ROME – Năm 2006, khi thực hiện chuyến viếng thăm Regensburg, Đức, Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đã đưa ra một bài phát biểu trong đó Ngài trích dẫn một cuộc đối thoại vào thế kỷ 14 giữa một hoàng đế Byzantine và một người Ba Tư, làm nảy sinh một làn sóng phản đối kịch liệt khắp thế giới Hồi giáo.
Lời trích dẫn của Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đã trích dẫn lời của vị hoàng đế: “Hãy cho tôi biết Muhammad có mang lại cái gì mới hay không, và nhìn vào thì chỉ thấy những cái ác độc và phi nhân, chẳng hạn như ông ta ra lệnh hãy truyền bá đức tin mà ông ta rao giảng bằng gươm giáo”.
Trích dẫn đã bị bắn ra khỏi khẩu pháo truyền thông với những hậu quả chết người. Một nữ tu người Ý đã bị bắn chết tại Somalia, nhiều ngôi thánh đường đã bị đốt cháy trên dải Gaza, và hình nộm Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đã bị đốt cháy trên các đường phố ở Ankara.
Vị Hồng y đầu tiên của Myanmar, Đức TGM Charles Maung Bo, người sẽ tiếp đón ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm từ ngày 27/11 đến 30/11 sắp tới tới một quốc gia Châu Á, lo ngại một tình huống tương tự có thể mở ra, mặc dù lần này những người Hồi giáo không phải là những người biểu tình mà lại là các nạn nhân.
Đức TGM Charles Maung Bo, được ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Hồng y vào tháng 2 năm 2015, đã phát biểu với Crux tại Rô-ma trước chuyến viếng thăm Giáo hoàng của Ngài tại Myanmar, lần đầu tiên bởi một vị giáo hoàng, và đây là chuyến viếng thăm đầu của ĐTC Phanxicô đến một quốc gia đa số là Phật giáo.
Trong cuộc đàm thoại kéo dài 30 phút được tổ chức hôm thứ Bảy vừa qua, sau cuộc hội kiến ĐTC Phanxicô, Đức Hồng y Bo thừa nhận rằng nếu ĐTC Phanxicô chọn sử dụng từ ‘Rohingya’, “thì có thể sẽ có những cuộc biểu tình ngay sau đó, theo sau những người Hồi giáo”.
Bà Aung San Suu Kyi, người Rohingya và quân đội
Kí tự “R”, được một thiểu số người Hồi giáo sử dụng ở Myanmar để tự xác định mình, hiện đang gây ra tranh cãi trước chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô.
Liên Hiệp Quốc đang cáo buộc quân đội Myanma vì đã thực hiện hành động thanh trừng sắc tộc chống lại những người Rohingya ở bang Rakhine, và cộng đồng quốc tế đang tập trung sức mạnh của mình vào cộng đồng thiểu số bị bách hại.
Tuy nhiên, ĐHY Bo gần như là nài xin ĐTC Phanxicô để đừng sử dụng từ Rohingya theo tên gọi của họ.
“Nếu như Ngài không sử dụng nó, cộng đồng quốc tế sẽ nói điều gì đó về điều này”, ĐHY Bo thừa nhận. “Nếu như Ngài sử dụng nó, thì quả là sẽ rất tồi tệ đối với quân đội, chính phủ cũng như cộng đồng Phật giáo”.
Việc ĐTC Phanxicô sử dụng thuật ngữ này, ĐHY Bo nói, có thể gây khó khăn cho tất cả các nhân tố tham gia để “nỗ lực làm việc theo một cách hòa bình sau này”.
“Quả thực hết sức dễ dàng đối với việc ĐTC Phanxicô sử dụng thuật ngữ Rohingya, Rohingya, và sau đó để lại một cảm nhận xấu cho cả đất nước”, ĐHY Bo nói. Tuy nhiên, khi biết rằng ĐTC Phanxicô đang “lâm vào một tình huống cực kì khó xử”, ĐHY Bo đã cố gắng kiểm soát những tổn hại có thể ngăn ngừa bằng cách nói rằng nếu như ĐTC Phanxicô sử dụng nó, Ngài sẽ không tạo cho nó “một ý nghĩa chính trị”.
Với ý nghĩa chính trị, ĐHY Bo giải thích, Ngài có ý nói rằng Giáo Hoàng sẽ không ủng hộ ý tưởng rằng hàng triệu người Rohingya theo ước tính hiện đang sinh sống tại Myanmar – mặc dù người ta tin rằng một nửa trong số đó đã trốn sang Bangladesh trong những tháng gần đây – cần phải được trao quyền công dân.
Người Rohingya đã có một lịch sử lâu dài và rối ren ở Myanmar, nơi mà nhiều người nơi một đất nước với số dân 60 triệu người nhìn họ với thái độ khinh thị.
Mặc dù các thành viên của nhóm dân tộc thiểu số trước đây đã đến cách đây nhiều thế hệ trước, những người Rohingya đã bị tước quyền công dân của họ vào năm 1982, phủ nhận hầu như tất cả các quyền lợi và làm cho họ trở thành những người vô quốc tịch. Họ không được phép đi lại, thực hành tôn giáo, hoặc làm những công việc như giáo viên hay bác sĩ. Ngoài ra, họ không được tiếp cận với việc chăm sóc y tế, thực phẩm hoặc giáo dục.
Vào hồi tháng Tám, các chiến binh Hồi giáo đã tấn công vào 30 đồn cảnh sát. Bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước và lãnh đạo dân sự thực tế của Myanmar, đã yêu cầu quân đội giữ an ninh, và theo ĐHY Bo, “quân đội đã được huy động toàn bộ. Không có gì so sánh các cuộc tấn công và phản ứng của quân đội”.
Kể từ đó, những người Rohingya đã trốn sang Bangladesh, nơi mà khoảng 500.000 người đã thêm vào một con số gần như bằng với những người đã rời bỏ vào những năm trước hiện đang sinh sống như những người tị nạn, mặc dù quốc gia chủ nhà từ chối cung cấp cho họ tình trạng này. Nhiều người khác đã bị buộc phải di tản trong nước tại Myanmar.
Tố cáo trước việc không đưa ra bất kì một động thái nào liên quan đến hành động bạo lực của quân đội tại bang Rakhine, cộng đồng quốc tế đã lên án bà Suu Kyi, một người đoạt giải Nobel Hoà bình, người mà cho đến cách đây không lâu, đã có một danh tiếng như là một biểu tượng của nền dân chủ.
ĐHY Bo không đồng ý với những lời chỉ trích, giống như Ngài đã không đồng ý với mô tả của LHQ về những gì đang xảy ra như là một tội ác diệt chủng và việc thanh trừng sắc tộc.
“Chắc chắn, đã từng xảy ra tình trạng bạo lực, việc giết hại và cuộc di cư”, ĐHY Bo nói. “Tất cả mọi thứ vẫn tồn tại ở đó. Nhưng tôi sẽ không sử dụng những thuật ngữ cực đoan”.
Bản thân ĐHY Bo không chấp nhận việc sử dụng kí tự “R”, thay vào đó bằng “những người Hồi giáo ở bang Rakhine”, sử dụng dấu ngoặc kép, hoặc nói rằng “những người tự xác định mình là người Rohingya”. Tuy nhiên, điều này không khiến cho Ngài miễn nhiễm với sự đau khổ của họ: “Chúng ta phải có lòng bác ái đối với tất cả những người này”.
Văn phòng của tổ chức bác ai Công giáo Caritas của Myanmar và Bangladesh đang cùng nhau nỗ lực làm việc để giúp đỡ những người tị nạn, không chỉ với những nhu cầu cơ bản của họ mà còn về lâu dài, với các chương trình hướng tới việc giải quyết những tiến trình cần thiết cho việc chữa lành sắp tới.
Ngoài tình trạng pháp lý, tiến trình chữa lành sẽ phải mất một thời gian. Bà Caroline Brennan, một người làm việc cho tổ chức Catholic Relief Services, văn phòng trợ giúp của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, gần đây đã có mặt tại khu vực ở biên giới phía đông nam Bangladesh, tới thăm các khu định cư dành cho người tị nạn.
Phát biểu với Crux qua Skype, bà Brennan cho biết những gia đình mà bà gặp trong “những trại tập trung lộn xộn, đan xen nhau” được thành lập trong một khu vực vốn “chỉ là cây xanh và sườn đồi vào tháng Bảy”, đồng thời chia sẻ về việc chạy trốn khỏi làng mạc của họ sau khi nhà cửa của họ đã bị châm xăng và thiêu rụi, phải trốn chui trốn nhủi trong rừng nhiều ngày đêm liền, “năn nỉ con cái họ giữ im lặng”, và phải tiếp tục mà không biết liệu những người còn lại trong nhóm của họ có đang thực sự theo dõi họ hay không.
Về phần bà Suu Kyi, ĐHY Bo cho biết rằng bà là người người duy nhất có thể dẫn đất nước tới nền dân chủ. Một người bạn của gia đình, ĐHY Bo tin rằng mặc dù bà vẫn “rõ ràng tỏ thái độ im lặng trước những vụ giết người”, thì bà vẫn đang đàm phán với quân đội.
“Việc lên án bà ấy khi bà đã đã bị kết án, không hề giúp ích một điều gì cả”, ĐHY Bo phát biểu với Crux. “Tôi thiết nghĩ cộng đồng quốc tế cần phải chờ đợi một thời gian và sẽ hiểu được những bước tiến hướng tới hòa bình mà bà ấy đang thực hiện”.
Ngoài những gì bà ấy đang làm phía sau hậu trường, ĐHY Bo chỉ ra rằng, theo hiến pháp, bà ấy “không có quyền để nói bất cứ điều gì với quân đội, bởi vì nó vượt quá khả năng thẩm quyền của bà ấy”.
Theo hiến pháp của Myanmar, quân đội có toàn quyền kiểm soát Bộ Quốc phòng và Nội vụ, ngoài việc kiểm soát biên giới, vì vậy bà cũng đang trong một tình thế cực kì khó xử trong một nỗ lực nhằm tránh việc khiêu khích các lãnh tụ quân sự Miến Điện. Điều này có thể dẫn đến việc họ nắm quyền lại một lần nữa, như họ đã từng làm trước đó.
ĐHY Bo quả quyết: Cộng đồng quốc tế phải ủng hộ bà Suu Kyi, bởi vì “Myanmar là một tình huống cực kì khó xử”.
Ngài thừa nhận rằng người dân trong nước cực kì “nhạy cảm với những lời chỉ trích và đối đầu”, và đồng thời cảnh báo rằng nếu phương Tây, Liên Hợp Quốc, và “tất cả những ai cố gắng chỉ để áp dụng lệnh trừng phạt”, tiếp tục làm như vậy, thì “những gì đã xảy ra trong 60 năm trước sẽ lại tiếp tục xảy ra một lần nữa. Quân đội sẽ hướng chúng ta tới Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, và đó là sự chấm dứt của một nền dân chủ”.
ĐHY Bo cũng đã phát biểu về làn sóng chống Hồi giáo ở Myanmar, bắt nguồn từ những gì người dân địa phương chứng kiến những người Hồi giáo đang thực hiện ở các nước khác: “Họ chứng kiến các cuộc tấn công khủng bố, ISIS, những gì hiện đang xảy ra ở Ả-rập Xê-út, Iran, Iraq, thậm chí ngay cả ở Bangladesh, Indonesia. Các nhóm dân tộc thiểu số bị đàn áp dưới tay Hồi giáo”.
Trong cuộc hội kiến với ĐTC Phanxicô, Đức Hồng Y kêu gọi Ngài gặp gỡ nhà lãnh đạo quân sự của Miến Điện, đại tướng Min Aung Hlaing. Tại thời điểm này, cuộc gặp gỡ như vậy không có trong chương trình chính thức, nhưng ĐHY Bo phát biểu với Crux rằng ĐTC Phanxicô đã đồng ý với đề nghị đó.
“Tôi đã nói với ĐTC Phanxicô rằng nếu như Ngài bỏ mặc việc này, tướng Aung Hlaing có thể bị xúc phạm và có thể trở nên hung bạo”, ĐHY Bo nói. “Vì vậy, tôi đã đề nghị ĐTC Phanxicô gặp gỡ ông ta, và đưa ra lời khuyên cho ông ta. Nếu không, có thể sẽ có một cuộc xung đột lớn”.
ĐHY Bo tin rằng cuộc gặp gỡ “cá nhân” của hai nhà lãnh đạo sẽ “có thể trở thành bước tiến đầu tiên hướng tới hoà bình”.
Tuần trước, bà Suu Kyi thông báo rằng tiến trình hồi hương sẽ bắt đầu vào ngày 12 tháng 12, nhưng theo Radio Free Asia, vị đại tướng cho biết rằng điều đó sẽ chỉ xảy ra nếu như “các công dân Myanmar thực sự” chấp nhận các điều khoản.
Chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng, vượt xa cuộc khủng hoảng Rohingya
Giáo hội Công giáo tại Myanmar có thể được định nghĩa là nhỏ bé nhưng lại hết sức kiên cường. Các nhà truyền giáo đầu tiên đến nước này cách đây 500 năm, và hiện nay 700.000 người Công giáo đại diện cho 1,4% trong tổng dân số. Theo thống kê của Vatican, hiện có khoảng 16 Giáo phận, gần 900 linh mục và 2.000 nữ tu.
“Giáo hội đã sinh sống một cách hết sức yên bình với tất cả các tôn giáo, và đồng thời cũng đã rất tích cực trong việc xây dựng đất nước của chúng ta, đặc biệt là thông qua lĩnh vực giáo dục và y tế”, ĐHY Bo nói. Họ sẽ tiếp tục giúp đỡ “trong việc xây dựng quốc gia” bằng cách tập trung các nỗ lực truyền giáo của Giáo hội vào năm lĩnh vực: Giáo dục, xây dựng hoà bình, quyền của các dân tộc, trao quyền cho phụ nữ và phát triển toàn diện.
ĐHY Bo tin rằng chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô có thể trở thành một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho người Công Giáo, những người “rất vui mừng” trong việc chào đón ĐTC Phanxicô.
Ước tính 89% dân số là người theo đạo Phật, 6% là Kitô giáo, 1% Hindu và 4% là Hồi giáo. Cho đến chiến thắng của bà Suu Kyi trong các cuộc bầu cử năm 2015, chỉ có những người Phật tử mới có thể trở thành thành viên của chính phủ, mặc dù hiện nay, tất cả các tôn giáo đều có mặt trong quốc hội.
Trong cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô, ĐHY Bo cũng đã đề nghị Ngài tổ chức một cuộc gặp gỡ liên tôn, nhưng điều này cũng không nằm trong chương trình chính thức.
Tôn giáo là một yếu tố quan trọng làm nên dân tộc Myanmar, “và họ sẽ lắng nghe các nhà lãnh đạo của họ”. Do đó, Đức Hồng y Bo bị thuyết phục rằng nếu như điều đó xảy ra, ví dụ điển hình của cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo tôn giáo với sự hiện diện của ĐTC Phanxicô có thể “có một sự ảnh hưởng sâu sắc đến các tín đồ của các tôn giáo khác nhau”.
Minh Tuệ chuyển ngữ