
Đức Giám mục Mathew Kukah Địa phận Sokoto, Nigeria cùng với một số Linh mục
Đức Giám mục Matthew Hassan Kukah, Giám mục Giáo phận Sokoto tại Nigeria, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Truyền giáo & Đối thoại trực thuộc Hội đồng Giám mục Nigeria, đã chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Nigeria về ý định ban hành một đạo luật mà theo ngài, sẽ ngăn chặn sự bất đồng chính kiến và tự do ngôn luận.
Trong một tuyên bố được cung cấp cho Vatican News bởi tổ chức Dịch vụ Tin tức Công giáo (CNS) Nigeria, Đức Giám mục Kukah đã mô tả những người cầm quyền Nigeria như là “những kẻ hoàn toàn xa lạ với đặc tính của cái gọi là xã hội dân chủ”.
Nigeria hiện vẫn còn bị kềm kẹp bởi chủ nghĩa quân phiệt
“Nigeria hiện vẫn còn rất xa vời những các mục tiêu của cái có thể được gọi là một xã hội dân chủ. Theo quan điểm của tôi, môi trường không có vẻ gì là dân chủ bởi vì những người cầm quyền phần lớn là những kẻ xa lạ với với đặc tính của cái gọi là xã hội dân chủ, và hơn nữa, quá nhiều người trong số họ bị ràng buộc với trật tự cũ kĩ, không nói về sự hiện diện của những vị Tổng thống đề nghị rằng chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng bó buộc của chủ nghĩa quân phiệt”, Đức Giám mục Kukah nói.
Khi Dự luật Truyền thông Xã hội được tiến hành thông qua cơ quan lập pháp, nhiều người dân Nigeria đã bày tỏ lo ngại rằng chính phủ muốn sử dụng luật mới bằng cách trở thành quan tòa, bồi thẩm đoàn và cơ quan thi hành án đối với những gì họ cho là những tin tức giả mạo.
Dân chủ phát triển dựa trên việc tranh luận
Theo các bước của các quốc gia khác, Nigeria dự kiến sẽ ban hành luật pháp vốn chứng kiến việc những người sử dụng Internet bị trừng phạt nặng nề số tiền phạt khổng lồ hoặc thời gian ngồi tù dài đằng đẵng đối với tội truyền bá những điều mà chính phủ coi là những tin tức giả tạo.
Đức Giám mục Kukah đã nhắc nhở chính phủ rằng, “Dân chủ phát triển dựa trên việc tranh luận, xây dựng sự đồng thuận, đàm phán, thuyết phục, tranh luận, luật pháp, phương pháp và hội nhập. Quân đội phát triển dựa trên văn hóa đảo chính, sự bí mật, phản bội, bạo lực, cơ cấu chỉ huy, sự loại trừ và thiếu sự minh bạch. Điều đó giải thích lý do tại sao tôi luôn cảnh báo chống lại việc mô tả các cuộc bầu cử bạo lực hiện nay là dân chủ”, Đức Cha Kukah nói.
Đức Cha Kukah cho biết thêm: “Sự xúc phạm gần đây của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa, ông Lai Mohammed, liên quan đến phản ứng của công chúng đối với Dự luật Truyền thông Xã hội, là minh họa cho quan điểm mà tôi đang đưa ra, cụ thể là, không phải tất cả những người tự gọi mình là dân chủ đều đánh giá cao gánh nặng to lớn vốn đi kèm với sự đòi hỏi hiện nay. Bộ trưởng đã sử dụng một số từ ngữ khá gay gắt và gây chia rẽ vốn cho thấy sự khinh miệt đối với những tiếng nói và quan điểm của những người mà những công việc khó nhọc và hy sinh của họ đã đưa ông và chính phủ của ông đến có được vị thế như ngày hôm nay. Ngôn ngữ của ông ấy quả là thiếu tôn trọng và kinh khủng, nó minh họa cho sự hống hách độc đoán cho thấy rằng chúng ta không ở trong một nền dân chủ. Ngôn ngữ của ông hết sức cố chấp và thiếu thân thiện. Vị Bộ trưởng cho biết rằng không có bất kỳ mối đe dọa nào có thể ngăn cản chính phủ khỏi việc tiếp tục với Dự luật Truyền thông xã hội bởi vì nó được sinh ra từ lòng yêu nước. Thật vậy chứ?”, Đức Cha Kukah tự hỏi.
Công nghệ vẫn tiếp tục tồn tại, hãy làm cho nó hoạt động tốt hơn để phục vụ xã hội
Đức Giám mục Kukah cho rằng mặc dù Truyền thông xã hội có thể là một vấn đề, nhưng hình thức luật pháp do chính phủ đề xuất không phải là hướng đi.
“Chắc chắn, không có ai, kể cả bản thân tôi, không nhận thức được những nguy hiểm do truyền thông xã hội gây ra. Tất cả chúng ta đều là nạn nhân. Tuy nhiên, nếu chính phủ muốn giải quyết vấn đề này một cách hợp pháp và công khai, tại sao họ phải sợ tranh luận công khai? Điều mong muốn đó chính là chúng ta giải quyết vấn đề truyền thông xã hội bằng cách giáo dục, tranh luận mở và chuyển giao kiến thức. Khi nào phương tiện truyền thông xã hội trở nên nguy hại trong mắt chính phủ? Có phải sau khi cũng cùng một chính phủ sử dụng nó, giờ đây họ nhận ra rằng điều đó tốt cho họ sau đó, nhưng lại xấu đối với phần còn lại của chúng ta?”, vị Giám chức Địa phận Sokoto nhận xét.
Theo Đức Cha Kukah, công nghệ vẫn tiếp tục tồn tại và cách tiếp cận tốt nhất đó chính là khai thác nó và làm cho nó hoạt động tốt hơn để phục vụ xã hội.
“Chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với một tương lai đầy khó khăn với những điều cần phải thực hiện với phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, tương lai của công việc này nằm ở đó, và tất cả những gì chúng ta cần làm đó chính là mở rộng biên giới của trí tưởng tượng của các bạn trẻ của chúng ta để cho phép họ khám phá một tương lai có thể giúp chúng ta được sống trong sự an toàn và thịnh vượng hơn. Chúng tôi biết rằng lửa thiêu hủy và người ta chết chìm trong nước. Do đó, chúng ta có nên hạn chế việc sử dụng nước và lửa hay chúng ta có nên ngồi xuống cùng với bọn trẻ và giải thích cho chúng về những nguy hiểm vốn có trong cái bản chất tốt lành của nước và lửa? Thách thức thực sự của chúng ta đó chính là sự ô nhục mà giờ đây khiến chúng ta khổ sở do hết năm này qua năm khác sống thờ ơ hờ hững. Một người bị đè nén kiềm chế cùng cực sẽ sử dụng bất cứ thứ gì để bày tỏ sự thất vọng của họ, và đáng buồn thay, đây chính là điều khiến tất cả chúng ta trở thành nạn nhân đó chính là những phát ngôn thù hận”, Đức Cha Kukah nói.
Sự phản đối chống lại Dự luật Truyền thông Xã hội
Đức Giám mục Kukah đã kêu gọi người dân Nigeria phản đối chống lại Dự luật Truyền thông Xã hội.
“Mục tiêu cuối cùng của Dự luật này không phải là trừng phạt những người phạm tội, mà là những người xúc phạm chính phủ … Nếu như chính phủ bị chỉ trích về điều này (Dự luật Truyền thông Xã hội), chúng ta không biết liệu sẽ có thứ gì khác trên bàn làm việc của họ. Chỉ có một cuộc tranh luận mạnh mẽ mới có thể tránh khỏi những tuyên bố của sự hoài nghi”, Đức Giám mục Kukah nhấn mạnh.
Hoàng Thịnh (theo Vatican News)