Đức Hồng y Muller ủng hộ ĐTC Phanxicô chống lại các nhà phê bình đối với 'Amoris Laetitia'

Đức Hồng y Gerhard Müller đã thừa nhận trong bài viết của mình rằng có thể có “các yếu tố giảm nhẹ trong cảm giác tội lỗi”, đề cập đến trường hợp của việc tiếp cận với các Bí tích đối với những người đã ly hôn và tái hôn dân sự. Vị Giám chức cũng đã lập luận chống lại các nhà thần học tự xưng là tự do tiến bộ, những người đã nêu lên những chi tiết mà họ có thiện cảm đối với ĐTC Phanxicô cho tới mức độ giáo điều trong khi họ nghi ngờ Huấn quyền của Giáo Hoàng trong Thông điệp ‘Humanae Vitae’.

ROME – Đức Hồng y Gerhard Müller, bị cáo buộc là đã bị ĐTC Phanxicô thay thế với tư cách là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican vì đã bác bỏ Amoris Laetitia, đã viết một bài tiểu luận bảo vệ vấn đề này. 

muller-690x450

Trong số những vấn đề khác, ĐHY Müller thừa nhận rằng có thể có “các yếu tố giảm nhẹ trong cảm giác tội lỗi”, đề cập đến trường hợp của việc  tiếp cận các Bí tích đối với những người đã ly dị và tái hôn dân sự. Do đó, có thể là “qua sự phân định mục vụ nơi tòa án trong”, những người Công giáo trong tình huống này có thể được Rước Lễ. 

ĐHY Müller cũng viết rằng “cuộc tranh luận quyết liệt” vốn phát triển xung quanh chương 8 của Tông Huấn này, được gọi là “Việc đồng hành, Phân định và Hội nhập những hoàn cảnh chông chênh”, là hết sức “đáng tiếc”.

Vấn đề về việc Rước Lễ “đối với những người đã ly dị và tái hôn dân sự”, ĐHY Müller viết, “đã được nâng lên vào hàng ngũ của một vấn đề mang tính quyết định của Giáo hội Công giáo và một biện pháp của việc so sánh mang tính ý thức hệ để quyết định xem ai là người bảo thủ hay tự do, ủng hộ hay chống đối Giáo Hoàng”. 

Theo ĐHY Müller, ĐTC Phanxicô bận tâm nhiều hơn đến nỗ lực mục vụ nhằm củng cố các cuộc hôn nhân và đồng thời ngăn ngừa sự đổ vỡ của họ hơn là “việc chăm sóc mục vụ đối với những thất bại trong hôn nhân”.

Do đó, từ quan điểm Tân Phúc Âm hóa, nỗ lực nhằm đảm bảo rằng tất cả những người đã được rửa tội được tham dự Thánh Lễ vào những ngày Chúa nhật và những dịp lễ buộc thì quan trọng hơn “vấn đề về khả năng được Rước Lễ một cách hợp pháp và có hiệu lực từ một nhóm giới hạn bao gồm những người Công giáo với tình trạng hôn nhân không chắc chắn”.

Cho đến đầu năm nay, ĐHY Müller phục vụ với tư cách là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican, nhưng ĐTC Phanxicô đã quyết định thay thế Ngài sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm năm.

Những lời của Đức Hồng y Müller được đưa ra trong phần lời nói đầu của một cuốn sách của tác giả Rocco Buttiglione mang tựa đề ‘Phản ứng thân thiện với các nhà phê bình của Amoris Laetitia’ (Friendly responses to the critics of Amoris Laetitia), sẽ được phát hành tại Ý vào ngày 10 tháng 11 sắp tới. 

Tác giả Buttiglione là một nhà thần học và một chính trị gia người Ý, thành viên của Liên minh bảo thủ Kitô giáo và Đảng Dân chủ Trung gian (Centre Democrats). Ông được xem là một người thân cận với Thánh Gioan Phaolô II.

Trong phần lời nói đầu của mình, ĐHY Müller cũng viết rằng tác giả Buttiglione đã đưa ra câu trả lời “hợp lý và không gây tranh cãi đối với năm dubia của các vị Hồng y”, đề cập tới một danh sách các câu hỏi mà bốn vị Hồng y đã đặt ra cho ĐTC Phanxicô, trong đó có ĐHY Raymond Burke người Mỹ, người đã cho rằng tài liệu của ĐTC Phanxicô đã gây ra một sự nhầm lẫn và đồng thời đang thay đổi giáo huấn Công giáo.

Mặc dù bản thân cũng nói về các dubia, ĐHY Müller nói rằng có một “sự đảo ngược nghịch lý đối với các mặt trận” khi nói về những người bảo vệ ĐTC Phanxicô và các nhà phê bình. Một mặt, có những người đã đặt câu hỏi về “tính chính xác về đức tin của Đức Giáo Hoàng”, trong khi những người khác tự hào về sự tán thành đối với một “sự thay đổi cơ bản trong thần học luân lý và Bí tích mà họ mong muốn”. 

Vì lý do này, những nhà thần học tự do tiến bộ, những người đã thẩm vấn Huấn quyền của Giáo Hoàng khi nói đến Thông điệp ‘Humanae Vitae’, được viết bởi Đức Giáo hoàng Phaolô VI và đã khẳng định việc cấm ngừa thai của Giáo hội Công giáo, “hiện nay đã nâng bất kỳ những chi tiết nào của ĐTC Phanxicô mà họ có thiện cảm, gần như tới cấp bậc của một tín điều”.

Điểm nghi vấn đầu tiên đã đặt ra cho ĐTC Phanxicô rằng liệu sau Amoris Laetitia, một người Công giáo “vẫn bị ràng buộc bởi một mối quan hệ hôn nhân hợp lệ” có thể được tha tội thông qua Bí tích Hòa Giải và được Rước Lễ, mâu thuẫn với Tông Huấn Familiaris Consotrio của Thánh Gioan Phaolô II cũng như những tuyên bố khác của Thánh Gioan Phaolô và Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI.

Rõ ràng rằng, ĐHY Müller viết, tài liệu của ĐTC Phanxicô không dạy, hay đề nghị, rằng một người Công giáo trong tình trạng “hiện tại và thường xuyên mắc tội trọng” có thể được nhận lãnh các Bí tích mà không ăn năn hoán cải và không có ý định lánh xa dịp tội trong tương lai. 

ĐHY Müller cũng cho biết rằng có “nhiều mức độ khác nhau” của tính trầm trọng tùy thuộc vào loại tội lỗi nào mà Ngài định nghĩa là một “sự xa rời Thiên Chúa và Thánh ý của Ngài”.

“Những tội phạm đến Chúa Thánh Thần” chẳng hạn như lòng kiêu ngạo và tham lam có thể tồi tệ hơn là “những tội thuộc về tính xác thịt” vốn là kết quả của “sự hèn yếu của con người”.

Trích dẫn những lời của Thánh Tôma Aquinô, ĐHY Müller lập luận rằng “việc chối bỏ đức tin, việc chối bỏ thiên tính của Đức Kitô lại nặng hơn tội trộm cắp và ngoại tình; việc ngoại tình giữa những người đã kết hôn thì nặng hơn những người chưa lập gia đình và, việc ngoại tình của những người có đức tin, những người đều nhận biết Thánh ý của Thiên Chúa, thì nặng hơn những người không có đức tin”.

Ngoài ra, trong việc “đánh giá mức độ tội lỗi” có thể có “các tình huống giảm nhẹ”, không biến một hành động “xấu mang tính khách quan” trở thành một hành động “tốt mang tính chủ quan”, như dubia số 4 đã đặt ra. ĐHY Müller đã đưa ra ví dụ về việc chăm sóc đối với trẻ em, “vốn chính là một nhiệm vụ bắt nguồn từ luật tự nhiên”.

ĐHY Müller cũng đã viết về những người Công giáo đang bị bỏ rơi bởi người phối ngẫu của họ “mà không do lỗi của họ”. Cần phải có một sự phân định đặc biệt về tinh thần để tìm một đường lối của việc hoán cải, “vượt khỏi việc dễ dàng thích nghi với tinh thần tương đối của thời gian hoặc áp dụng một cách nghiêm khắc những giáo huấn giáo điều cũng như những khuynh hướng quy tắc Giáo hội”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết