ĐTC Phanxicô tôn vinh các vị Tử đạo Nhật Bản và cử hành Thánh lễ tại Nagasaki

Đến thăm thành phố Nagasaki vào ngày 24 tháng 11, ĐTC Phanxicô đã dừng lại để cầu nguyện trên ngọn đồi nơi mà Thánh Phaolô Miki và 25 người bạn đồng hành bị đóng đinh vào năm 1597; Hàng trăm người khác đã bị giết hại trong những thập kỷ sau đó. Trong hơn 200 năm, không có một linh mục Công giáo nào ở Nhật Bản, nhưng các cộng đồng nhỏ bé của “các Kitô hữu hầm trú” đã giữ cho Giáo hội Công giáo tiếp tục tồn tại bằng cách bí mật rửa tội cho con cái họ và đồng thời truyền dạy đức tin cho chúng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô âu yếm một đứa trẻ khi ngài đến tham dự Thánh lễ tại một sân vận động bóng chày Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2019, tại Nagasaki, Nhật Bản. (Ảnh AP / Gregorio Borgia)

ĐTC Phanxicô âu yếm một em bé khi Ngài đến để cử hành Thánh lễ tại một sân vận động bóng chày hôm Chúa nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2019, tại Nagasaki, Nhật Bản (Ảnh AP/ Gregorio Borgia)

NAGASAKI, Nhật Bản (CNS) – Trong khi cả thế giới đều nhận biết Nagasaki là địa điểm xảy ra vụ nổ bom nguyên tử của Hoa Kỳ, thì đối với Giáo hội Công giáo, đây cũng chính là nơi diễn ra một trong những chiến dịch khốc liệt của cuộc đàn áp chống Kitô giáo.

Đến thăm thành phố Nagasaki vào ngày 24 tháng 11, ĐTC Phanxicô đã dừng lại để cầu nguyện trên ngọn đồi nơi mà Thánh Phaolô Miki và 25 người bạn đồng hành bị đóng đinh vào năm 1597; Hàng trăm người khác đã bị giết hại trong những thập kỷ sau đó. Trong hơn 200 năm, không có một linh mục Công giáo nào ở Nhật Bản, nhưng các cộng đồng nhỏ bé của “các Kitô hữu hầm trú” đã giữ cho Giáo hội Công giáo tiếp tục tồn tại bằng cách bí mật rửa tội cho con cái họ và đồng thời truyền dạy đức tin cho chúng.

Khi các linh mục cuối cùng được phép quay trở lại Nhật Bản, không phải tất cả các “Kitô hữu hầm trú” đều gia nhập các Giáo xứ mà họ đã thành lập, giữ gìn đức tin tập trung vào gia đình mà họ đã học được từ tổ tiên của mình. Các nhóm nhỏ trong số họ vẫn còn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.

Vào một buổi sáng trời mưa lạnh lẽo tại đài tưởng niệm các vị Tử đạo, ĐTC Phanxicô chia sẻ rằng địa điểm này không phải là một lời nhắc nhở về sự chết như lời hứa về sự sống đời đời trong Chúa Giêsu.

Lời chứng của các vị tử đạo, ĐTC Phanxicô nói, “củng cố chúng ta trong đức tin và giúp chúng ta đổi mới sự cống hiến và cam kết với công cuộc truyền giáo, nỗ lực tạo ra một nền văn hóa có khả năng gìn giữ và bảo vệ tất cả mọi sự sống thông qua việc ‘tử đạo’ mỗi ngày trong công việc hy sinh phục vụ thầm lặng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người thiếu thốn cần được giúp đỡ nhất”.

Đức Thánh Cha Phanxicô, kể từ khi là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi ở Argentina đã từng khao khát được phục vụ với tư cách là một nhà truyền giáo ở Nhật Bản, đã phát biểu với đám đông nhỏ hiện diện tại đài tưởng niệm rằng Ngài “đã tìm thấy nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong câu chuyện về các nhà truyền giáo tiên khởi và các vị tử đạo Nhật Bản”.

Đứng trước một tượng đài với các tác phẩm điêu khắc phù điêu về 26 vị tử đạo, Đức Thánh Cha kêu gọi việc cầu nguyện cho tất cả những người phải chịu đựng sự bắt bớ vì đức tin của họ ngày hôm nay.

“Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng và khẳng định rằng tự do tôn giáo phải được đảm bảo cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới của chúng ta”, ĐTC Phanxicô nói, và “chúng ta cũng hãy lên án việc thao túng các tôn giáo” bởi những người tìm kiếm quyền lực hoặc hy vọng gieo rắc bạo lực và sự hỗn loạn.

Sau khi nghỉ ngơi tại Tòa Tổng Giám mục Nagasaki, ĐTC Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại sân vận động bóng chày của thành phố với khoảng 35.000 người, bao gồm các thành viên của quân đội Hoa Kỳ đóng quân tại Nhật Bản và các tín hữu Công giáo đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trong bài giảng Thánh lễ của mình, Đức Thánh Cha đã đề cập đến đức tin không hề lay chuyển của các vị tử đạo Nhật Bản và sự đau khổ khủng khiếp của người dân sau khi Hoa Kỳ thả một quả bom nguyên tử xuống Nagasaki vào năm 1945.

“Vùng đất này đã phải trải qua, như rất ít quốc gia đã từng phải trải qua như thế, sức mạnh hủy diệt mà con người chúng ta có khả năng tạo ra”, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong bài giảng. “Nagasaki mang trong mình vết thương khó lành, vết sẹo nảy sinh từ sự đau khổ không thể hiểu nổi mà rất nhiều nạn nhân vô tội của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và các cuộc chiến tranh hiện tại phải chịu đựng, khi Thế chiến thứ ba đang diễn ra từng ngày”.

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu Công giáo trong khu vực cầu nguyện cho những người ở nhiều khu vực khác trên thế giới đang phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh ngày nay và làm chứng cho Vương quốc của Chúa Giêsu, “một Triều đại của sự thật và công lý, của sự thánh thiện và ân sủng, của tình yêu và hòa bình”.

maria

Phần đầu của bức tượng Đức Trinh Nữ Maria bị cháy sém và không còn đôi mắt còn sót lại sau khi Nhà thờ Chánh Tòa Nagasaki bị phá hủy vào năm 1945 được đặt gần bàn thờ. Đức Thánh Cha đã xông hương bức tượng trước khi cử hành Thánh lễ.

Minh Tuệ (theo America)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết