sống tại Thánh địa.

Đức Hồng y tân cử Pizzaballa cử hành Thánh lễ vào Chúa nhật Phục sinh tại Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem (Ảnh: AFP)

Đức Hồng y tân cử Pizzaballa cử hành Thánh lễ vào Chúa nhật Phục sinh tại Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem (Ảnh: AFP)

Sinh năm 1848 tại Rôma (khi đó là thủ đô của Lãnh địa Giáo hoàng), Đức Tổng Giám mục Filippo Camassei đã trở thành Thượng phụ vào ngày 6 tháng 12 năm 1906 nhưng bị người Thổ Nhĩ Kỳ lưu đày đến Nazareth vào năm 1917, sau đó được các tu sĩ Dòng Phanxicô tiếp nhận.

Đức Tổng Giám mục Camassei đã trở lại Giêrusalem vào tháng 11 năm 1918, và sau đó đến Rôma vào năm sau để được vinh thăng Hồng y vào ngày 15 tháng 12 năm 1919. Vị Giám chức đã không bao giờ quay trở lại Giêrusalem với tư cách là Hồng y vì 13 tháng sau, khi vẫn còn ở quê nhà, ngài đã qua đời đột ngột ở tuổi 73.

Đây là lý do tại sao vị Thượng phụ nghi lễ Latinh hiện tại có thể được coi là vị Thượng phụ đầu tiên của Giáo hội “Mẹ” đối với các Kitô hữu trên khắp thế giới được nhận ‘biretta’ nơi một vùng đất linh thiêng nhưng đồng thời bị chia rẽ, bạo lực, đổ máu và hận thù tôn giáo xâu xé.

Khi chọn Đức Tổng Giám mục Pizzaballa, Đức Thánh Cha Phanxicô đang gửi đi một tín hiệu cho thấy rằng ngài rất bận tâm đến những sự việc đang xảy ra ở khu vực này của thế giới và Tòa Thượng phụ Latinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hành Giáo hội toàn cầu.

Tương tự như vậy, ngay cả trước giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật và thông báo về Công nghị hồng y, Đức Thánh Cha đã kêu gọi đối thoại giữa các bên tham chiến.

Việc bổ nhiệm mới diễn ra vào thời điểm phức tạp đối với các Kitô hữu tại Thánh địa, những người ngày càng trở thành nạn nhân của sự gây hấn, lạm dụng, hận thù và xúc phạm của những người định cư Do Thái và những thành phần cực đoan nhất của cộng đồng chính thống và cánh hữu của Israel.

Sinh ra ở Cologno al Serio, Bergamo (Ý), ngày 21 tháng 4 năm 1965, Pierbattista Pizzaballa rời quê hương khi còn rất trẻ để đến Bologna học tập. Ngài tuyên khấn trọn đời trong Dòng Anh em Hèn mọn (Dòng Phanxicô) vào năm 1989 và được truyền chức Phó tế vào ngày 27 tháng 1 năm 1990 và Linh mục ngày 15 tháng 9 cùng năm.

Đức Tổng Giám mục Pizzaballa đến Thánh địa vào năm 1999 và được bầu làm Quản thủ Thánh địa lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2004, tái đắc cử vào ngày 22 tháng 3 năm 201, và được tái xác nhận cho nhiệm kỳ thêm 3 năm nữa cho đến năm 2016. Vào ngày 24 tháng 6 năm 2016, ngài được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Tòa Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem khi đó Đức Thượng phụ Fouad Boutros Twal đã từ chức khi đến giới hạn 75 tuổi.

Đức Hồng y tân cử Pizzaballa đã trở thành Thượng phụ Latinh thứ 10 của Giêrusalem vào năm 2020, và trong 3 năm qua, ngài đã lãnh đạo một cộng đồng mà trong gần 40 năm được cai quản bởi các Giám mục Ả Rập, cụ thể là Đức Tổng Giám mục Michel Sabbah người Palestine và Đức Tổng Giám mục Fouad Twal người Jordan.

Quyền tài phán của Tòa Thượng phụ áp dụng cho những người Công giáo theo nghi lễ Latinh sống ở Israel, Palestine, Jordan và Cyprus, một khu vực được chia thành 71 Giáo xứ và 6 Giáo hạt có trụ sở tại Giêrusalem.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết