Đức Hồng Y Cupich: ‘Bệnh viện dã chiến’ của ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta xem xét lại một cách triệt để đời sống của Giáo hội

Đức Jorge Bergoglio chỉ cần vài phút để định hướng lại hoàn toàn Giáo hội Công giáo. Trong những ngày trước khi dẫn đến Cơ mật viện, các vị Hồng y đã đưa ra các bài phát biểu được đề nghị để giúp cho các anh em của họ phân biệt nơi nào Chúa Thánh Thần đang mời gọi Giáo hội. Trong bài phát biểu trước Cơ mật viện vào năm 2013, Đức Hồng Y Bergoglio đã không lãng phí thời gian của mình.

“Trong sách Khải huyền”, vị Giáo Hoàng tương lai giải thích, “Chúa Giêsu nói rằng Ngài đang đứng bên ngoài và gõ cửa”. Ý tưởng, Ngài tiếp tục, đó là Chúa Giêsu đang gõ cửa từ phía bên ngoài. Nhưng Đức Hồng y Bergoglio đã đảo ngược hình ảnh và, theo những ghi chép mà sau đó Ngài đã trao cho Đức Hồng Y Jaime Ortega, đã đề nghị các anh em Hồng y của Ngài và quả nhiên đó là toàn thể Giáo hội để xem xét “những khoảnh khắc khi mà Chúa Giêsu đứng bên trong và gõ cửa để chúng ta hãy để cho Ngài bước ra bên ngoài”. Khi Giáo hội luôn luôn giữ chặt Chúa Kitô và không để cho Ngài bước ra bên ngoài, ĐHY Bergoglio tiếp tục, lúc đó Giáo hội trở nên “tự cho mình là điểm quy chiếu – và rồi sẽ trở nên héo úa”. Theo Đức Hồng y Bergoglio, để tránh điều này, Giáo hội cần phải tự mình bước ra bên ngoài tới các khu vực ngoại vi, để phục vụ cho những người thiếu thốn.

Đây chính là công cuộc Phúc Âm hóa. Đây chính là sứ mạng đã được Chúa Giêsu Kitô giao phó cho Giáo hội – và cũng chính vào thời điểm này ĐHY Bergoglio đã tiên báo kế hoạch dự định của mình đối với Giáo hội Công giáo như là một “bệnh viện dã chiến” cho những người bị tổn thương, một hình ảnh sâu sắc, thực sự tuyệt vời mà Ngài sẽ mang lại trong cuộc phỏng vấn bất ngờ với linh mục Antonio Spadaro, SJ, ngay sau khi trở thành Giáo Hoàng.

20140816cnsbr6073.jpgBằng cách gọi Giáo hội là một “bệnh viện dã chiến”, ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta xem xét lại một cách triệt để đời sống của Giáo Hội. Ngài đang thách thức tất cả chúng ta để dành ưu tiên cho những người bị tổn thương. Điều này có nghĩa là đặt nhu cầu của người khác trước nhu cầu bản than của chúng ta. “Giáo hội như một bệnh viện dã chiến” chính là phản đề của “Giáo hội tự cho mình là điểm quy chiếu”. Nó là một thuật ngữ gây nên một sự tưởng tượng, buộc chúng ta phải xem xét lại về căn tính, sứ mạng và đời sống Giáo hội của chúng ta với tư cách là những môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.

Các bác sĩ hay y học đều là vô ích nếu như những người bị thương không thể tiếp cận được với họ. Những người có những băng cứu thương sẽ đến với những người bị thương. Họ không chỉ ngồi trong văn phòng của mình để chờ người đợi những người cần được giúp đỡ đến với họ. Bệnh viện dã chiến sẽ sắp đặt tất cả các nguồn lực của tổ chức để phục vụ cho những người cần được giúp đỡ nhất hiện nay.

Khi Giáo hội trở thành một bệnh viện dã chiến, nó có thể thay đổimột cách triệt để cách thức chúng ta nhìn đời sống cộng đồng của chúng ta. Thay vì được xác định như là một nhóm người sống trong cùng một khu phố, sở hữu chung di sản dân tộc hoặc địa vị xã hội, thường xuyên tham dự Thánh Lễ hoặc là những người giáo dân đã được vào sổ bộ, chúng lành bằng cách chia sẻ những đau khổ của người khác. Chúng ta là một cộng đồng có sự nối kết với nhau và chia sẻ những tài năng của chúng tai để tìm ra những phương thức sáng tạo nhằm giúp đỡ cho những người thiếu thốn nhất. Tất cả chúng ta đều đã nhận biết điều này khi Chúa Giêsu trao cho chúng ta sự thật này ngay khi bắt đầu sứ vụ của mình khi Ngài tuyên bố rằng Ngài được sai đi “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”(Lc 4:18).

Đó chính là thách thức của Chúa Kitô đối với Giáo hội ngày nay: Để trở thành một bệnh viện dã chiến phục vụ cho những người thiếu thốn. Để đem đến những tin vui mừng, không chỉ ngồi một chỗ và chờ đợi những người cần được giúp đỡ nhờ cậy. Để bước ra bên ngoài, đi đến những khu ngoại ô nơi những người bị áp bức cư ngụ. Để cùng sát cánh với những người bị thương trên chiến trường. Đó chính là những điều đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là một quyết tâm triệt để. Lòng thương xót luôn luôn là như vậy. Và như Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhắc nhở chúng ta về sự thật này, Ngài đưa chúng ta trở lại căn tính Kitô giáo của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra rằng thách đố này đã đi theo chúng ta suốt cuộc đời.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết