ĐTC Phanxicô với các nhà ngoại giao: “Giữa bối cảnh của mối đe dọa chiến tranh, thế giới không được từ bỏ hy vọng”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến các nhà ngoại giao được công nhận tại Tòa Thánh trong buổi tiếp kiến trao đổi truyền thống về lời chào năm mới tại Sala Regia tại Vatican ngày 9 tháng 1 năm 2020. (Ảnh CNS / Remo Casilli, hồ bơi của Reuters)

ĐTC Phanxicô phát biểu với các nhà ngoại giao được công nhận tại Tòa Thánh trong buổi tiếp kiến tại Điện Tông Tòa Sala Regia tại Vatican hôm 9 tháng 1 năm 2020 (Ảnh: CNS/ Remo Casilli, Reuters)

Hy vọng là đức tính cần thiết để tiếp cận năm mới phía trước, đặc biệt là khi mối đe dọa chiến tranh lờ mờ bao trùm một nhân loại đã bị để lại một sẹo khó chữa lành bởi tình trạng bạo lực, ĐTC Phanxicô nói.

Trong bài phát biểu hàng năm của mình với các nhà ngoại giao được công nhận tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng với những sự căng thẳng và các hành vi bạo lực gia tăng, “năm mới dường như không được đánh dấu bởi những dấu hiệu đáng khích lệ”.

Tuy nhiên, việc thừa nhận những thách thức mà thế giới ngày nay hiện đang phải đối mặt và can đảm tìm cách giải quyết những thách thức đó mở ra một con đường chi niềm hy vọng, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong bài phát biểu hôm 9 tháng 1.

“Chính trong tình huống này, chúng ta không thể từ bỏ hy vọng”, Đức Thánh Cha nói. “Và hy vọng đòi hỏi sự can đảm. Điều đó đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng sự dữ, sự đau khổ và chết chóc sẽ không thể giành chiến thắng và thậm chí ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng có thể và phải được đối mặt và giải quyết”.

Trong số các cuộc xung đột “phiền muộn” nhất đang nổi lên, ĐTC Phanxicô lưu ý, đó là sự căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Iran, vốn không chỉ làm tổn hại đến những nỗ lực tái thiết Iraq, mà còn đặt ra “nền tảng cho một cuộc xung đột lớn hơn mà tất cả chúng ta mong muốn ngăn chặn”.

“Do đó, tôi muốn nhắc lại lời kêu gọi của mình để tất cả các bên quan tâm tránh việc leo thang xung đột và đồng thời tiếp tục duy trì ngọn lửa của đối thoại và tự kiềm chế, hoàn toàn tôn trọng luật pháp quốc tế”, ĐTC Phanxicô nói.

Trong bài phát biểu kéo dài gần một giờ của mình với các nhà ngoại giao, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về các chuyến Tông nước ngoài mà Ngài đã thực hiện trong năm trước, cũng như các sự kiện và những vấn đề quan trọng mới nổi lên vào năm 2019.

Trong khi chuyến viếng thăm Panama vào tháng 1 năm ngoái nhân Đại hội Giới trẻ Thế giới nhấn mạnh niềm vui được mang lại bởi những người trẻ tuổi “tràn đầy ước mơ và hy vọng” cho tương lai, ĐTC Phanxicô cho biết rằng hội nghị thượng đỉnh của Vatican về vấn đề lạm dụng tình dục vào tháng sau đó cho thấy việc những người trẻ tuổi có thể bị cướp tương lai đó thế nào.

Lạm dụng tình dục được thực hiện bởi các thành viên hàng giáo sĩ và giáo dân “là những tội ác xúc phạm đến Thiên Chúa, gây ra sự tổn hại về thể chất, tâm lý và tinh thần cho nạn nhân của họ và đồng thời làm tổn hại cuộc sống của cả cộng đồng”, ĐTC Phanxicô nói.

ĐTC Phanxicô đã nhắc lại cam kết của Giáo hội để không chỉ đưa những vụ lạm dụng trong quá khứ ra ánh sang công lý, mà còn để đảm bảo rằng những trường hợp đó cần phải bị xử lý theo “luật pháp và qua việc hợp tác với chính quyền dân sự ở cấp địa phương và quốc tế”.

Những người trẻ tuổi, ĐTC Phanxicô nói tiếp, cũng đã chú ý đáng kể đến vấn đề biến đổi khí hậu, vốn “phải là mối bận tâm của tất cả mọi người chứ không phải là đối tượng của cuộc xung đột ý thức hệ giữa các quan điểm khác nhau về thực tế giữa các thế hệ”.

“Việc bảo vệ ngôi nhà chung được tạo dựng vào trao cho chúng ta bởi Đấng Tạo Hóa không thể bị bỏ lơ”, ĐTC Phanxicô nói. “Giới trẻ đang nói với chúng ta rằng điều này không thể xảy ra, bởi vì ở mọi cấp độ, chúng ta đang được mời gọi một cách khẩn cấp để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta và quy tụ cả gia đình nhân loại để cùng nhau tìm kiếm một sự phát triển bền vững và toàn diện”.

ĐTC Phanxicô cũng đã đề cập đến các cuộc khủng hoảng chính trị ở Mỹ Latinh, bao gồm Venezuela, nơi mà Ngài cho biết rằng Ngài hy vọng “những nỗ lực tìm kiếm giải pháp sẽ tiếp tục”.

“Sự phân cực lớn hơn không giúp giải quyết các vấn đề thực sự và cấp bách của công dân, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, cũng như không thể giải quyết vấn đề bạo lực, vốn không có lý do gì có thể được sử dụng như một biện pháp để xử lý các vấn đề về chính trị và xã hội”, ĐTC Phanxicô nói.

ĐTC Phanxicô cũng bày tỏ lo ngại về các cuộc xung đột tại Trung Đông, đặc biệt là tại Syria và Lebanon, nơi mà tình trạng căng thẳng đang ngày càng gia tăng có nguy cơ “gây nguy hiểm cho sự ổn định mong manh của Trung Đông”.

Bên cạnh đó, ĐTC Phanxicô cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ “sự thờ ơ chung” đối với các cuộc xung đột ở Yemen và Libya, nơi mà tình trạng bạo lực dữ dội “cung cấp địa hình màu mỡ cho tai họa của nạn bóc lột và nạn buôn người”.

Một hệ quả đáng buồn khác của những cuộc xung đột như vậy, ĐTC Phanxicô than phiền, đó chính là hàng ngàn người yêu cầu tị nạn thường mạo hiểm cuộc sống của họ “trong những chuyến đi đầy nguy hiểm bằng đường bộ và trên hết là bằng đường biển”.

“Thật đau đớn khi phải thừa nhận rằng Biển Địa Trung Hải tiếp tục trở thành một nghĩa trang rộng lớn mênh mông”, ĐTC Phanxicô nói.

Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô nói, Giáo hội hy vọng những nỗ lực “được thực hiện bởi các quốc gia để chia sẻ gánh nặng tái định cư những người tị nạn, đặc biệt là những người chạy trốn khỏi các trường hợp khẩn cấp nhân đạo”.

Hướng sự chú ý đến Châu Phi, Đức Thánh Cha bày tỏ mối bận tâm của mình đối với “các tình tiết bạo lực tiếp diễn” chống lại các Kitô hữu, đặc biệt là ở Burkina Faso, Mali, Nigeria và Nigeria.

ĐTC Phanxicô cũng bày tỏ hy vọng về việc giải quyết các cuộc xung đột tại Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Đức Thánh Cha cũng cho biết Ngài hy vọng sẽ đến thăm Nam Sudan trong năm nay.

Nhắc lại chuyến Tông du cuối cùng của năm 2019, đưa Ngài đến Nhật Bản, ĐTC Phanxicô đã nhắc lại lời kêu gọi về một thế giới không có vũ khí hạt nhân bởi vì “hòa bình thực sự không thể được xây dựng dựa trên mối đe dọa hủy diệt hoàn toàn có thể xảy ra đối với nhân loại”.

“Những thứ vũ khí này không chỉ thúc đẩy bầu không khí của sự sợ hãi, nghi ngờ và thù địch”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng cũng phá hủy hy vọng. Việc sử dụng những thứ vũ khí ấy là vô đạo đức, một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của con người mà còn chống lại bất kỳ tương lai có thể nào cho ngôi nhà chung của chúng ta”.

Minh Tuệ (theo America)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết