
Mặt tiền Nhà nguyện kính Thánh Giacôbê ở Chicago, Illinois (Ảnh: AFP)
Với tất cả mọi người thuộc tiểu bang Illinois của Hoa Kỳ đang thực hiện chỉ thị “ở yên trong nhà”, Đức Hồng Y Blase Cupich đã mô tả những điều mà Tổng Giáo Phận Chicago đang thực hiện để an ủi các tín hữu.
Tiếng chuông của mọi nhà thờ Công giáo thuộc Tổng giáo phận Chicago đã vang lên 5 lần mỗi ngày để cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 coronavirus.
Tính đến thứ Tư, hơn 1.500 người đã bị nhiễm bệnh và 16 người đã thiệt mạng ở bang Illinois, Hoa Kỳ, với thành phố Chicago là thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất.
Đức Hồng Y Blase Cupich, Tổng Giám mục Địa phận Chicago, đã phát biểu với Đài phát thanh Vatican rằng tiếng chuông tại các nhà thờ trong Tổng Giáo phận đã vang lên để cầu nguyện cho những người bị nhiễm bệnh (vào lúc 9 giờ sáng), cầu nguyện cho các nhân viên y tế (vào lúc 12 giờ sáng), cầu nguyện cho đội ngũ ứng cứu khẩn cấp và các nhân viên thiết yếu (vào lúc 3 giờ chiều), cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo và nhân dân của tất cả các quốc gia (vào lúc 6 giờ chiều), và những người đã qua đời bởi dại dịch Covid-19 (vào lúc 9 giờ tối).
“Chúng tôi đang tìm kiếm những phương mà chúng tôi có thể cố gắng và liên kết mọi người lại với nhau”, Đức Hồng Y Blase Cupich nói. Một trong những cách thức đó là bằng cách phát trực tiếp Thánh lễ hàng ngày cho các tín hữu Công giáo có thể trực tiếp theo dõi tại nhà.
Cơ hội trong thời gian cách ly xã hội
Có lẽ ý tưởng về “sự cách ly xã hội” sẽ đánh dấu năm 2020. Nó chắc chắn có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và nền kinh tế toàn cầu.
Với việc các gia đình trên khắp thế giới bị bó buộc trong nhà, Đức Hồng Y Cupich cho biết rằng đây chính là lúc để họ suy nghĩ một cách sáng tạo về việc làm thế nào để trò chuyện với nhau trong suốt khoảng thời gian đó”.
Bất chấp những khó khăn, nó thậm chí có thể trở thành một cơ hội để sống chậm lại và suy ngẫm về những điều quan trọng trong cuộc sống.
“Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển một cách hết sức nhanh chóng, và nhiều lần các gia đình nhìn thấy nhau vui vẻ bên nhau và dành nhiều thời gian cho nhau”, Đức Hồng Y Cupich nói. “Vì vậy, đây sẽ là cơ hội để hình thức chia sẻ đó diễn ra”.
Sự gần gũi trong việc giữ khoảng cách
Đức Hồng Y Cupich coi trường hợp khẩn cấp coronavirus như là khoảng thời gian “mà Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta để được chữa lành”.
Đức Hồng Y Cupich cho biết rằng việc Chúa Giêsu chữa lành người đàn ông bị mù trong bài đọc Tin Mừng vào Chúa nhật tuần trước (Ga 9: 1-41) cho chúng ta thấy việc Thiên Chúa gần gũi chúng ta như thế nào trong sự đau buồn của chúng ta.
“Chúa Giêsu đã thực hiện một hành động thân mật hết sức mạnh mẽ với người đàn ông này, chữa lành đôi mắt của ông thông qua việc nhổ nước bọt của mình và trộn với bùn rồi bôi lên mắt của ông”.
Mặc dù hiện tại chúng ta không thể gần gũi về mặt thể lý với nhau, Đức Hồng Y Cupich cho biết rằng “chúng ta có thể giữ cho tâm hồn của chúng ta gần với nhau, và rồi sự chữa lành có thể diễn ra khi điều đó xảy ra”.
Đức Hồng Y Cupich chia sẻ rằng chúng ta cần tận dụng thời gian này “để cải thiện lại tính đồng nhân loại của chúng ta để chúng ta có thể bắt đầu nhận thấy rằng tất cả chúng ta đều ở trong đó”.
Đối mặt với sự lây lan của tình trạng bạo lực và phân biệt chủng tộc
Một khi tình trạng khẩn cấp coronavirus này kết thúc, Đức Hồng Y Cupich cho biết chúng ta hy vọng sẽ có thể giải quyết những căn bệnh khác đang ảnh hưởng đến nhân loại, chẳng hạn như “sự lây lan của tình trạng bạo lực và sự trả thù trên các đường phố của chúng ta, hoặc sự lây lan của căn bệnh phân biệt chủng tộc và sự thù hận trong thế giới của chúng ta, và cả căn bệnh dịch hạch của nghèo đói vốn khiến cho nhiều người đau khổ”.
Đức Hồng Y Cupich cũng đã đưa ra thêm một khuyến nghị nữa cho hàng triệu người mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 coronavirus.
“Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình để không phung phí tất cả những điều chúng ta sẽ học được trong những ngày này về tinh thần nhân đạo chung và tính dễ bị tổn thương của chúng ta, cũng như việc tất cả chúng ta đều quý giá trước mặt Thiên Chúa. Điều đó, tôi nghĩ, là một chương trình nghị sự cần phải hướng tới”
Thiên Ân (theo Vatican News)