Đức Tổng Giám mục Địa phận Chicago đã mời một số Giám mục Hoa Kỳ tham dự một loạt những buổi hội nghị về Tông Huấn Amoris Laetitia năm 2016 của ĐTC Phanxicô. Các cuộc hội thảo sẽ được tổ chức tại ba trường Cao đẳng Công giáo vào cuối tháng này.
Theo một bức thư có được bởi Catholic News Agency, các cuộc hội nghị, được gọi là “Các buổi Hội nghị động lực mới về Amoris Laetitia”, được thiết kế nhằm cung cấp một “chương trình hoàn toàn thích hợp khởi đi từ lý do tại sao Amoris Laetitia cung cấp động lực mới cho việc hình thành luân lý và thực hành mục vụ đối với việc làm thế nào để cung cấp các chương trình mục vụ”.
“Mục đích đó là nhằm quy tụ 15 đến 20 Giám mục để có được một cuộc trò chuyện với sự trợ giúp của các nhà thần học về các chủ đề liên quan”, bức thư cho biết.
Bức thư, được viết bởi Đức Hồng Y Blase Cupich, giải thích rằng các buổi hội nghị được mô phỏng theo một cuộc hội thảo của các Giám mục và các nhà thần học thảo luận về Amoris Laetitia được tổ chức tại Đại học Boston vào tháng 10 năm 2017.
“Buổi hội thảo đã xem xét tài liệu đầy đủ cung cấp một sự tập trung đặc biệt vào việc tiếp nhận Tông Huấn này trong môi trường đa văn hóa và đa dạng vốn đặc trưng cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ”, ĐHY Cupich viết.
“Cả các Giám mục và các nhà thần học khắp nơi đều nhất trí rằng buổi hội thảo kéo dài hai ngày của chúng ta chính là một sự thực hành về công đồng tính, một việc cùng sát cánh với nhau mà trong đó Giáo Hội đã giảng dạy và lắng nghe. Trên thực tế, với sự cố vấn của ĐTC Phanxicô kể từ lúc bắt đầu Thượng Hội đồng vào năm 2014, các tham sự viên tại Đại học Boston đã nói chuyện một cách thẳng thắn, táo bạo, và đầy mạnh dạn, thế nhưng họ cũng lắng nghe với sự khiêm tốn”, bức thư giải thích.
Bức thư cho biết rằng Đức Hồng y Kevin Farrell, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, khuyến khích và tán thành những buổi hội nghị sắp tới, vốn sẽ được tổ chức tại Đại học Boston, Đại học Notre Dame và Đại học Santa Clara.
Các buổi hội thảo sắp tới đã được đưa ra sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Cupich vào ngày 9 Tháng Hai, tại Học Viện Von Hügel, Đại học St. Edmund College, Cambridge, Anh quốc.
Trong bài diễn văn đó, Đức Hồng Y Cupich cho biết rằng “ĐTC Phanxicô đã bị thuyết phục trước những nhu cầu cấp bách về một cách tiếp cận mục vụ mới đối với các gia đình khi Ngài nhìn vào những thách đố mà các gia đình phải đối mặt trong thế giới ngày nay”.
ĐHY Cupich cho biết thêm rằng “một số người giải thích sai và hiểu sai Amoris đơn giản chỉ vì họ thiếu sót hoặc từ chối xem xét thực tế hiện tại trong tất cả sự phức tạp của nó”.
Đức Hồng y Donald Wuerl và Đức Tổng Giám mục Wilton Gregory dự kiến sẽ phát biểu tại cuộc hội thảo sắp tới tại đại học Boston. Đức Hồng Y Joseph Tobin và ĐHY Blase Cupich sẽ có mặt tại Đại học Notre Dame. Các Đức Giám mục Steven Biegler và Robert McElroy sẽ có mặt tại Đại học Santa Clara, theo lời mời.
Một số nhà thần học và một luật sư về Giáo luật cũng sẽ có mặt tại các cuộc hội thảo sắp tới.
Trong số các nhà thần học đó là Tiến sĩ Kate Ward, giáo sư tại Đại học Marquette. Từ năm 2012-2015, bà Ward là thành viên Ủy ban Quốc gia ‘Call to Action’ (Lời kêu gọi hành động), một nhóm kêu gọi việc phong chức Phó tế cho phụ nữ, đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với hôn nhân đồng tính và đồng thời cho biết rằng Giáo hội nên đánh giá lại “lập trường của mình” đối với việc sử dụng biện pháp tránh thai nhân tạo.
Từ năm 2006-2009, bà Ward đã phục vụ với tư cách là thành viên của Ủy ban quốc gia ‘Call to Action Next Generation’, một chi nhánh của tổ chức. Bà đã chủ tọa ủy ban từ năm 2008-2009.
Năm 2006, Đức Hồng y Giovanni Battista Re, sau này là Tổng Trưởng Bộ Giám mục của Vatican, đã viết rằng các hoạt động của ủy ban ‘Call to Action’ hoàn toàn “trái ngược với đức tin Công giáo do những quan điểm cũng như những lập trường vốn không thể chấp nhận từ quan điểm học thuyết và kỷ luật. Do đó, việc trở thành Thành viên của Hiệp hội này hoặc ủng hộ nó, là không thể hòa hợp với việc sống gắn bó với đức tin Công Giáo”.
Dự kiến cũng sẽ có mặt tại cuộc hội thảo đó là Tiến sĩ Natalia Imperatori-Lee, một nhà thần học tại Đại học Manhattan.
Bà Imperatori-Lee cũng là người thuyết trình tại cuộc hội thảo vào tháng 10 tại Đại học Boston. Trong buổi hội thảo này, bà đã chỉ trích “sự trẻ hóa đối với giáo dân” của Giáo hội, đồng thời cho biết rằng “người giáo dân bị trẻ hóa bởi một thứ logic… nơi mà những vị mục tử phục vụ như những người gác cửa, cung cấp sự cho phép đối với các Bí tích chứ không phải là những người cố vấn cùng đồng hành với người giáo dân trong các hành trình Bí tích của họ”.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015 với Daily Theology, bà Imperatori-Lee đã mô tả cố thần học gia và giáo sư Đại học Notre Dame, linh mục Richard McBrien, như là một nhà cố vấn. Theo National Catholic Reporter, “Linh mục McBrien ủng hộ việc phong chức linh mục cho phụ nữ, chấm dứt chế độ độc thân bắt buộc đối với các linh mục, sự phê chuẩn về luân lý đối với việc kiểm soát sinh sản nhân tạo cũng như sự phân quyền trong Giáo hội”.
Trong một bài báo năm 2016 trên tạp chí America, bà đã viết “bất kỳ tuyên bố nào rằng chỉ có hai loại người, nam và nữ, đều là một sự giản dị thái quá”.
Đức Ông Jack Alesandro, một luật sư Giáo luật thuộc Giáo phận Rockville Centre, cũng đã có mặt tại cuộc hội thảo tại đại học Boston và sẽ trình bày tại các hội nghị sắp tới.
Tại hội thảo năm 2017, Đức Ông Alesandro cho biết rằng Amoris Laetitia “như một sự ủng hộ toàn thể ý tưởng rằng khi thời gian trôi qua, các cuộc hôn nhân Bí mật trở nên Bí tích hơn và do đó các cuộc hôn nhân đó không thể tách rời”.
Đức Ông Alesandro cũng cho biết rằng Amoris Laetitia gợi ý những ngưỡng cửa mới đối với tính hợp lệ của việc chấp thuận hôn nhân Bí tích. Tài liệu cho thấy “cần có một năng lực vượt trội và một sự quyết tâm đối với ý muốn của những người bước vào đời sống hôn nhân Bí tích hơn là những người bước vào một sự kết hợp không Bí tích”, Đức Ông Alesandro nói.
“Các cặp vợ chồng phải có khả năng tham gia một cuộc phiêu lưu suốt đời, và có thể đổi mới cuộc phiêu lưu ấy một cách liên tục nếu họ trao đổi sự ưng thuận thuận một cách hợp lệ. Nó đòi hỏi họ phải trở thành bằng hữu trên suốt cuộc hành trình đó. Trong khi họ không bắt đầu một cách hoàn toàn, chúng ta biết rằng ít nhất họ cũng có thể trưởng thành trong ơn gọi này. Nếu họ không có khả năng để có được sự trưởng thành đó, hoặc họ thực sự không cam kết với nó, tôi không nghĩ rằng họ kết hôn hợp pháp, ít nhất, không phải là hôn nhân Kitô giáo”.
“Các luật sư Giáo luật có thể cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm tư tưởng pháp lý của họ xung quanh vấn đề tình yêu, nếu suy nghĩ của họ đã trở nên quá hợp pháp, vốn là một cách thức khác để nói về việc ‘đã bị tục hóa'”, Đức Ông Alesandro nói.
Theo lời mời, “sẽ có những nhà thần học khác sẽ được mời tham dự vào một hoặc nhiều ngày”.
Trong bài phát biểu hôm 9 tháng 2, Đức Hồng Y Cupich cho biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một loạt các “nguyên tắc về thông diễn học” – các nguyên tắc diễn giải thần học – vốn “bắt buộc một sự thay đổi kiểu mẫu” trong các công việc của Giáo Hội đối với các gia đình.
Trong những khía cạnh của một sự chuyển đổi kiểu mẫu như vậy, ĐHY Cupich cho biết, “đang từ chối một cách độc đoán hoặc mang tính chất gia trưởng của việc đối phó với những người muốn bỏ qua luật pháp, vốn vờ như đã có được tất cả mọi câu trả lời, hoặc những câu trả lời dễ dàng đối với những vấn đề phức tạp, cho thấy các quy tắc chung sẽ mang lại sự rõ ràng tức thì hoặc những giáo huấn về truyền thống của chúng ta có thể được ưu tiên áp dụng đối với những thách đố cụ thể mà các cặp vợ chồng và gia đình phải đương đầu”.
ĐHY Cupich tiếp tục thảo luận về tầm quan trọng của sự phân biệt trong lương tâm. “Tiếng nói lương tâm – tiếng nói của Thiên Chúa… có thể khẳng định sự cần thiết phải sống ở một khoảng cách nào đó với sự hiểu biết của Giáo hội đối với lý tưởng, mặc dù vẫn kêu gọi một người ‘hướng đến một giai đoạn mới của sự trưởng thành cũng như những quyết định vốn có thể cho phép lý tưởng được thực hiện một cách đầy đủ hơn’”, ĐHY Cupich cho biết khi bình luận về một trích đoạn từ Amoris Laetitia.
ĐHY Cupich cho biết rằng cần phải có một phương pháp tiếp cận mục vụ, chứ không phải mang tính “giáo điều”, trong công việc với các gia đình, bởi vì “lương tâm được dựa trên đời sống luân lý Kitô giáo không chủ yếu tập trung vào việc áp dụng một cách máy móc những giáo huấn phổ quát. Thay vào đó, nó liên tục đắm chìm trong những tình huống cụ thể vốn mang lại bối cảnh sống động cho những lựa chọn luân lý của chúng ta”.
Kết quả của một cách tiếp cận mục vụ như vậy, ĐHY Cupich nói, “không phải là thuyết tương đối, hoặc viêc áp dụng một cách độc đoán luật học thuyết, mà là một sự tiếp nhận đích thực đối với sự mặc khải của Thiên Chúa trong những thực tại cụ thể của đời sống gia đình cũng như công việc của Chúa Thánh Thần trong lương tâm của các tín hữu”.
Hơn nữa, ĐHY Cupich nói, “sự bày tỏ về học thuyết là một sự mở ra với lời mời gọi để nhận ra những giáo huấn về luân lý của chúng ta về hôn nhân và đời sống gia đình qua lăng kính của Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa”.
“Học thuyết có thể phát triển nhờ kết quả của việc cùng đồng hành với các gia đình của Giáo hội bởi vì Thiên Chúa đã lựa chọn gia đình như là một nơi ưu tiên để khám phá tất cả những điều mà Thiên Chúa của Lòng thương xót sẽ thực hiện trong thời đại của chúng ta”, ĐHY Cupich cho biết thêm.
Đức Hồng Y kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng việc không tiếp cận với những vấn đề liên quan đến hôn nhân và đời sống gia đình với một “cách tiếp cận toàn diện” đã “khiến một số nhà phê bình giả thích sai và nhầm lẫn đối với Amoris. Thay vì thực sự tham dự vào hiện thực hiện tại của cuộc sống của con người ngày nay trong tất cả sự phức tạp của nó, họ giới hạn phạm vi của họ tới một sự hiểu biết lý tưởng về hôn nhân và gia đình”.
Bức thư mời gọi các Giám mục tham dự những hội nghị sắp tới đã giải thích rằng chi phí vận chuyển sẽ được bảo đảm bởi “những khoản trợ cấp cơ bản”.
Sự kiện tại Đại học Boston được tài trợ bởi Học Viện Dòng Tên, Tổng Giáo Phận Chicago, các Tổ chức Cushman Foundation, Healey Foundation, và Henry Luce Foundation.
Theo các loại thuế, Tổ chức Cushman Foundation đã cung cấp cho Tổng Giáo phận Chicago một khoản tiền 12,300 đôla vào năm 2015 để tài trợ cho các chuyên gia về thần học hoặc Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình, mà trong đó, Đức Cha Blase Cupich sau là là Tổng Giám mục, đã tham dự.
Quỹ Henry Luce đã cung cấp ít nhất 600.000 đô la Mỹ tài trợ cho Tạp chí Commonweal từ năm 2005, tổ chức này cũng đã cấp những khoản trợ cấp cho một số trường đại học Công giáo và các chương trình thần học. Vào năm 2007, chương trình cũng đã trợ cấp 25.000 đô la Mỹ cho Phong trào WATER (Women’s Alliance for Theology, Ethics, and Ritual), theo danh sách tài trợ trên trang web của quỹ này. Tổ chức này cũng đã cung cấp một khoản tài trợ 9,500 đôla vào năm 2015 cho Tổng Giáo phận Chicago “để hỗ trợ cho việc thông tin liên lạc trong suốt Thượng Hội Ðồng của Giáo Hội Công Giáo La Mã”.
Website của Quỹ này cho hay, tổ chức “tìm cách đưa những ý tưởng quan trọng vào trung tâm của đời sống Hoa Kỳ, tăng cường sự hiểu biết quốc tế và đồng thời thúc đẩy đổi mới và lãnh đạo trong các cộng đồng hàn lâm, chính sách, tôn giáo và nghệ thuật”.
Chương trình Thần học của Tổ chức Luce Foundation tài trợ cho “sự hiểu biết tiến bộ về tôn giáo và thần học”.
“Cần đặc biệt chú ý đến công việc vốn cân nhắc lại về thần học và tái hiện lại tầm quan trọng đương đại của nó; để nghiên cứu một cách sáng tạo những giả định nhận được về tôn giáo, tính thế tục, và văn hóa công cộng; và các dự án nằm ở các giao lộ của các cuộc điều tra thần học và nghiên cứu đa ngành về tôn giáo”, trang web của Quỹ này cho biết.
Các nguồn tin phát biểu với CNA rằng HĐGM Công giáo Hoa Kỳ không tham gia vào những buổi Hội nghị về Động lực mới.
Tổng Giáo phận Chicago đã không phản hồi lại những vấn đề này trước thời hạn.
Minh Tuệ chuyển ngữ