Đức Hồng Y Bo kêu gọi ngừng bắn tại Myanmar

Hồng y Myanmar Charles Bo của Yangon.

Đức Hồng y Charles Bo người Myanmar Địa phận Yangon.

Đức Hồng Y Charles Bo người Myanmar đang ủng hộ lời kêu gọi của người đứng đầu Liên Hợp Quốc và Đức Giáo hoàng Phanxicô về lệnh ngừng bắn toàn cầu, bao gồm cả ở Myanmar.

Khi toàn bộ thế giới hiện đang tham gia vào một cuộc chiến chống lại một kẻ thù vô hình chết chóc đang cướp đi vô số sinh mạng trên toàn cầu với con số lên đến hàng chục ngàn người, quân đội Myanmar hiện đang tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các nhóm dân quân dân tộc vũ trang trong nước.

Đây chính là lý do tại sao vị Hồng y quốc gia lại một lần nữa lên tiếng, ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và Đức Giáo hoàng Phanxicô, về lệnh ngừng bắn toàn cầu, ủng hộ cuộc chiến khẩn cấp hơn của toàn thể nhân loại chống lại virus Covid-19.

Với cuộc xung đột, Myanmar trở nên dễ bị tổn thương.

“Những hậu quả để lại của đại dịch chính là một thảm họa đối với nền y tế cộng đồng và đời sống kinh tế xã hội. Đây không phải là lúc để leo thang xung đột”, Đức Hồng y Charles Bo Địa phận Yangon, kêu gọi trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư.

“Tôi tin chắc rằng các hoạt động quân sự tiếp tục, ngay khi cả nước đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng, sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho đất nước chúng ta”, theo Đức Hồng y Bo, người đồng thời cũng là Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC).

“Giờ chính là thời điểm cho các quyết định vốn sẽ xây dựng Myanmar như một quốc gia thống nhất, hòa bình, thịnh vượng và là thành viên của đại gia đình bao gồm các quốc gia”, Đức Hồng y Bo nói, đồng thời cũng cho biết thêm rằng”Xung đột khiến cho Myanmar đặc biệt trở nên dễ bị tổn thương”.

“Các nhà lãnh đạo sắc tộc và quốc gia của đất nước có thể lựa chọn giữa con đường tìm kiếm sự tin tưởng và hợp tác vì lợi ích của tất cả mọi người và vì vậy đoàn kết quốc gia”, và “con đường của cuộc xung đột tiếp diễn, vốn chắc chắn sẽ chỉ dẫn đến những hậu quả nặng nề của thảm họa sâu sắc hơn đối với những người đã vô cùng khốn khổ”, theo vị Tổng Giám mục 71 tuổi Địa phận Yangon.

Xung đột dâng trào

Văn phòng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã báo cáo vào tuần trước rằng tình hình ở Rakhine và bang Chin lân cận lại một lần nữa rơi vào tình trạng thảm khốc. Một sự gia tăng bạo lực gần đây giữa nhóm vũ trang dân tộc Arakan và các lực lượng quốc gia đã ảnh hưởng đến thường dân của tất cả các nhóm sắc tộc.

Phát ngôn viên của OHCHR, ông Richard Colville, vào ngày 17 tháng 4 đã than phiền rằng lời kêu gọi gần đây của ông Guterres liên quan đến lệnh ngừng bắn toàn cầu trong bối cnahrđại dịch COVID-19 đã bị phớt lờ tại Myanmar.

Một nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm nhiệm vụ vẫn chuyển mẫu xét nghiệm vi khuẩn Covid-19 đã thiệt mạng trong một sự cố an ninh ở bang Rakhine hôm thứ Hai. Ông Guterres đã mạnh mẽ lên án vụ giết chóc này.

Myanmar và Covid-19

Chiến lược của Myanmar về việc cách ly hàng ngàn người bị nghi ngờ nhiễm bệnh trên toàn quốc dường như có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Bộ Y tế đã báo cáo hai trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào hôm thứ Năm, nâng tổng số ca nhiễm vi rút lên 123, với 5 trường hợp tử vong.

Trích lời của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi về tầm quan trọng của việc bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh, Đức Hồng y Bo bày tỏ sự đánh giá cao về một số bước tiến được thực hiện của Bộ Y tế và Thể thao, nhưng đồng thời cũng cho biết thêm rằng “các hoạt động quân sự được nâng cao, bởi bất cứ bên nào, cũng đều mâu thuẫn với tất cả các sáng kiến đã được làm sáng tỏ này”.

Trong tình huống này, Đức Hồng Y Bo đã chỉ ra các mối đe dọa đối với đất nước. “Binh lính đang bị đe dọa một cách không cần thiết khi tiếp xúc với sát thủ virus vô hình. Thường dân cũng đang bị đe dọa, thậm chí là bởi các vụ bắn phá nhằm mục đích quân sự. Các cuộc đàm phán hòa bình đang bị đe dọa bởi các mối đe dọa mang tính gây hấn tiếp tục. Một nền kinh tế dưới sự căng thẳng nghiêm trọng bị đe dọa bởi các những hành động mạo hiểm quân sự. Bất kỳ sự gia tăng nào về sự lây nhiễm trong các trại tập trung IDP [những người bị buộc phải di tản trong nước], trong số những người bị giam giữ, hoặc trong những không gian đông đúc, cũng đe dọa nghiêm trọng đến dân cư xung quanh”.

Hãy tạm gác lại vũ khí

Tha thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc gia, Đức Hồng y Bo nói: “Nếu chúng ta thực sự mong muốn Myanmar trỗi dậy như một dân tộc đoàn kết, hòa bình, thịnh vượng, thì giờ đây chính là thời điểm cho một quyết định nhanh chóng, tích cực, và mang tính tôn trọng”. “Giờ chính là thời điểm cho hành động khôn ngoan, mạch lạc, hướng tới tương lai”.

Trích dẫn các quốc gia như Cameroon, Philippines, Yemen và Syria đã chấp nhận cắt giảm bạo lực vì mối đe dọa đại dịch, Đức Hồng Y Bo mời gọi các bên tham chiến ở Myanmar “tạm gác lại tất cả mọi vũ khí và đồng thời ngăn chặn các hành động gây hấn”.

Về vấn đề này, Đức Hồng Y Bo bảo đảm rằng “Giáo hội Công giáo luôn sẵn sàng khuyến khích và làm trung gian hòa giải trong một cuộc đối thoại mới và kịp thời giữa các đảng phái khác nhau”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết