Đức Giáo hoàng Phanxicô: Giáo hội Công giáo "sống động hơn" bên ngoài châu Âu

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón những người hành hương tại buổi tiếp kiến ​​chung của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibáñez/CNA)

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón những người hành hương tại buổi tiếp kiến ​​chung của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibáñez/CNA)

Hôm thứ Tư, Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết Giáo hội Công giáo “sống động hơn” bên ngoài châu Âu khi ngài nhìn lại chuyến Tông du gần đây của mình tới Đông Nam Á.

“Suy nghĩ đầu tiên nảy sinh một cách tự phát sau chuyến Tông du này là khi nghĩ về Giáo hội, chúng ta vẫn còn quá coi trọng châu Âu, hay như người ta nói, ‘phương Tây’”, Đức Giáo hoàng Phanxicô cho phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 18 tháng 9.

“Nhưng trên thực tế, Giáo hội lớn hơn nhiều, lớn hơn nhiều so với Rôma và Châu Âu… và tôi có thể nói rằng Giáo hội sống động hơn nhiều ở những quốc gia này”, Đức Giáo hoàng chia sẻ thêm.

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón những người hành hương tại buổi tiếp kiến ​​chung của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibáñez/CNA)

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón những người hành hương tại buổi tiếp kiến ​​chung của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibáñez/CNA)

Trong buổi tiếp kiến ​​chung đầu tiên kể từ khi trở về sau chuyến Tông du quốc tế dài nhất trong triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bày tỏ lòng tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì những trải nghiệm của ngài tại Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9.

“Tôi cảm ơn Chúa vì đã cho tôi làm, trên cương vị một Giáo hoàng cao tuổi, những điều tôi muốn thực hiện khi còn là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói.

Đức Giáo hoàng, người sẽ bước sang tuổi 88 vào tháng 12, đã bày tỏ sự nhiệt huyết của mình đối với “Giáo hội truyền giáo, Giáo hội bước ra bên ngoài” mà ngài đã gặp gỡ trong chuyến viếng thăm bốn quốc đảo ở Châu Á và Châu Đại Dương.

Tại Indonesia, nơi chỉ có 3% dân số theo đạo Hồi của quốc gia này là người Công giáo, Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài đã gặp “một Giáo hội sống động, năng động, có khả năng sống và truyền bá Phúc Âm”.

Đức Giáo hoàng đã nhắc lại chuyến viếng thăm của ngài tới Đền thờ Hồi giáo Istiqlal, thánh đường Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á, nơi ngài đã ký tuyên bố chung với Đại Imam Nasaruddin Umar lên án bạo lực tôn giáo và thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo.

“Ở đó, tôi nhận thấy rằng tình huynh đệ chính là tương lai, là câu trả lời cho chủ nghĩa phản văn minh, cho những âm mưu độc ác của sự hận thù, chiến tranh cũng như chủ nghĩa giáo phái”, Đức Giáo hoàng nói.

Đức Giáo hoàng Phanxicô xuất hiện tại buổi tiếp kiến ​​chung tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibáñez/CNA)

Đức Giáo hoàng Phanxicô xuất hiện tại buổi tiếp kiến ​​chung tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibáñez/CNA)

Đức Giáo hoàng Phanxicô bình luận rằng các nhà truyền giáo và Giáo lý viên là “nhân vật chính” trong chuyến thăm của ngài tới Papua New Guinea, nơi Đức Giáo hoàng được chào đón bằng những tiếng trống liên hồi của một số bộ tộc bản địa của đất nước này, những người đã đón nhận đức tin Công giáo.

“Tôi rất vui mừng khi được ở lại một thời gian với các nhà truyền giáo và Giáo lý viên ngày nay; và tôi rất xúc động khi lắng nghe những bài hát và âm nhạc của những người trẻ: Nơi họ, tôi thấy một tương lai mới, không có bạo lực bộ lạc, không có sự phụ thuộc, không có chủ nghĩa thực dân kinh tế hay ý thức hệ; một tương lai của tình huynh đệ và sự chăm sóc đối với môi trường thiên nhiên kỳ diệu”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói.

Đức Giáo hoàng cũng chia sẻ thêm rằng ngài có “một kỷ niệm đẹp” khi đi đến thị trấn ven biển xa xôi Vanimo, một tiền đồn trong rừng rậm nơi ngài cho biết các nhà truyền giáo người Argentina “đi vào rừng rậm để tìm kiếm những bộ lạc ẩn dật nhất”.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài đã cảm nhận được “không khí mùa xuân” ở Đông Timor, một quốc gia Công giáo nhỏ bé đã giành được độc lập từ Indonesia vào năm 2002.

Đức Giáo hoàng ca ngợi đất nước Công giáo này vì có nhiều gia đình đông con và nhiều ơn gọi tu trì.

“Tôi sẽ không bao giờ quên nụ cười của trẻ em”, Đức Giáo hoàng nói. “Ở Đông Timor, tôi thấy sự trẻ trung của Giáo hội: các gia đình, trẻ em, người trẻ, nhiều chủng sinh và những người khao khát đời sống thánh hiến”.

Trong suốt chuyến đi, Đức Giáo hoàng thường xuyên khen ngợi tỷ lệ sinh cao không chỉ ở Đông Timor mà còn ở Indonesia, đồng thời cho biết rằng tỷ lệ sinh cao như vậy nên là tấm gương cho các quốc gia khác trên thế giới.

Trên chuyến bay trở về Rôma, Đức Giáo hoàng đã ca ngợi “nền văn hóa sự sống” của Đông Timor, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia giàu có hơn, bao gồm cả Singapore, có thể học hỏi từ quốc gia nhỏ bé này rằng “trẻ em chính là tương lai”.

Nhìn lại điểm dừng chân cuối cùng của mình tại Singapore, Đức Giáo hoàng nhận xét rằng thành phố-quốc gia hiện đại này rất khác biệt so với các quốc gia khác mà ngài đã đến thăm trong chuyến Tông du của mình.

“Thậm chí ngay cả ở Singapore giàu có cũng có những ‘người bé nhỏ’ theo Phúc Âm và trở thành muối và ánh sáng, làm chứng cho một niềm hy vọng lớn hơn những gì lợi ích kinh tế có thể đảm bảo”, Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết thêm.

Đức Giáo hoàng đã suy ngẫm về chuyến đi của mình đến bốn hòn đảo nhiệt đới vào một buổi sáng mùa thu nhiều mây ở Rôma. Ngài khá hoạt bát khi kể về những chuyến đi của mình, thường xuyên đưa ra những bình luận bất chợt trước đám đông.

Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh với đám đông rằng “hành trình Tông đồ” rất khác so với việc du lịch vì “đó là hành trình mang Lời Chúa đến, để mọi người biết đến Thiên Chúa và cũng để hiểu được tâm hồn của mọi người”.

Vào cuối buổi tiếp kiến, Đức Giáo hoàng đã cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lũ lụt nghiêm trọng gần đây ở châu Âu và động viên các cộng đồng Công giáo địa phương đang nỗ lực cứu trợ lũ lụt do cơn bão Boris gây ra.

“Trong những ngày này, những trận mưa xối xả lớn đã đổ xuống Trung và Đông Âu, khiến nhiều người trở thành nạn nhân, nhiều người mất tích và gây thiệt hại nghiêm trọng ở Áo, Romania, Cộng hòa Séc và Ba Lan, những nơi phải đối mặt với những bất tiện bi thảm do lũ lụt gây ra. Tôi đảm bảo với mọi người về sự gần gũi của mình, cầu nguyện cho những người đã thiệt mạng và gia đình của họ”, Đức Giáo hoàng nói.

Đức Giáo hoàng Phanxicô bình luận rằng có rất nhiều cặp đôi mới cưới đã đến tham dự buổi tiếp kiến ​​chung để nhận phước lành của ngài cho cuộc hôn nhân của họ, trong đó Đức Giáo hoàng đã chúc phúc cho hai nhân viên Vatican sẽ kết hôn tại Thành phố Vatican vào cuối tuần này.

Đức Giáo hoàng đã cầu xin Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu cho các đôi vợ chồng mới cưới được ơn “đón nhận công việc và thập giá hằng ngày như những cơ hội để thăng tiến và thanh lọc tình yêu của các anh chị”.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng cầu nguyện cho các bệnh nhân, người cao niên và người khuyết tật có mặt trong buổi tiếp kiến ​​chung.

“Nguyện xin Đức Mẹ Sầu Bi, Đấng mà chúng ta đã nhắc đến cách đây vài ngày trong phụng vụ, giúp anh chị em bệnh nhân và những người cao niên thân mến, đón nhận lời kêu gọi biến cuộc sống của anh chị em thành sứ mệnh cứu rỗi anh chị em mình trong sự đau khổ và những khó khan”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết