Đức Hồng y Parolin: Giáo hội tự hào về ‘chứng tá đức tin’ của các tín hữu Công giáo Trung Quốc

Những người thờ cúng cầm nến và đeo mặt nạ bảo vệ cầu nguyện trong Lễ Vọng Phục sinh ở Thượng Hải ngày 3 tháng 4 năm 2021, trong đại dịch COVID-19. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 12 tháng 8 với trang tin tức La Voce del Nordest của Ý, Đức Hồng y Pietro Parolin, quốc vụ khanh Vatican, nói rằng trong khi Tòa thánh tiếp tục đối thoại với chính phủ Trung Quốc, nhà thờ tiếp tục tự hào về những người Công giáo trong đất nước cho "chứng nhân của đức tin." (Tín dụng: Aly Song / Reuters qua CNS)

Các tín hữu Công giáo cầm nến và đeo khẩu trang cầu nguyện trong Thánh Lễ Vọng Phục sinh ở Thượng Hải ngày 3 tháng 4 năm 2021, trong đại dịch COVID-19. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 12 tháng 8 với trang tin tức La Voce del Nordest của Ý, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, cho biết rằng trong khi Tòa Thánh tiếp tục đối thoại với chính phủ Trung Quốc, Giáo hội tiếp tục tự hào về các tín hữu Công giáo tại đất nước  này vì “chứng tá đức tin” của họ (Ảnh: Aly Song / Reuters qua CNS)

ROME – Trong khi Tòa Thánh tiếp tục đối thoại với chính phủ Trung Quốc, Giáo hội tự hào về các tín hữu Công giáo đã giữ vững đức tin của họ tại đất nước này, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết.

Giáo hội “đồng hành với họ với rất nhiều những lời cầu nguyện”, Đức Hồng y Parolin cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 12 tháng 8 với trang tin tức La Voce del Nordest tiếng Ý.

“Chúng ta tự hào về chứng tá đức tin mà họ đưa ra. Chúng ta hy vọng rằng họ có thể luôn là những công dân tốt và những người Công giáo tốt. Đó là điều mà họ có thể thể hiện chiều kích kép này, đặc biệt là trong cuộc sống cụ thể của họ”, Đức Hồng y Parolin nói.

Khi được hỏi về tình trạng hiện tại của quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vị Hồng y người Ý, hiện đang tron kỳ nghỉ ở tỉnh Trentino, miền bắc nước Ý, cho biết rằng “hiện tại, chúng tôi luôn trong giai đoạn đối thoại”.

Vào tháng 10, Vatican và chính phủ Trung Quốc đã gia hạn một thỏa thuận được ký kết vào năm 2018 liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám mục.

Thỏa thuận tạm thời, văn bản chưa bao giờ được công bố công khai, phác thảo các thủ tục để đảm bảo các Giám mục Công giáo được cộng đồng Công giáo ở Trung Quốc bầu chọn và được Đức Giáo hoàng phê chuẩn trước khi tấn phong và bổ nhiệm, theo các bản tin vào thời điểm đó.

Đức Hồng y Parolin cho biết rằng đối thoại giữa hai quốc gia đã được nối lại sau khi nó “bị gián đoạn” bởi đại dịch COVID-19.

Trong khi cuộc đối thoại bị đình trệ “gặp nhiều khó khăn”, Đức Hồng y Parolin bày tỏ hy vọng rằng các cuộc thảo luận sẽ sớm được nối lại và cả hai quốc gia sẽ “giải quyết nhiều vấn đề khác đang được bàn thảo liên quan đến đời sống của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc”.

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng được hỏi về những bình luận mà ngài đưa ra trong cuộc phỏng vấn năm 2019 với tờ báo tiếng Ý, La Repubblica, trong đó ngài nói “phương Tây nên xin lỗi” vì những lời chỉ trích đối với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong số những người chỉ trích gay gắt nhất thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc là chính quyền Trump của Hoa Kỳ, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Trước khi gia hạn thỏa thuận, ông Pompeo đã đăng dòng tweet rằng “Vatican đe dọa thẩm quyền luân lý của mình, nếu Vatican gia hạn thỏa thuận này”.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Repubblica, Đức Hồng y Parolin cho biết rằng những lời chỉ trích của phương Tây đối với Đức Thánh Cha Phanxicô giống như “lời chỉ trích của người con cả trong dụ ngôn về đứa con hoang đàng, người coi tình yêu của người cha dành cho em mình là một sự bất công”.

“Phương Tây hơi giống người con ấy, vốn từ trước đến nay sống gần cha hơn, nhưng ngày nay không còn biết hưởng thụ sự gần gũi này nữa”, Đức Hồng y Parolin nói. “Ngày nay, thật đúng đắn khi dành nhiều sự quan tâm hơn cho những người có ít sự gần gũi này hơn, chẳng hạn như người dân Châu Á, những người ít biết đến thông điệp Kitô giáo hơn những người khác: ở Trung Quốc, cứ bốn người thì chỉ có một người trong số đó biết Chúa Giêsu Kitô là ai”.

“Phương Tây lẽ ra phải hiểu rõ hình thức ‘địa chính trị’ này hơn”, Đức Hồng y Parolin nói.

Giải thích những phát biểu của mình, Đức Hồng y Parolin chia sẻ với La Voce del Nordest rằng những lời chỉ trích chống lại Đức Thánh Cha Phanxicô “có thể dẫn đến việc không hiểu hoặc dễ dàng chấp nhận” thông điệp của ngài.

“Tôi tin rằng đó là ý tôi muốn nói đến, theo đúng nghĩa là Đức Thánh Cha Phanxicô đang chỉ ra một con đường – đặc biệt là với Thông điệp ‘Fratelli Tutti’ – sau đại dịch thực sự có thể giúp chúng ta thoát ra khỏi những cái bẫy cát mà xã hội của chúng ta đang tự nhận thấy chính mình trong đó và bắt đầu xây dựng một thế giới mới, một thế giới tươi đẹp hơn”, Đức Hồng y Parolin nói.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết