Đức Hồng Y Parolin: ‘Tính cấp thiết của hòa bình là lý do chính yếu cho chuyến viếng thăm Nga’

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 11-08-2017 | 06:14:26

ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết Ngài sẽ thực hiện chuyến viếng thăm Nga vào ngày 20/8 đến 24/8 sắp tới, phần lớn là do mong muốn thúc đẩy hòa bình nơi đây cũng như phương Tây, và đồng thời củng cố quan hệ với Giáo hội Chính Thống Đông Phương.

Cardinal_Pietro_Parolin_celebrates_Mass_with_Catholic_Action_in_St_Peters_Basilica_April_27_2017_Credit_Daniel_Ibanez_1_CNACác cuộc xung đột xảy ra trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các khu vực như Trung Đông, Syria và Ucraina, “là những đối tượng thường xuyên của sự chú ý và quan tâm đối với Tòa Thánh”, ĐHY Parolin cho biết trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 9 tháng 8 trên tờ Corriere della Sera.

“Vì vậy, sự cần thiết và khẩn cấp của việc tìm kiếm hòa bình cũng như cách thức để thực hiện điều đó chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề chính” của cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ĐHY Parolin cho biết.

Ngoài cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin, ĐHY Parolin cũng dự kiến sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga Kirill, cũng như một số quan chức cao cấp khác của Giáo hội Chính Thống Nga.

Trong cuộc phỏng vấn của mình, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng Tòa Thánh đã luôn luôn dành “một sự quan tâm đặc biệt đến phần phía đông của châu Âu”, mà Ngài nói “đóng một vai trò trong việc tìm kiếm sự ổn định lớn hơn trên toàn lục địa cũng như sự thống nhất hơn, bao gồm các mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây”.

“Sau thời kỳ xung khắc về ý thức hệ, vốn rõ ràng là không thể hoàn toàn biến mất từ hôm nay sang ngày mai, và trong các viễn cảnh mới vốn đã mở ra từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, điều quan trọng là phải tận dụng mọi cơ hội để khuyến khích việc tôn trọng, đối thoại, và hợp tác lẫn nhau với quan điểm nhằm thúc đẩy hòa bình”.

Chuyến thăm này, ĐHY Parolin nói, cũng được hiểu như là một sự bổ khuyết đối với chuyến đi mà Ngài đã thực hiện trong khu vực trong vài năm qua, vốn thông qua các chuyến đi chính thức của Giáo hoàng hay những chuyến thăm viếng mà Ngài đã thực hiện, đã đưa Ngài đến Belarus, các quốc gia vùng Caucasus, các quốc gia Baltic và Ukraine.

Giờ đây “Tôi sẽ có cơ hội để hoàn thành bức tranh này với chuyến thăm Nga”.

Khi được hỏi liệu Ngài có bận tâm đến sự gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga, Đức Hồng Y Parolin cho biết Ngài tin rằng cả hai bên liên quan đều “sẽ biết làm thế nào để hành động đúng trách nhiệm của mình để tránh tình trạng leo thang căng thẳng”.

Đức Hồng Y Parolin cũng bày tỏ tin tưởng rằng hai quốc gia sẽ có thể nhận ra “những tư tưởng sai lầm sau hết vốn có thể xảy ra ở tận gốc rễ của tình hình đó”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gần đây đã lộ diện sự tức giận trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, phần lớn do sự căng thẳng liên quan đến Syria và Ucraina, và sự can thiệp có khả năng xảy ra vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016.

Gần đây, Trump đã trừng phạt Nga với các biện pháp trừng phạt kinh tế do sự can thiệp của quốc gia này vào cuộc bầu cử, thúc đẩy Putin trục xuất 755 nhân viên Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ tại nước này.

“Sẽ thật kinh khủng nếu như không có gì được thực hiện đối với khía cạnh này, và hậu quả là các mối quan hệ sẽ trở nên tồi tệ hơn”, Đức Hồng y Parolin nói, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của cả Giáo hội và xã hội dân sự “trong việc khuyến khích mọi sáng kiến nhằm tạo ra một bầu không khí chung tích cực hơn”.

Đức Hồng Y Parolin cũng được hỏi về lời bình luận của ĐTC Phanxicô về cố Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một buổi tiếp kiến chung gần đây, khi ĐTC Phanxicô nói rằng đó là một “sự mâu thuẫn đầy bi kịch” để thúc đẩy sự thống nhất nhưng lại cố chấp trong việc thúc đẩy chiến tranh.

Khi được hỏi liệu đây có phải là một chủ đề được đưa ra trong cuộc gặp gỡ với ông Putin, thì Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nhấn mạnh rằng Giáo hội luôn kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo chính trị “không khuyến khích các lợi ích quốc gia, hay trong bất kỳ trường hợp nào, là các lợi ích đặc biệt” mà là để dấn thân cho “công ích, và tôn trọng luật pháp quốc tế”.

“Không phải là luật về vũ lực, mà là sức mạnh của luật pháp”, ĐHY Parolin nói, đồng thời Ngài lưu ý rằng Giáo hội cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu đưa ra các quyết định nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người trên khắp thế giới, cũng như “sự hợp nhất và hợp tác giữa các quốc gia”.

“Và phương pháp này luôn là việc đối thoại”, ĐHY Parolin nói, đồng thời Ngài cũng trích dẫn một câu nói từ một lá thư của Thánh Augustinô, trong đó Thánh nhân nhấn mạnh rằng đối với một nhà lãnh đạo thực sự, “danh hiệu vinh quang và vĩ đại nhất đó chính là tận diệt chiến tranh bằng những lời lẽ hòa khí”.

Trong một động từ trong tiếng Latin, ĐHY Parolin nói, điều này có nghĩa là “với việc đàm phán, với các cuộc thảo luận thay vì sát hại lẫn nhau bằng gươm giáo, và đảm bảo rằng hòa bình được duy trì bằng hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh”.

Về cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Kirill, ĐHY Parolin cho biết rằng mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính Thống Nga rõ ràng chính là một ưu tiên lớn, cũng như cách mà các Giáo hội tương ứng tương tác với xã hội trong việc đối diện với “các chủ đề về tâm linh, văn hoá và chính trị ngày nay”.

“Từ quan điểm này, điều quan trọng là phải tìm kiếm một phương tiện tích cực và cởi mở để tiếp tục đan kết mối quan hệ giữa các Giáo hội và đóng góp mang tính xây dựng, về phía các Giáo hội, để giải quyết những vấn đề phức tạp gây ra những sự đau khổ và thách thức đối với nhân loại”, ĐHY Parolin nói.

“Đó chính là hy vọng của tôi khi mà cuộc gặp gỡ có thể phục vụ cho sự nhận thức lớn hơn, cho việc tôn trọng lẫn nhau giữa các tín hữu Công giáo và Chính Thống giáo”.

Đức Hồng y Parolin nhấn mạnh rằng chuyến viếng thăm của Ngài không nhằm chuẩn bị cho chuyến viếng thăm ngẫu nhiên của ĐTC Phanxicô, Ngài hy vọng rằng “nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa”, chuyến viếng thăm của Ngài “có thể đóng góp một phần cho vấn đề này”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết