“Tiếng kêu khóc của người nghèo chính là niềm hy vọng của Giáo hội”, ĐTC Phanxicô tuyên bố trong bài giảng đầy cảm hứng và mang tính gợi mở trong Thánh lễ được cử hành tại Đền Thánh Phêrô, hôm Chúa nhật ngày 27 tháng 10, bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Pan-Amazonia kéo dài ba tuần vốn có thể được chứng minh như là một bước ngoặt trong lịch sử của Giáo hội trong khu vực và có lẽ trên toàn thế giới.

ĐTC Phanxicô được tháp tùng bởi các nhân viên mục vụ khi rời khỏi Thánh lễ bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon tại Vatican hôm 27 tháng 10 năm 2019 (Ảnh: CNS / Paul Haring)
“Tiếng kêu khóc của người nghèo chính là niềm hy vọng của Giáo hội”, ĐTC Phanxicô tuyên bố trong bài giảng đầy cảm hứng và mang tính khơi gợi trong Thánh lễ được cử hành tại Đền Thánh Phêrô, hôm Chúa nhật ngày 27 tháng 10, bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Pan-Amazonia kéo dài ba tuần vốn có thể được chứng minh như là một bước ngoặt trong lịch sử của Giáo hội trong khu vực và có lẽ trên toàn thế giới.
ĐTC Phanxicô lặp đi lặp lại những lời đó, “Tiếng kêu khóc của người nghèo chính là tiếng kêu của niềm hy vọng của Giáo hội”, khi Ngài bình luận về câu chuyện Tin Mừng về người Pha-ri-siêu và người thu thuế vừa được công bố. “Biết bao nhiêu lần, thậm chí ngay cả trong Giáo hội, tiếng nói của người nghèo đã không được lắng nghe và có lẽ bị nhạo báng chế giễu hoặc bị làm cho phải im lặng bởi vì họ phiền phức”, ĐTC Phanxicô nhận xét. Nhưng, ĐTC Phanxicô cho biết thêm, “trong Thượng Hội đồng này, chúng ta đã có cơ hội lắng nghe tiếng nói của người nghèo và suy ngẫm về sự bấp bênh của cuộc sống của họ, vốn bị đe dọa bởi các mô hình phát triển với mục đích bóc lột người khác”.
ĐTC Phanxicô đã lên án mạnh mẽ “những mô hình mong muốn lợi dụng bóc lột người khác”, vốn không chỉ là mối đe dọa chết người đối với cuộc sống của 34 triệu cư dân vùng Amazon, bao gồm 2,5 triệu người dân bản địa bị cô lập tự nguyện, mà còn là các rừng mưa nhiệt đới vốn chính là nguồn sống thiết yếu cho toàn thể nhân loại.
ĐTC Phanxicô đã đưa ra bài giảng của mình trong Thánh lễ mà Ngài cùng đồng tế với 160 vị Hồng y, Tổng Giám mục và Giám mục tham gia Thượng Hội đồng Giám mục và 95 Linh mục, trong đó ĐTC Phanxicôđã sử dụng chiếc gậy làm từ gỗ từ rừng Amazonia, một món quà từ các tham dự viên tham gia Thượng Hội đồng. Trong đoàn đồng tế có 16 vị đại diện cho các dân tộc bản địa trong khu vực.
Ca đoàn tổng hợp Sistine chịu trách nhiệm hát lễ bằng tiếng Latin trong suốt Thánh lễ. Khi ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ tại bàn thờ, một trong những nhân vật chính của Thượng Hội đồng Giám mục, Đức Hồng y Claudio Hummes, vị Hồng y người Brazil, người đã ngồi cạnh ĐTC Phanxicô tại Cơ mật viện năm 2013 và đã bầu chọn Ngài và thầm thì nói: “Đừng quên những người nghèo”, đứng bên cạnh Ngài. Họ đã cùng với hai vị Giám chức giúp soạn thảo tài liệu chung kết của Thượng Hội đồng: Đức Hồng y Michael Czerny, S.J., và Đức Giám mục Martinez De Aguirre Guinea của Peru. Đức Thánh Cha Phanxicô mang phẩm phục màu xanh lá cây.
Trong bài giảng của mình, ĐTC Phanxicô đã so sánh lời cầu nguyện của người Pha-ri-siêu với lời cầu nguyện của người thu thuế. ĐTC Phanxicô lưu ý rằng người Pha-ri-siêu bắt đầu lời cầu nguyện hết sức tốt đẹp của mình bằng cách tạ ơn Thiên Chúa, nhưng sau đó lại “tràn ngập sự tự quả quyết về khả năng tuân giữ tất cả mọi giới luật”, anh ta tiếp tục đề cập đến “những công trạng và đức hạnh của riêng mình … chỉ tập trung vào bản thân mình” và cuối cùng, “anh rốt cuộc chỉ ca ngợi chính mình thay vì cầu nguyện”.
ĐTC Phanxicô nói, “Anh ta chẳng kêu cầu điều gì từ Thiên Chúa bởi vì anh không cảm thấy cần thiết hay mắc nợ; anh ta cảm thấy Thiên Chúa mắc nợ mình một điều gì đó”. Thật vậy, “anh ta đứng trong đền thờ của Thiên Chúa, nhưng anh lại tôn thờ một vị thần khác: cái tôi của chính anh ta. Và, nhiều nhóm người ‘có uy tín’, nhiều ‘Kitô hữu Công giáo’, cũng đi theo con đường này”.
ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng người Pha-ri-siêu quên mất điều răn cao trọng nhất: “Mến Chúa và yêu người”. Trên thực tế, “người Pha-ri-siêu quên mất người anh em thân cận của mình; thật vậy, anh ta khinh thường người này … anh ta coi người này không xứng đáng, không có giá trị”. “Anh ta coi mình là tốt đẹp trổi vượt hơn so với những người khác, người mà anh ta gọi theo nghĩa đen là ‘những kẻ dư thừa, thừa thãi’… để rồi phải giữ một khoảng cách với họ”.
Sau đó, trong phần nổi bật nhất trong bài giảng của mình, ĐTC Phanxicô, chia sẻ với một sự nhiệt huyết đầy hứng khởi, lưu ý: “Có biết bao nhiêu lần chúng ta đã nhận thấy điều này xảy ra lặp đi lặp lại trong cuộc sống và lịch sử! Đã biết bao nhiêu lần con những người nổi bật, như người Pha-ri-siêu đối với người thu thuế, dựng lên những bức tường ngăn cách để gia tăng khoảng cách, khiến người khác cảm thấy bị từ chối nhiều hơn”.
“Hoặc bằng cách xem họ là lạc hậu và ít có giá trị, coi thường truyền thống của họ, bôi xóa lịch sử của họ, chiếm đất đai của họ và chiếm đoạt hàng hóa của họ. Có biết bao nhiêu sự tự cho mình là trổi vượt ưu việt, được biến thành sự áp bức và bóc lột, tồn tại thậm chí ngay cả ngày nay! Chúng ta đã nhận thấy điều này trong Thượng Hội đồng Giám mục, khi nói về việc khai thác bóc lột công trình sáng tạo, bóc lột người dân, bóc lột các cư dân tại Amazon, và về nạn buôn bán người”.
ĐTC Phanxicô nói tiếp, “Những sai lầm trong quá khứ không đủ để ngăn chặn việc cướp bóc đối với người khác và gây ra những tổn thương cho anh chị em của chúng ta và cho người chị em Trái đất của chúng ta: Chúng ta đã nhìn thấy điều đó nơi khuôn mặt đầy sẹo của khu vực Amazon”. Thậm chí ngày nay, “việc tôn thờ bản thân vẫn tiếp tục với những nghi thức và ‘lời cầu nguyện’ đầy giả hình, quên đi việc thờ phượng đích thực đối với Thiên Chúa vốn luôn được thể hiện nơi tình yêu thương đối với người anh em thân cận của mình. Ngay cả các Kitô hữu, những cầu nguyện và đi lễ Chúa nhật, cũng khó tránh khỏi việc sự sùng bái bản thân này”.
ĐTC Phanxicô thúc giục các Nghị phụ, “Chúng ta hãy tự đánh giá bản thân và xem xét việc liệu chúng ta cũng có thể nghĩ rằng ai đó thấp kém hơn và có thể bị gạt sang một bên, thậm chí ngay cả khi chỉ bằng lời nói của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện để đừng bao giờ tự coi mình là ưu việt, để không bao giờ tin rằng mình hoàn hảo, không trở nên yếm thế và khinh miệt người khác. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta khỏi việc nói hành nói xấu và phàn nàn về người khác, khỏi việc luôn coi thường người này hay người kia. Những điều này làm hài lòng Thiên Chúa”.
Nhưng, ĐTC Phanxicô nhắc nhở họ, “Lời cầu nguyện của người thu thuế giúp chúng ta hiểu rằng điều gì làm hài lòng Thiên Chúa”. Anh ta “không bắt đầu từ công trạng của mình, mà từ những thiếu sót của mình; không phải từ sự giàu có mà từ sự nghèo khó của anh ta”.
Và mặc dù “những người thu thuế thì luôn giàu có và có xu hướng kiếm tiền một cách bất công với cái giá phải trả của những người anh em đồng bào của họ”, nhưng anh ta đã trải nghiệm “một sự nghèo khó trong cuộc sống bởi vì chúng ta không bao giờ sống tốt trong tội lỗi”. ĐTC Phanxicô chia sẻ rằng người thu thuế “đã thừa nhận mình nghèo trước mặt Thiên Chúa và Thiên Chúa đã lắng nghe lời cầu nguyện của anh ta, chỉ bằng bảy từ nhưng là một biểu hiện của sự chân thành thống thiết”.
ĐTC Phanxicô lưu ý rằng trong khi người Pharisêu đứng dưới chân Ngài để cầu nguyện, người thu thuế đứng cách xa và thậm chí còn không dám ngước mắt lên trời … vì anh ta tin rằng Thiên Chúa thực sự tuyệt vời cao cả, trong khi anh ta tự nhận biết mình chỉ là kẻ hèn kém”.
Hơn nữa, “người thu thuế đấm ngực bởi vì ngực chính là vị trí của trái tim. Lời cầu nguyện của anh được sinh ra từ trái tim; đó là điều hiển nhiên. Người thu thuế tự đặt trái tim mình trước mặt Chúa”. Thật vậy, ĐTC Phanxicô nói, “cầu nguyện chính là tự đặt mình trước mặt Chúa, không ảo tưởng, bào chữa hay biện minh”.
Ở điểm này, Đức Thánh Cha cảm ơn các tham dự viên tham gia Thượng Hội đồng vì đã làm việc cùng với nhau với thái độ tương tự. “Đó quả thực chính là một trải nghiệm tuyệt vời”, ĐTC Phanxicô nói. “Tôi rất biết ơn vì chúng ta đã có thể nói chuyện với nhau trong những tuần lễ này từ tận cõi lòng của mình, với sự chân thành và thẳng thắn, và đồng thời đặt những nỗ lực và hy vọng của chúng ta trước Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta”.
ĐTC Phanxicô với ơn các tham dự viên tham gia Thượng Hội đồng rằng từ người thu thuế, “chúng ta đã tái khám phá nơi để bắt đầu – từ sự xác tín rằng tất cả chúng ta đều cần sự cứu rỗi”.
“Đây chính là bước đầu tiên của việc thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực”, ĐTC Phanxicô nói, “Đấng có lòng thương xót đối với những người thừa nhận tình cảnh túng thiếu của họ”. Mặt khác, ĐTC Phanxicô nói, “nguồn gốc của mọi tội lỗi, như người xưa đã dạy, đó chính là việc tin rằng chúng ta công chính. Việc tự coi mình là công chính đồng nghĩa với việc rời bỏ Thiên Chúa, Đấng công chính duy nhất”.
ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng, “lập trường ban đầu này là vô cùng quan trọng đến nỗi Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một sự so sánh khác thường, đặt cạnh dụ ngôn về người Pharisêu, nhân vật ngoan đạo và sùng đạo nhất thời bấy giờ, và người thu thuế, một kẻ tội lỗi. Sự đánh giá đã bị đảo ngược: người tốt lành nhưng kiêu căng tự phụ đã bị hạ bệ; một người được cho là kẻ bất hạn nhưng khiêm nhường lại được Thiên Chúa tán dương”.
ĐTC Phanxicô chia sẻ với các Nghị phụ Thượng Hội đồng, “Nếu như chúng ta tự nhìn vào bản thân một cách trung thực, chúng ta sẽ nhận thấy nơi tất cả chúng ta hình ảnh người thu thuế và người Pha-ri-siêu. Chúng ta hơi giống với những người thu thuế bởi vì chúng ta là những kẻ tội lỗi, và có đôi chút giống với những người Pharisêu bởi vì chúng ta kiêu căng tự phụ, có thể tự biện minh cho mình, những bậc thầy về nghệ thuật tự biện minh cho bản thân. Điều này có thể thường hoạt động với chính chúng ta, chứ không phải với Thiên Chúa”.
ĐTC Phanxicô mời gọi họ “cầu nguyện để được ân sủng để trải nghiệm bản thân cần đến lòngthương xót, nghèo khó về nội tâm”, Và “cũng chính vì lý do này”, ĐTC Phanxicô nói, chúng ta liên đới với người nghèo, để nhắc nhở bản thân rằng chúng ta cũng nghèo hèn, để nhắc nhở bản thân rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa chỉ hoạt động trong hòn cảnh của một sự nghèo khó nội tại”.
ĐTC Phanxicô tiếp tục, “trong khi lời cầu nguyện của những người cho rằng mình công chính không được đáp lời, bị đè bẹp bởi sức mạnh cuốn hút của chủ nghĩa vị kỷ, thì lời cầu nguyện của người nghèo vươn thẳng lên tới Thiên Chúa”. Thật vậy, ĐTC Phanxicô nói, “ý thức về đức tin của Dân Chúa đã nhận thấy nơi người nghèo, “những người gác cổng Thiên đàng”, rằng họ chính là những người sẽ mở rộng hoặc khép lại cánh cổng của sự sống đời đời. Họ không được coi như là những ông chủ ở đời này; họ không đặt mình trước người khác; họ đặt sự giàu có chỉ nơi một mình Thiên Chúa”.
Trong suốt Thượng Hội đồng này, ĐTC Phanxicô nói, “chúng ta đã có được ân sủng của việc lắng nghe tiếng nói của người nghèo và suy ngẫm về sự bấp bênh trong cuộc sống của họ… Nhưng chính trong tình huống này, nhiều người đã chứng tỏ với chúng ta rằng có thể nhìn vào thực tế theo một cách khác, chấp nhận nó với đôi vòng tay rộng mở như một món quà, coi thế giới được tạo ra không phải là một nguồn tài nguyên để khai thác tận diệt mà là một ngôi nhà cần phải được bảo về giữa gìn, với sự tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa”.
ĐTC Phanxicô kết luận bằng cách khuyến khích họ rằng “Chúng ta hãy cầu nguyện để có được ân sủng để có thể lắng nghe tiếng kêu khóc của người nghèo: đây chính là tiếng kêu của niềm hy vọng của Giáo hội. Khi chúng ta biến tiếng kêu khóc của họ trở thành tiếng kêu khóc của chính mình, thì lúc đó lời cầu nguyện của chúng ta cũng sẽ vươn lên tới tận tầng mây”.
Sau Thánh lễ, các Nghị phụ đã chuẩn bị trở các Giáo phận của mình. Mặt khác, ĐTC Phanxicô sẽ bắt đầu viết Tông Huấn hậu Thượng Hội đồng dựa trên những kết luận của một Thượng Hội đồng Giám mục vốn sẽ được ghi nhớ không chỉ về việc bỏ phiếu về việc cho chức linh mục cho các Phó tế đã kết hôn và đồng thời yêu cầu xem xét việc phong chức Phó tế cho phụ nữ, mà còn đặc biệt là về cam kết của Giáo hội Công giáo để bảo vệ các dân tộc bản địa và các khu rừng mưa nhiệt đới của vùng Pan-Amazonia khỏi sự bóc lột và bạo lực của những kẻ thực dân mới. ĐTC Phanxicô cho biết rằng Ngài hy vọng sẽ công bố Tài liệu thuộc về Huấn quyền đó trước cuối năm nay.
Minh Tuệ (theo Amerrica)