Đức Giám mục John Arnold: ‘Laudate Deum’ sẽ là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ vì công trình sáng tạo

Đức Giám mục John Arnold, vị Giám chức đứng đầu về các vấn đề môi trường của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales (CBCEW)

Đức Giám mục John Arnold, vị Giám chức đứng đầu về các vấn đề môi trường của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales (CBCEW)

Trước khi công bố Tông Huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô cập nhật Thông điệp Laudato Si’, vị Giám chức đứng đầu về các vấn đề môi trường của các Giám mục Anh và xứ Wales (CBCEW) cho biết rằng đây sẽ là một lời kêu gọi cấp bách hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường hiện nay với hành động ngay lập tức.

Vào ngày 4 tháng 10, Lễ Thánh Phanxicô Assisi kết thúc Mùa Sáng Tạo hàng năm, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố “Laudate Deum” (“Ca ngợi Thiên Chúa”), một tài liệu mới nhằm cập nhật Thông điệp ‘Laudato Si về việc Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta’.

Theo Đức Giám mục John Arnold, vị Giám chức đứng đầu về các vấn đề môi trường của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales (CBCEW), việc tiếp nối tài liệu mang tính bước ngoặt năm 2015 về việc bảo vệ môi trường và các mối nguy hiểm của vấn đề biến đổi khí hậu, “sẽ hết sức mạnh mẽ và sẽ đưa ra cảnh báo khẩn cấp” để hành động ngay lập tức.

Trong một cuộc phỏng vấn video được đăng trên trang web CBCEW trước khi công bố “Laudate Deum”, Đức Giám mục Địa phận Salford giải thích lý do tại sao giờ đây là lúc phải đổi mới hành động vì môi trường.

8 năm trôi qua nhưng các mục tiêu vẫn chưa đạt được

“Điều đáng tiếc là 8 năm trôi qua, nhiều cuộc họp COP sau đó, chúng ta thực sự chưa đạt được các mục tiêu mà các cuộc họp COP đó đã thống nhất và thiệt hại cũng không hề giảm bớt. Trên thực tế, ở một khía cạnh nào đó, nó đang tăng lên”, Đức Giám mục Arnold nói. “Một số dự đoán của các nhà bảo vệ môi trường về những gì sẽ xảy ra với khí hậu, theo một cách nào đó, đã được chứng minh là đã được đơn giản hóa, và chúng thực sự đang tăng tốc nhanh hơn những gì các nhà bảo vệ môi trường đó nghĩ”.

“Tôi thiết nghĩ tuyên bố mới của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mạnh mẽ và sẽ đưa ra một cảnh báo cấp bách. Tuy nhiên, như mọi khi, Đức Thánh Cha sẽ kết thúc với niềm hy vọng và ý thức rằng trong lúc cấp bách, tất cả chúng ta đều có vai trò của mình”.

Đức Giám mục Arnold nhận xét rằng có nhiều lý do để hành động lúc này: “Mọi lục địa hiện nay đều bị ảnh hưởng và ngay cả ở đất nước này, chúng tôi đã chứng kiến tình trạng hạn hán và thời tiết trái mùa. Nó đang ảnh hưởng đến mùa màng của chúng tôi”, vị Giám chức nói.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

Bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu liên quan đến con người không thể chối cãi

Đối với những người có quan điểm hoài nghi hơn về mối tương quan giữa vấn đề biến đổi khí hậu và hoạt động của con người, Đức Giám mục Arnold lưu ý rằng “bằng chứng được đưa ra cho chúng ta bởi những người thực sự hiểu biết về môi trường là không thể chối cãi, rằng rõ ràng là chúng ta đang xuống dốc nhanh chóng”.

Chúng ta là những người quản lý công trình sáng tạo

Do đó, lặp lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giám mục người Anh nhắc lại rằng “mỗi người trong chúng ta đều có vai trò của mình” trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng: “Chúng có vẻ là những biện pháp tầm thường mà chúng ta thực hiện để tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, ăn ít thịt đỏ, tất cả những thứ này, bản thân chúng đều nhỏ bé. Nhưng nếu chúng ta kết hợp chúng lại với nhau thì chúng sẽ tạo nên sự khác biệt lớn”, vị Giám chức nhận xét. “Điều chúng ta cần phải xem xét là sự thay đổi hệ thống và sự chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch – bởi vì chúng thực sự là yếu tố nguy hiểm nhất trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu – chúng ta phải học cách sống mà không có nhiên liệu hóa thạch”.

Một nhiệm vụ Kitô giáo

Từ góc độ Kitô giáo, Đức Giám mục Arnold nhắc lại rằng chúng ta không thể coi trọng những điều răn quan trọng nhất trừ khi chúng ta cũng phải tôn trọng thiên nhiên và môi trường: “Nếu chúng ta thực sự yêu thương những người lân cậnh của mình, chúng ta phải chăm sóc thế giới nơi chúng ta đang sống vì có quá nhiều người đang phải chịu đựng vấn đề biến đổi khí hậu, và chúng ta đã cướp bóc các quốc gia khác vì lợi nhuận của mình, và điều đó cần phải thay đổi”.

Với cùng quan điểm này, Giáo hội Công giáo cũng có thể làm nhiều hơn nữa cho môi trường, kể cả trong lĩnh vực giáo dục. “Chúng ta phải thúc đẩy và đảm bảo rằng chúng ta là một tiếng nói – một tiếng nói cho quốc gia dân chủ của chúng ta nói rằng chúng ta phải thay đổi chính sách và cuộc sống của chúng ta với tư cách là một quốc gia”, Đức Giám mục Arnold kết luận.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết