
Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, trong bức ảnh được chụp trong chuyến viếng thăm Berlin vào ngày 29 tháng 6 năm 2021 (Ảnh: CNS / Gordon Welters, KNA)
Ý thức chia sẻ trách nhiệm vì công ích đòi hỏi sự can đảm để đặt nhu cầu của người khác lên trước nhu cầu của mình, một quan chức Vatican thay mặt cho Đức Thánh Cha Phanxicô viết.
Trong một thông điệp gửi ngày 19 tháng 8 tới Hội nghị lần thứ 42 ở Rimini, một sự kiện thường niên được tài trợ bởi phong trào Hiệp thông và Giải phóng, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết đại dịch đã làm dấy lên “những câu hỏi nền tảng về ý nghĩa của sự tồn tại và tính thiết thực của sự sống vốn đã không hoạt động hoặc tệ hơn là vẫn bị kiểm duyệt quá lâu”.
“Xã hội có một nhu cầu quan trọng đối với những người có trách nhiệm”, Đức Hồng Y Parolin nói. “Không có con người thì không có xã hội, nhưng là một tập hợp ngẫu nhiên của những sinh mệnh không biết tại sao họ lại ở cùng nhau. Chất keo duy nhất còn lại sẽ là sự ích kỷ tính toán và vụ lợi khiến chúng ta thờ ơ với mọi thứ và mọi người”.
Chủ đề của cuộc họp diễn ra từ ngày 20 đến 25 tháng 8 – “Sự can đảm để nói ‘Tôi’”- được lấy cảm hứng từ một câu trích trong nhật ký của nhà triết học Đan Mạch thế kỷ 19 Soren Kierkegaard.
Chủ đề của sự kiện, Đức Hồng Y Parolin nói, là “cực kỳ quan trọng” vào thời điểm khi mà thế giới cần “bắt đầu lại một cách đúng đắn, để không lãng phí cơ hội do cuộc khủng hoảng của đại dịch mang lại”.
Đối với nhiều người, Đức Hồng Y Parolin tiếp tục, đại dịch đã truyền cảm hứng về trách nhiệm cá nhân ở những người “đối mặt với bệnh tật và sự đau đớn, đối mặt với sự xuất hiện của một nhu cầu, nhiều người đã thản nhiên nói: ‘Tôi đây’”.
Một lần nữa rút ra từ chủ đề của hội nghị, Đức Hồng Y Parolin cho biết rằng đối với những người khác, sự sùng bái thần tượng quyền lực và tiền bạc thường đặt nhu cầu cá nhân lên trên lợi ích tập thể, “với cái ‘tôi’ tập trung vào nhu cầu và quyền chủ quan của chính mình hơn là cái ‘tôi’ cởi mở với tha nhân, cố gắng hình thành ‘chúng ta’ của tình huynh đệ và tình bạn xã hội”.
“Đức Thánh Cha không ngừng cảnh báo những người có trách nhiệm trước cám dỗ lợi dụng người khác và loại bỏ họ khi họ không còn cần thiết, thay vì phục vụ họ”, Đức Hồng Y Parolin nói.
Trong thế giới ngày nay, Đức Hồng Y Parolin nói, mọi người cần phải nói “‘Tôi’ với trách nhiệm chứ không phải với sự ích kỷ, giao tiếp với cuộc sống của chính mình để một ngày có thể bắt đầu bằng niềm hy vọng đáng tin cậy”.
“Vậy, sự can đảm để nói ‘Tôi’ xuất phát từ đâu?”, Đức Hồng Y Parolin đặt vấn đề. “Nó xuất phát từ hiện tượng đó được gọi là sự gặp gỡ. Chỉ trong hiện tượng gặp gỡ, khả năng được trao cho bản thân để quyết định, để khiến bản thân có khả năng đón nhận, nhận biết và chào đón”.
Khi gặp gỡ Chúa Giêsu, các Kitô hữu có thể tìm ra sự can đảm để hy vọng vì chính “Chúa Kitô Phục sinh là bảo chứng của chúng ta, Đấng làm cho chúng ta cảm nghiệm được sự bình an sâu thẳm, ngay cả khi đang ở giữa những cơn bão tố của cuộc đời”.
Đức Hồng Y Parolin truyền đạt hy vọng của Đức Thánh Cha Phanxicô để các tham dự viên tham dự Hội nghị tại Rimini có thể cung cấp một “chứng tá sống động” cho Tin Mừng, đặc biệt là cho những người “đang âm thầm tìm kiếm Thiên Chúa, được dẫn dắt bởi khao khát được nhìn thấy dung mạo của Người, ngay cả ở những quốc gia truyền thống Kitô giáo lâu đời”.
“Đây là sự đóng góp mà Đức Thánh Cha mong muốn hội nghị sẽ đưa ra nhằm tái khởi động, với nhận thức rằng ‘bảo chứng đức tin sẽ đưa chúng ta vào một cuộc hành trình; nó cho phép làm chứng và đối thoại với tất cả mọi người’, nơi không ai bị loại trừ, bởi vì tầm nhìn của đức tin nơi Chúa Kitô đó là toàn thể thế giới”, Đức Hồng Y Parolin nói.
Minh Tuệ (theo OSV)