ĐTC Phanxicô: Tháng Truyền Giáo ngoại thường và Thượng Hội Đồng Giám mục về khu vực Amazon, cơ hội cho việc truyền giáo

Vatican (Agenzia Fides) – Thượng Hội Đồng Giám mục về khu vực Amazon và Tháng Truyền giáo ngoại thường, cả hai sẽ được cử hành vào tháng 10 năm 2019, là hai cơ hội cho việc truyền giáo, nhằm thực hiện lời kêu gọi đối với việc “canh tân sứ mạng của Giáo hội trên toàn thế giới”. Đây là những điều ĐTC Phanxicô đã chia sẻ trong thông điệp của mình với các Giám Đốc Quốc Gia thuộc Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng, những người mà ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến hôm 1 tháng Sáu, nhân dịp Đại hội đồng thường niên diễn ra từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 tại Fraterna Domus Sacrofano (Rome). ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một “sự hoán cải truyền giáo” thực sự. Với tinh thần này, chủ đề cho Tháng Truyền giáo vào tháng 10 năm 2019 đã được chọn, đã được tuyên bố bởi ĐTC Phanxicô: “Được Rửa tội và được sai đi: Giáo Hội của Chúa Kitô với sứ mạng truyền giáo trên toàn thế giới”. Chủ đề nhấn mạnh rằng việc “được sai đi với sứ mạng truyền giáo chính là một lời mời gọi vốn có trong Bí tích Rửa tội và dành cho tất cả những ai đã được rửa tội”, ĐTC Phanxicô nói.

Sự trùng hợp giữa hai sự kiện – Thượng Hội Đồng Giám mục về khu vực Amazon và Tháng Truyền Giáo ngoại thường – “giúp chúng ta tập trung mọi ánh nhìn của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô trong việc đối phó với tất cả mọi vấn đề, những thách thức, sự giàu có và nghèo đói, nó giúp chúng ta đổi mới cam kết phục vụ Tin Mừng vì sự cứu rỗi cho tất cả mọi người bất kể đàn ông và phụ nữ sống trong những vùng đất đó”, thông điệp cho biết. “Chúng ta hãy cầu nguyện để Thượng Hội Đồng Giám mục về khu vực Amazon có thể đổi mới sứ mạng truyền giáo tại khu vực này trên thế giới vốn đã phải trải qua thử thách, bị khai thác một cách bất công và cần đến ơn cứu độ của Chúa Giêsu”.

download (4)

 Dưới đây là bài phát biểu của ĐTC Phanxicô với các tham dự viên tham dự:

Anh chị em thân mến,

Tôi vui mừng chào đón toàn thể anh chị em nhân dịp Đại hội đồng của anh chị em và tôi cũng muốn gửi lời chào thân ái tới toàn thể quý vị. Xin được cảm ơn Đức Hồng y Filoni vì những lời giới thiệu, và tôi chào mừng vị tân Chủ tịch của Hội Truyền giáo Giáo hoàng, Đức Cha Giampietro Dal Toso, người lần đầu tiên tham dự cuộc họp thường niên này của anh chị em. Tôi muốn bày tỏ với tất cả anh chị em một cảm giác sống động về lòng biết ơn đối với công việc của anh chị em trong việc nâng cao nhận thức về tinh thần truyền giáo ở giữa Dân Thiên Chúa và đồng thời tôi đảm bảo với anh chị em rằng tôi sẽ luôn nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện.

Chúng ta có một hành trình thú vị phía trước: chuẩn bị cho Tháng Truyền Giáo ngoại thường vào tháng 10 năm 2019, mà tôi đã thông báo vào Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 2017. Tôi mạnh mẽ khuyến khích anh chị em sống giai đoạn chuẩn bị này như một cơ hội tuyệt vời để đổi mới lại cam kết truyền giáo của toàn thể Giáo Hội. Đây cũng là một cơ hội đặc biệt để canh tân các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng của chúng ta. Tất cả mọi thứ cần phải luôn được đổi mới: đổi mới tâm hồn, đổi mới mọi công việc, đổi mới các tổ chức, bởi vì nếu không chúng ta sẽ chấm dứt mọi thứ nơi một viện bảo tàng. Chúng ta cần phải được canh tân để không kết thúc nơi một viện bảo tàng. Anh chị em đã nhận thức được mối bận tâm của tôi đối với nguy cơ rằng công việc của anh chị em sẽ bị giảm xuống chỉ còn là chiều kích về tiền tệ của việc viện trợ vật chất – đây chính là một mối bận tâm thực sự – biến anh chị em trở thành một cơ quan giống như nhiều cơ quan khác, mặc dù mang nguồn cảm hứng Kitô giáo. Đây chắc chắn không phải là điều mà những người sáng lập Hội Truyền giáo Giáo hoàng và Giáo hoàng Piô XI mong muốn khi họ được thành lập và tổ chức trong việc phục vụ Đấng kế vị Thánh Phêrô. Vì lý do này, một lần nữa tôi đã đề xuất như là một sự đổi mới hiện tại và cấp bách đối với nhận thức truyền giáo của toàn thể Giáo Hội ngày nay, một khả năng trực giác tuyệt vời và can đảm của nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XV, chứa đựng trong Tông Thư ‘Maximum illud’: có nghĩa là cần phải đổi mới Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội trên thế giới. Mục tiêu chung này có thể và phải giúp các Hội Truyền Giáo Giáo hoàng thể hiện một sự hiệp thông về mặt tinh thần, sự cộng tác qua lại và sự hỗ trợ lẫn nhau. Nếu như sự đổi mới là chân thực, sáng tạo và hiệu quả, việc cải cách các Hội Truyền Giáo của anh chị em sẽ phải bao gồm việc tái thiết lập, một sự tái phát triển theo nhu cầu của Tin Mừng. Nó không chỉ đơn giản là việc xem xét lại những động lực để làm tốt hơn những điều mà anh chị em đã thực hiện. Việc hoán cải truyền giáo đối với các cấu trúc của Giáo Hội (xem Tông Huấn Evangelii gaudium, số 27) đòi hỏi sự thánh thiện cá nhân và sự sáng tạo tinh thần. Vì vậy, không chỉ đổi mới những điều cũ kĩ , mà còn để cho Chúa Thánh Thần sáng tạo những điều mới mẻ. Không phải chúng ta: mà là chính Chúa Thánh Thần. Hãy nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần, để cho Chúa Thánh Thần sáng tạo những điều mới mẻ, làm cho tất cả mọi sự trở nên mới mẻ (xem Tv 104: 30, Mt 9: 17, 2 Pt 3: 13, Kh 21: 5). Ngài chính là nhân vật chính của sứ mạng truyền giáo: Ngài chính là “người đứng đầu văn phòng” của Hội Truyền giáo Giáo hoàng. Chính là Chúa Thánh Thần, chứ không phải chúng ta. Đừng sợ những điều mới mẻ phát xuất từ Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục sinh: những thay đổi này quả thực vô cùng tuyệt vời. Hãy sợ những điều mới lạ khác: những điều này không xảy ra! Những điều không đến từ đó. Hãy mạnh dạn và can đảm trong sứ mạng truyền giáo, cộng tác với Chúa Thánh Thần, luôn luôn hiệp thông với Giáo Hội của Chúa Kitô (xem Tông Huấn Gaudete et exsultate, số 131). Và sự táo bạo này có nghĩa là ra đi với tinh thần can đảm, với sự nhiệt thành của những người đầu tiên rao giảng Tin Mừng. Cuốn sách cho việc cầu nguyện và suy tư theo thói quen của anh chị em chính là sách Công Vụ Tông Đồ. Hãy đến đó để tìm cho mình những nguồn cảm hứng. Và nhân vật chính của cuốn sách đó chính là Chúa Thánh Thần. Điều đó có ý nghĩa gì đối với tất cả anh chị em, Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng, cùng với Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc đang chuẩn bị cho Tháng Truyền Giáo Ngoại thường, để tự tái thẩm định mình về mặt Phúc Âm? Tôi tin điều đó đơn giản có nghĩa là một sự hoán cải truyền giáo. Chúng ta cần tái thẩm định – trực giác của Đức Benedict XV – để tự tái phát triển bắt đầu từ sứ mạng của Chúa Giêsu, tái thẩm định trong nỗ lực thu thập và phân phát viện trợ vật chất dưới ánh sáng của sứ mạng truyền giáo và sự bố trí mà nó đòi hỏi, ngõ hầu lương tâm, nhận thức và trách nhiệm truyền giáo một lần nữa trở thành một phần trong kinh nghiệm thường ngày của toàn thể Dân Thánh của Thiên Chúa. “Được Rửa tội và được sai đi: Giáo Hội của Chúa Kitô với sứ mạng truyền giáo trên toàn thế giới”. Đây là chủ đề mà chúng ta đã chọn cho Tháng Truyền giáo vào tháng 10 năm 2019. Chủ đề nhấn mạnh rằng việc được sai đi với sứ mạng truyền giáo chính là một lời mời gọi vốn có trong Bí tích Rửa tội và dành cho tất cả những ai đã được rửa tội. Chính vì vậy, đời sống chúng ta, trong Đức Kitô, cũng chính là một việc truyền giáo! Chính chúng ta là những nhà truyền giáo bởi vì chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. “Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ,để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinhtuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người” (xem Ê-phê-sô 1: 3-6). Chiều kích truyền giáo đối với Bí tích Rửa Tội của chúng ta, do đó trở thành việc làm chứng cho sự thánh thiện vốn mang lại sự sống và vẻ đẹp cho thế giới. Việc đổi mới các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng do đó đồng nghĩa với việc để tâm suy nghĩ về, với cam kết nghiêm túc và can đảm, sự thánh thiện của mỗi người và của Giáo Hội như một gia đình và một cộng đồng. Tôi kêu gọi anh chị em đổi mới, với sự sáng tạo, bản chất và hành động của Hội Truyền giáo Giáo hoàng, đặt tất cả vào việc phục vụ sứ mạng truyền giáo, để tâm điểm của những mối bận tâm của chúng ta có thể là sự thánh thiện của đời sống của các môn đệ truyền giáo. Thật vậy, để cộng tác với việc cứu rỗi thế giới, chúng ta cần phải yêu mến nó (x. Ga 3:16) và sẵn lòng trao ban sự sống qua việc phục vụ Đức Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của thế gian. Chúng ta không có một sản phẩm để bán – nó chẳng liên quan gì đến việc buộc ai phải theo đạo, chúng ta không có sản phẩm để bán – nhưng là một cuộc sống để chia sẻ: Thiên Chúa, sự sống thần linh của Ngài, tình yêu đầy thương xót của Ngài, sự thánh thiện của Ngài! Và chính Chúa Thánh Thần đã sai chúng ta đi, đồng hành với chúng ta, truyền cảm hứng cho chúng ta: Ngài chính là tác giả của sứ mạng truyền giáo. Chính Ngài mang đề xướng Giáo Hội, chứ không phải chúng ta. Thậm chí không phải là tổ chức của Hội Truyền giáo Giáo hoàng. Tôi có để công việc đó cho Ngài không – chúng ta có thể tự hỏi – liệu tôi có để cho Ngài trở thành nhân vật chính không? Hay tôi muốn chế ngự nó, giam hãm nó, trong vô số những cấu trúc của thế gian, cuối cùng, dẫn chúng ta đến việc nhận thức rằng các Giáo hội Truyền giáo như một công ty, một doanh nghiệp, một điều gì đó của riêng chúng ta, nhưng với sự chúc lành của Thiên Chúa? Không, điều này hoàn toàn không đúng. Chúng ta phải tự hỏi mình câu hỏi này: liệu tôi có để việc đó cho Ngài hay không hay tôi lại giam hãm nó? Chúa Thánh Thần, chính Ngài sẽ làm mọi thứ; chúng ta chỉ là những tôi tớ của Ngài. Như chúng ta đã biết, vào tháng 10 năm 2019, Tháng Truyền giáo ngoại thường, chúng ta sẽ tổ chức Thượng Hội đồng giám mục về khu vực Amazon. Hoan nghênh những mối bận tâm của nhiều tín hữu, giáo dân và nhiều mục tử, tôi muốn gặp gỡ để cầu nguyện và suy tư về những thách thức của việc truyền giáo tại những vùng đất Nam Mỹ này, nơi mà những Giáo Hội đặc biệt quan trọng hiện đang sinh sống. Sự trùng hợp giữa hai sự kiện này giúp chúng ta tập trung mọi ánh nhìn của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô trong việc đối phó với tất cả mọi vấn đề, những thách thức, sự giàu có và nghèo đói, nó giúp chúng ta đổi mới cam kết phục vụ Tin Mừng vì sự cứu rỗi cho tất cả mọi người bất kể đàn ông và phụ nữ sống trong những vùng đất đó. Chúng ta hãy cầu nguyện để Thượng Hội Đồng Giám mục về khu vực Amazon có thể đổi mới sứ mạng truyền giáo tại khu vực này trên thế giới vốn đã phải trải qua thử thách, bị khai thác một cách bất công và cần đến ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Đức Maria, khi viếng thăm bà Elizabeth, đã không làm điều đó như một cử chỉ, nhưng như một nhà truyền giáo. Đức Maria đã ra đi như một đầy tớ của Thiên Chúa mà Mẹ đang cưu mang nơi cung lòng của mình: Mẹ không nói bất cứ gì về bản thân mình, Mẹ chỉ mang Chúa Con đến và ngợi khen Thiên Chúa. Một điều hết sức chân thực: Mẹ vội vã lên đường. Đức Maria dạy chúng ta về sự vội vã trung thành này, sự linh thiêng của sự vội vã này. Sự vội vã của lòng trung thành và yêu mến. Mẹ không phải là nhân vật chính, nhưng là đầy tớ của nhân vật chính duy nhất của sứ mạng truyền giáo. Và hình ảnh này có thể giúp chúng ta. Cảm ơn anh chị em!

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết