Dự án nghiên cứu toàn cầu xem xét phản ứng của các Kitô hữu đối với việc bách hại tôn giáo

Những Kitô hữu nào đối diện với việc bách hại nhất trên toàn cầu, và họ phản ứng thế nào với vấn đề này?

Viện Tự do Tôn giáo đã hợp tác với Đại học Notre Dame và Dự án Tự do Tôn giáo của Đại học Georgetown để tìm hiểu về vấn đề này.

Và điều cuối cùng họ đã tiến hành đó chính là cuộc điều tra toàn cầu có hệ thống đầu tiên trên thế giới về phản ứng của các Kitô hữu đối với việc bách hại tôn giáo, được gọi là “Dưới lưỡi gươm của Cêsarê”(Under Caesar’s Sword).

Hands_Courtesy_of_Center_for_Ethics_and_Culture_University_of_Notre_Dame_CNABáo cáo này, với sự hỗ trợ của ‘Templeton Religion Trust’, đã được nghiên cứu trong vòng ba năm bởi một nhóm bao gồm 14 học giả đã phân tích hơn 30 quốc gia bị đe doạ nhất trên toàn thế giới. Họ đã đánh giá các hình thức bách hại tôn giáo, các kiểu phản ứng đối với cuộc bách hại, và đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với hành động chống lại cuộc bách hại.

“‘Dưới lưỡi gươm của Cêsarê’ là một nỗ lực nhằm khám phá và thu hút sự chú ý đối với những cách thức mà các cộng đồng Kitô hữu trên toàn thế giới phản ứng lại trước sự vi phạm nghiêm trọng đối với vấn đề tự do tôn giáo của họ”, trang web của dự án cho biết.

“Một trong những đặc trưng của dự án là những nỗ lực rộng rãi nhằm phổ biến những phát hiện của dự án. Đây là một phần của những nỗ lực của dự án nhằm nâng cao nhận thức và đồng thời thể hiện tinh thần liên đới với các Kitô hữu bị bách hại”.

Các phát hiện chính của nghiên cứu đã được biến thành một số nguồn lực khác nhau, bao gồm hai khóa học giáo dục khác nhau hiện đang được cung cấp trực tuyến miễn phí thông qua Chương trình Giáo dục thần học Vệ tinh (STEP) tại Đại học Notre Dame.

“Chúng tôi đang nỗ lực làm việc để đưa những phát hiện từ dự án ‘Dưới lưỡi gươm của Cêsarê’ (được trình bày cùng với Dan Philpott tại Đại học Notre Dame) vào tay các Giáo hội và các nhà lãnh đạo để giúp họ trang bị cho người dân hiểu và phản ứng lại với cuộc bách hại Kitô giáo trên toàn thế giới”, Kent Hill, giám đốc điều hành của Học viện Tự do Tôn giáo, phát biểu trong một thông cáo báo chí.

Chương trình đầu tiên được gọi là ‘Kitô hữu Đương đầu với cuộc bách hại’ (Christians Confronting Persecution), dành cho các nhà giáo dục, các mục sư, các linh mục và những người trưởng thành quan tâm đến việc tích cực đương đầu với “thực tế của cuộc bách hại tôn giáo qua lăng kính đức tin”.

Khóa học kéo dài sáu tuần bao gồm các bài giảng từ các chuyên gia như Tom Farr, Tim Shah, Daniel Philpott và Kristen Haas, và mất khoảng 3-4 giờ học mỗi tuần. Những người hoàn thành khóa học sẽ được nhận giấy chứng nhận hoàn thành khóa học vốn cũng sẽ chuẩn bị cho họ để tạo điều kiện cho các khóa học tiếp theo dành cho những người khác.

Chương trình thứ hai được gọi là ‘Phản ứng của chúng tôi’ (We Respond), một loạt các bài giảng kéo dài 7 tiếng dành cho các nhóm những người trưởng thành, học sinh trung học, các giáo xứ và nhà thờ “muốn tham gia cả về việc phản ứng lại lẫn việc suy tư về thực tế của cuộc bách hại tôn giáo ngày nay”.

Cả hai nguồn lực này đều khám phá về việc các cộng đồng Kitô hữu phản ứng như thế nào với cuộc bách hại, và bao gồm các video, các đoạn Kinh Thánh, các câu chuyện và thông tin về việc làm thế nào để trau dồi tinh thần liên đới.

Theo trang web của dự án, 76 % dân số thế giới sống ở một quốc gia bị áp bức tôn giáo vào năm 2012. Các Kitô hữu đã bị sách nhiễu tại 102 quốc gia vào năm 2013.

“Chúng tôi tại Học viện Tự do Tôn giáo đang trở nên hết sức cụ thể trong việc cung cấp những cách thức riêng biệt cho các Giáo hội, các trường học Kitô giáo, và các thành viên của các Giáo hội để tìm hiểu về hoàn cảnh của các Kitô hữu đang bị làm tổn hại và để nhận ra những điều họ có thể làm được để được giúp đỡ các Kitô hữu”, ông Hill nói.

Chương trình sẽ bắt đầu trực tuyến vào ngày 4 tháng 9 và hiện đang được công khai để mọi người đăng ký.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết