Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi trả tự do cho các con tin Hamas, chấm dứt xung đột ở Israel và Palestine

Sau giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, ngày 15 tháng 9, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi trả tự do cho những con tin còn lại của Hamas và cho biết rằng ngài cầu nguyện cho các nạn nhân và tiếp tục gần gũi với tất cả gia đình của các con tin (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Sau giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, ngày 15 tháng 9, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi trả tự do cho những con tin còn lại của Hamas và cho biết rằng ngài cầu nguyện cho các nạn nhân và tiếp tục gần gũi với tất cả gia đình của các con tin (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong giờ Linh Truyền Tin hôm Chúa nhật, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi trả tự do cho những con tin còn lại của Hamas, khi ngài tưởng nhớ Hersh Goldberg-Polin, 23 tuổi, người Mỹ và 5 người khác mà thi thể được quân đội Israel tìm thấy ở Gaza vào tháng trước.

“Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và tiếp tục gần gũi với tất cả gia đình của các con tin”, Đức Giáo hoàng phát biểu vào ngày 15 tháng 9, sau khi đọc lời kinh truyền thống kính Đức Mẹ.

Thi thể của Goldberg-Polin, Ori Danino, Eden Terushalmi, Almog Sarusi, Alexander Lobanov và Carmel Gat đã được Lực lượng Phòng vệ Israel tìm thấy trong một đường hầm ở Gaza vào ngày 30 tháng 8. IDF cho biết kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy các con tin đã bị 2 tay súng giết chết bằng hai loại vũ khí riêng biệt vào tối ngày 29 tháng 8.

Phát biểu từ cửa sổ nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc lại cuộc gặp gỡ với bà Rachel Goldberg, mẹ của Goldberg-Polin, cùng với các thành viên khác trong gia đình của các con tin Israel, tại Vatican vào tháng 11 năm 2023. “Tôi đã bị ấn tượng bởi lòng nhân đạo của bà. Tôi đồng hành cùng bà trong khoảnh khắc này”, Đức Giáo hoàng nói.

“Hãy chấm dứt xung đột ở Palestine và Israel, chấm dứt bạo lực, chấm dứt hận thù, trả tự do cho các con tin, tiếp tục đàm phán và tìm giải pháp hòa bình”, Đức Giáo hoàng cho biết thêm.

Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã có một suy tư ngắn về bài đọc Tin Mừng trong ngày trích từ Thánh Máccô. Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu đã hỏi các môn đệ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”.

“Phêrô đã trả lời thay mặt cho cả nhóm, ông nói: ‘Thầy là Đức Kitô’”, Đức Giáo hoàng nói. “Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu bắt đầu nói về sự đau khổ và cái chết đang chờ đợi Người, thì chính Phêrô đã phản đối, và Chúa Giêsu đã khiển trách ông một cách gay gắt: ‘Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy!  Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người’”.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết cảnh tượng này cũng thúc giục chúng ta tự hỏi ý nghĩa thực sự của việc biết Chúa Giêsu.

“Những lời mà Phêrô đáp lại là ‘đúng’, nhưng lối suy nghĩ của ông vẫn không thay đổi”, Đức Giáo hoàng bình luận. “Ông vẫn phải thay đổi tư duy của mình; ông vẫn phải cải đổi. Đây cũng là một thông điệp quan trọng đối với chúng ta”.

“Thật vậy, chúng ta cũng đã học được điều gì đó về Chúa, chúng ta biết Giáo lý, chúng ta đọc kinh đúng và có lẽ, chúng ta trả lời tốt câu hỏi ‘Chúa Giêsu là ai đối với bạn?’ bằng một số công thức chúng ta học được trong Giáo lý. Nhưng chúng ta có chắc chắn rằng điều này có nghĩa là thực sự biết Chúa Giêsu hay không?”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói.

Đức Giáo hoàng nhấn mạnh rằng thực sự biết Chúa không chỉ có nghĩa là biết đôi điều về Ngài mà còn thực sự đi theo Ngài và có mối tương quan với Ngài.

Biết Chúa Giêsu là một cuộc gặp gỡ thay đổi cuộc đời, Đức Giáo hoàng tiếp tục. “Nó thay đổi cách bạn tồn tại, nó thay đổi cách bạn suy nghĩ, các mối quan hệ bạn có với anh chị em của mình, sự sẵn lòng đón nhận và tha thứ của bạn, những lựa chọn bạn thực hiện trong cuộc sống. Mọi thứ đều thay đổi nếu bạn thực sự biết Chúa Giêsu!”.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc đến một câu trích dẫn từ thần học gia Lutheran Dietrich Bonhoeffer, người đã bị giết vì là một người bất đồng chính kiến ​​với Đức Quốc xã. “Điều khiến tôi bận tâm không ngừng là câu hỏi về việc Kitô giáo thực sự là gì, hay Chúa Kitô thực sự là ai, đối với chúng ta ngày nay”, thần học gia Bonhoeffer viết, như được xuất bản trong cuốn sách “Thư và giấy tờ từ nhà tù”.

“Thật không may, nhiều người không còn tự đặt ra câu hỏi này cho mình nữa và vẫn ‘không bận tâm’, ngủ quên, thậm chí còn xa cách Thiên Chúa”, Đức Giáo hoàng lưu ý.

“Thay vào đó, điều quan trọng là phải tự hỏi: tôi có để mình bận tâm không, tôi có tự hỏi Chúa Giêsu là ai đối với tôi không, và Người chiếm vị trí nào trong cuộc sống của tôi? Có phải tôi chỉ theo Chúa Giêsu trong lời nói, tiếp tục có một não trạng thế gian, hay tôi bắt đầu theo Người, để cho cuộc gặp gỡ với Người biến đổi cuộc sống của tôi?”.

tom7735 tom7777 tom7801

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết