Đức Giám mục Avenya: ‘Bạo lực chống lại các Kitô hữu ở Nigeria có thể trở thành một cuộc diệt chủng Rwanda khác’

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 01-07-2018 | 06:31:37

Phát biểu với cộng đồng quốc tế, Đức Giám mục Avenya cho biết: ‘Đừng chờ cho đến khi cuộc diệt chủng xảy ra mới can thiệp’

Một giám mục ở Nigeria đã cảnh báo về mối đe dọa diệt chủng chống lại các Kitô hữu trong vùng vành đai giữa của đất nước, đồng thời mô tả cuộc bạo loạn bạo lực của những người chăn nuôi gia súc Fulani như là một hành động “thanh trừng sắc tộc”.

Đức Giám Mục William Avenya Địa phận Gboko đã phát biểu với Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội Đau khổ (ACN) về những mối lo ngại hiện đang ngày càng gia tăng trong những báo cáo rằng, cho đến năm nay, 492 người đã thiệt mạng ở Bang Benue, nơi có dân số đa số là người Kitô hữu.

Nigeria, May 22th 2018 Christians demonstrating peaceful against the bloodshed in Nigeria - after the murder of Two Priests and their  Parishioners  During the  celebration  of the  Holy Mass, in Mbalom, Benue State on 24.04.2018

Nigeria, May 22th 2018
Christians demonstrating peaceful against the bloodshed in Nigeria – after the murder of Two Priests and their Parishioners During the celebration of the Holy Mass, in Mbalom, Benue State on 24.04.2018

Trong một lời kêu gọi đối với cộng đồng quốc tế, Đức Cha Avenya đã phát biểu với ACN: “’Đừng chờ cho đến khi cuộc diệt chủng xảy ra mới can thiệp… Xin đừng măc phải sai lầm tương tự như đã được thực hiện với cuộc diệt chủng ở Rwanda. Nó xảy ra ngay trước mắt chúng ta, nhưng không ai ngăn chặn nó lại. Và chúng ta biết rõ điều đó đã kết thúc như thế nào”.

Các báo cáo địa phương hôm thứ Tư 27/6 cho biết những kẻ cực đoan đã “giết hại hơn 200 người” tại 10 cộng đồng Kitô giáo gần thành phố Jos, mặc dù cảnh sát cho biết chỉ có 86 người thiệt mạng.

Đức Giám mục Avenya cho biết: “Các chiến binh Fulani là những kẻ tội phạm và khủng bố, nhưng họ đã không làm những điều tương tự tại phần lớn các khu vực Hồi giáo. Chúng tôi tin rằng những gì đang xảy ra là một cuộc thanh trừng sắc tộc đối với các Kitô hữu”.

Giải thích của Đức Giám mục Avenya được đưa ra sau khi các nhân vật Giáo hội cấp cao khác trong khu vực đã mô tả chiến dịch của các chiến binh Fulani như là một “chương trình rõ ràng về việc Hồi giáo hóa Vành đai Trung Nigeria”.

Họ bao gồm hai vị giám chức khác đến từ bang Benue, Đức Giám mục Peter Adoboh Địa phận Katsina-Ala, Đức Giám mục Wilfred Anagbe Địa phận Makurdi, và Đức Giám mục Matthew Audu Địa phận Lafia, đến từ tiểu bang Nassarawa gần đó.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Kitô giáo Open Doors, có tới 725 người đã thiệt mạng vì bạo lực ở khu vực miền nam Kaduna ở vành đai giữa trong vòng 16 tháng (đến tháng 9/2017) – 98% trong số đó là các Kitô hữu.

Đức Giám mục Avenya đã nhắc lại các cuộc biểu tình hòa bình trên toàn Nigeria vào ngày 22 tháng Năm và kêu gọi phương Tây giải cứu sinh mạng của người dân trong nước: “Các tín hữu của chúng tôi hiện đang bị giết hại hoặc bị buộc phải sống như những người tị nạn do hậu quả của bạo lực. Và phương Tây tiếp tục xem vấn đề của những người Fulani chỉ đơn thuần như là một vấn đề nội bộ”.

Vào tháng Tư, Hội đồng Giám mục Công giáo Nigeria (CBCN) đã ban hành một tuyên bố kêu gọi Tổng thống Muhammadu Buhari phải từ chức vì bị cáo buộc bất lực trong việc phản ứng với điều mà CBCN gọi là “những chiến trường chết chóc và những bãi tha ma chồng chất mà đất nước chúng ta đã trở thành”.

Đức Giám mục Avenya cũng đã nói về việc cung cấp vũ khí hiện đang được sử dụng bởi các chiến binh Fulani. Ngài nói: “Trước kia, những người chăn nuôi gia súc này chỉ được trang bị gậy gộc. Nhưng giờ đây họ đã được trang bị nhũng khẩu súng AK-47 – những thứ vũ khí đắt tiền mà họ không thể đủ khả năng chi trả. Vậy ai đang cung cấp vũ khí cho họ?”.

Đức Cha Avenya cho biết thêm: “Và bên cạnh đó, tại những khu vực này, có các trạm kiểm soát cách nhau hai cây số. Liệu có thể là những người được trang bị vũ trang theo sau bởi đàn gia súc của họ có thể bằng cách nào đó đã trở nên vô hình?”.

Báo cáo năm 2018 của Ủy ban về Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ đã phát hiện rằng “các cuộc xung đột giữa nông dân và những người chăn nuôi gia súc và sự căng thẳng tôn giáo – dân tộc không ngừng gia tăng… với những báo cáo ngày càng gia tăng về mối bận tâm về  một chiến dịch thanh trừng sắc tộc chống lại các cộng đồng Kitô hữu”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết