Trong bài phát biểu chính thức đầu tiên tại Thái Lan hôm thứ Năm 21/11, ĐTC Phanxicô đã khuyến khích chính quyền, xã hội dân sự và các ngoại giao đoàn Thái Lan nỗ lực phấn đấu cho sự thống nhất, trong khi giữ gìn sự đa dạng vốn mang lại “linh hồn” cho đất nước của họ. “Với tư cách là một quốc gia đa sắc tộc và đa dạng, Thái Lan từ lâu đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng sự hòa hợp và việc cùng nhau chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm sắc tộc của mình, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao đối với các nền văn hóa, các nhóm tôn giáo, các tư tưởng và ý tưởng khác nhau”, ĐTC Phanxicô phát biểu hôm 21/11.
Trong bài phát biểu chính thức đầu tiên tại Thái Lan hôm thứ Năm 21/11, ĐTC Phanxicô đã khuyến khích chính quyền, xã hội dân sự và các ngoại giao đoàn Thái Lan nỗ lực phấn đấu cho sự thống nhất, trong khi giữ gìn sự đa dạng vốn mang lại “linh hồn” cho đất nước của họ.
“Với tư cách là một quốc gia đa sắc tộc và đa dạng, Thái Lan từ lâu đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng sự hòa hợp và việc cùng nhau chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm sắc tộc của mình, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao đối với các nền văn hóa, các nhóm tôn giáo, các tư tưởng và ý tưởng khác nhau”, ĐTC Phanxicô phát biểu hôm 21/11.
“Thời đại của chúng ta”, ĐTC Phanxicô lưu ý, “được đánh dấu bởi một sự toàn cầu hóa vốn thường được xem xét trong điều kiện kinh tế eo hẹp, có xu hướng xóa đi những đặc điểm nổi bật vốn hình thành nên vẻ đẹp và linh hồn của các dân tộc của chúng ta”.
“Tuy nhiên, kinh nghiệm của một thể thống nhất vốn tôn trọng và tạo cơ hội cho sự đa dạng đóng vai trò như là nguồn cảm hứng và khích lệ cho tất cả những ai quan tâm đến hình thức của một thế giới mà chúng ta mong muốn để lại cho các thế hệ con em của mình”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu hôm 21 tháng 11 tại hội trường ‘Inner Santi Maitri’ trong Tòa nhà Chính phủ vào ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm của mình tại Bangkok, Thái Lan, một phần của chuyến Tông du kéo dài sáu ngày cũng bao gồm chuyến viếng thăm Nhật Bản.
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thái Lan nhằm mục đích kỷ niệm 350 năm sứ mạng truyền giáo của Vatican tại Xiêm kể từ năm 1669.
Cộng đồng Công giáo nhỏ bé tại Thái Lan, chưa đến 0,5% tổng dân số của quốc gia chủ yếu là Phật giáo, đã cử hành kỷ niệm 350 năm thiết lập Hạt Đại Diện Tông Tòa tại Xiêm trong suốt năm 2019 vừa qua.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “cộng đồng Công giáo Thái Lan nhỏ bé nhưng đầy sôi nổi”, cam kết duy trì và phát huy “những đặc điểm riêng biệt của người Thái, như được gợi lên trong bài quốc ca của anh chị em: hòa bình và yêu thương, nhưng không hèn nhát”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đồng thời cũng lưu ý đến sự cam kết của người Công giáo Thái Lan trong việc lắng nghe tiếng kêu khóc của những người anh chị em của họ đang phải chịu đựng “cảnh nghèo đói, bạo lực và bất công”.
Theo báo cáo nhân quyền năm 2018 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, tệ nạn buôn bán tình dục trẻ em và các hình thức buôn người khác, tiếp tục trở thành một vấn đề đáng kể ở Thái Lan.
Đất nước này cũng chính là một điểm đến thu hút khổng lồ của nghành du lịch tình dục.
“Vùng đất này mang tên ‘tự do’”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng tôi nhận thức được rằng tự do chỉ có thể có nếu như chúng ta có khả năng cảm nhận được tinh thần đồng trách nhiệm với nhau và đồng thời loại bỏ tất cả mọi hình thức bất bình đẳng”.
“Tôi cũng nghĩ rằng, tất cả những phụ nữ và trẻ em thời đại của chúng ta, đặc biệt là những người bị tổn thương, bị xâm phạm và tiếp xúc với mọi hình thức của sự bóc lột, nô lệ, bạo lực và lạm dụng”, ĐTC Phanxicô nói, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với chính phủ Thái Lan, các cá nhân tư nhân và các tổ chức đang nỗ lực làm việc “nhằm chống lại tội ác này”.
ĐTC Phanxicô cũng mời gọi chính phủ Thái Lan suy nghĩ về cuộc khủng hoảng nhập cư và đồng thời “nghĩ ra những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ phẩm giá và quyền của những người di cư và những người tị nạn, những người phải đối mặt với những nguy hiểm, sự không chắc chắn và bị bóc lột trong cuộc hành trình tìm kiếm tự do và một cuộc sống phù hợp với phẩm giá cho gia đình họ”.
“Ngày nay, hơn bao giờ hết, xã hội của chúng ta cần có ‘những con người có tinh thần hiếu khách’”, ĐTC Phanxicô nói, “những con người, bất kể nam nữ, cam kết cho sự phát triển toàn diện của tất cả các dân tộc trong đại gia đình nhân loại cam kết sống trong công lý, tinh thần liên đới và sự hòa hợp huynh đệ”.
ĐTC Phanxicô cũng sẽ gặp gỡ Thủ tướng Thái Lan. Kế đến, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ vị Đại Hòa Thượng của Phật giáo tại một ngôi đền và sau đó là cuộc gặp gỡ Quốc vương Maha Vajirusongkorn tại Cung điện Hoàng gia Amphorn.
ĐTC Phanxicô cũng sẽ đến thăm bệnh viện Công giáo St. Louis, nơi mà sau đó Ngài sẽ gặp gỡ một số bệnh nhân và những người tàn tật.
Vào buổi tối, 50.000 người dự kiến sẽ tham dự Thánh lễ do ĐTC Phanxicô chủ sự tại sân vận động quốc gia Thái Lan.
Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11, ĐTC Phanxicô sẽ bay đến Tokyo, Nhật Bản, để bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài ba ngày tới đất nước này.
Thiên Ân (theo CNA)