ĐTC Phanxicô và LHQ thúc giục việc bảo vệ môi trường trong các cuộc xung đột vũ trang

Hôm qua thứ hai 6/11, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi sự chú ý đối với những thiệt hại nghiêm trọng mà chiến tranh gây ra cho môi trường, và đồng thời kêu gọi mọi người chăm sóc môi trường vì các thế hệ tương lai. Trong một bài đăng trên tài khoản Twitter @Pontifex của mình, ĐTC Phanxicô đã viết: “Chiến tranh luôn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. Chúng ta không được ngược đãi ngôi nhà chung của chúng ta, nhưng hãy chăm sóc nó vì các thế hệ tương lai”.

Dòng tweet của ĐTC Phanxicô được đưa ra hôm 6 tháng 11 nhằm đánh dấu Ngày quốc tế Ngăn chặn việc Khai thác Môi trường trong Chiến tranh và xung đột vũ trang của Liên Hiệp Quốc. Môi trường là một chủ đề yêu thích với ĐTC Phanxicô, người đã dành toàn bộ một thông điệp cho chủ đề này: “Laudato Si’, Về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”.

Trong một thông điệp riêng, người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi việc bảo vệ môi trường, đặc biệt trong thời điểm của các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời nhấn mạnh rằng nó là “một trụ cột quan trọng của hòa bình, an ninh và phát triển bền vững”. “Chiến tranh là một ngành thương mại nhơ nhuốc. Khói từ các giếng dầu đang cháy, các cơ sở công nghiệp bị cướp phá, các loại vũ khí đạn dược bị bỏ lại và các tòa nhà bị đổ sập chính là những dấu ấn của cuộc xung đột”, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, viết trong một thông điệp nhân ngày quốc tế này hôm thứ Hai vừa qua.

AP4140306_ArticoloMôi trường – nạn nhân của chiến tranh

“Cho dù là do chiến tranh hay sự thất bại trong việc kiểm soát của Chính phủ, sự thiệt hại đối với môi trường có những hậu quả tàn phá đối với sức khoẻ và hạnh phúc của con người”, ông Guterres viết, đồng thời lưu ý rằng sự thiệt hại đối với môi trường kéo dài hàng thập kỷ như đã thấy ở các khu vực của Châu Âu vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm kim loại nặng từ các loại đạn dược được sử dụng trong suốt Thế chiến thứ nhất.

Trong khi con số thương vong do chiến tranh đã được đo bằng số lượng người chết và bị thương, dân thường, các thành phố và sinh kế bị hủy hoại, môi trường vẫn thường là nạn nhân chiến tranh những chưa được công bố. Các giếng nước đã bị ô nhiễm, cây trồng bị thiêu rụi, các khu rừng bị chặt phá, đất đai bị nhiễm độc và nhiều loại động vật giết chết để đạt được lợi thế quân sự.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã nhận thấy rằng trong vòng 60 năm trở lại đây, ít nhất 40% tất cả các cuộc xung đột nội bộ có liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước uống.

Ông Guterres kêu gọi Ngày Quốc tế Ngăn Ngừa Khai thác Môi Trường trong Chiến tranh và xung đột vũ trang là “cơ hội để nhận ra rằng môi trường chính là một nạn nhân khác của chiến tranh”.

Môi trường lành mạnh để xây dựng lại cuộc sống

Ông Guterres cho biết rằng mọi người cần một môi trường lành mạnh để tồn tại sau một cuộc xung đột và xây dựng lại cuộc sống của họ sau đó. Môi trường, ông nói, “cung cấp thực phẩm, chỗ ở và công việc” và đồng thời “việc quản lý chung đối với môi trường tạo ra một lộ trình cho các nước láng giềng để duy trì hoặc cải thiện quan hệ”.

Ông Guterres cũng khuyến khích rằng việc thực hiện trong năm nay cũng là một cơ hội để thực hiện các biện pháp nhằm giảm những thiệt hại song song do các cuộc xung đột gây ra và đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững. Ông Guterres nguyện cho những cam kết của LHQ trong việc bảo vệ môi trường như là một trụ cột thiết yếu của hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết