ĐTC Phanxicô tham gia vào lĩnh vực chính trị trong cuộc tranh luận của Ý về quyền công dân cho những người nhập cư

Thông thường, ĐTC Phanxicô cố gắng không tham gia trực tiếp vào các vấn đề chính trị của Ý, nhưng trong một cuộc tranh luận gần đây về một đạo luật được đề nghị vốn có thể mang lại quyền công dân cho con cái của những người di dân do được sinh ra ở Ý, ĐTC Phanxicô và các nhà lãnh đạo Công giáo khác đã bỏ qua giả thuyết của việc trở nên phi chính trị và đã đồng thời khiến cho sự ủng hộ của mình đối với biện pháp này trở nên hết sức rõ ràng.

ROME – Trong khi tại Hoa Kỳ, khái niệm Vatican có thể ảnh hưởng đến chính sách công là hết sức thái quá, thì ở Ý, mối quan hệ giữa chính trị và Giáo hội Công giáo cũng giống như một tách cà phê cappuccino được pha chế một cách cân đối: cà phê espresso và sữa sủi bọt dường như ban đầu có vẻ tách biệt nhau, nhưng một khi ta thưởng thức nó, chúng lại hòa lẫn vào nhau.

Các vị Giáo Hoàng về mặt lý thuyết đã trao lại quyền lực tạm thời của mình cách đây gần 150 năm trước, nhưng tiếng nói và quan điểm của họ vẫn giữ được trọng lượng đáng kể trong các cuộc thảo luận công khai, mà ở Ý cũng như ở nhiều nơi trên thế giới những hiện nay tập trung xoay quanh cuộc khủng hoảng nhập cư.

03b3f94d9e20c6265c4f7a571710a1aa-690x450Trong quá khứ, ĐTC Phanxicô đã do dự, nếu không phải nói là phản đối thẳng thắn, sử dụng sự tín nhiệm to lớn của mình để can thiệp trực tiếp vào các vấn đề chính sách công của Ý. Tuy nhiên, trong khi ĐTC Phanxicô vẫn giữ im lặng khi nghị viện Italy đã thông qua một đạo luật về những cặp vợ chồng không chính thức, mà những nhà phê bình cho biết đã mở đường cho hôn nhân đồng tính, ĐTC Phanxicô đã lên tiếng về một đạo luật được đề xuất gần đây liên quan đến quyền công dân đối với con cái của những người nhập cư dài hạn.

Luật này dựa trên khái niệm ‘ius soli’ (nguyên tắc lãnh thổ), vốn quy định quyền công dân tùy thuộc vào nơi một người được sinh ra chứ không phải là ‘ius sanguinis’ (nguyên tắc kế thừa quyền công dân của cha mẹ), vốn đòi hỏi một dòng máu, và sẽ cung cấp quyền công dân cho con cái của những người nhập cư được sinh ra ở Ý đã theo học và hoàn thành ít nhất 5 năm tại hệ thống trường học của Ý.

Theo hệ thống ‘ius sanguinis’ hiện tại của Italia, rất khó khăn và cực kì hy hữu đối với con cái của những nhập cư đến nước này để có được quốc tịch. Theo tiêu chuẩn ‘ius soli’, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Nghị viện của đất nước hiện đang ở trạng thái bế tắc về luật pháp, với việc các đảng đối lập cố thủ trong một cuộc chiến nơi mà không có đòn chính trị nào là được bỏ qua.

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm 27 tháng 9 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã mở rộng cánh tay của mình hướng về phía quảng trường Thánh Phêrô và đồng thời kêu gọi tất cả mọi tín hữu hãy chào đốn những người nhập cư và những người tị nạn.

“Cũng giống như cử chỉ như thế này”, ĐTC Phanxicô nói, “những cánh tay rộng mở, sẵn sàng cho một vòng tay siết chặt chân thành và trìu mến”. Sau đó, ĐTC Phanxicô đã khen ngợi công việc của các tổ chức dân sự liên quan đến việc thu thập chữ ký nhằm đẩy mạnh sắc lệnh hành pháp ‘ius soli’.

Đây không phải là lần đầu tiên, cũng không phải là khoảnh khắc kiên định nhất ĐTC Phanxicô đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với sắc lệnh này.

Trong Sứ điệp của mình nhân Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới năm 2018, ĐTC Phanxicô nói, “đi đôi với quyền phổ quát về quốc tịch, nó phải được công nhận và chứng nhận một cách hợp lý cho tất cả các bé trai và bé gái ngay từ khi sinh ra”.

Điều này đã gây ra sự phiền toái và xúc phạm về phía những người phản đối nó. Matteo Salvini, lãnh đạo đảng cánh hữu dân túy Northern League đã đăng tải dòng tweet rằng nếu ĐTC Phanxicô “muốn áp dụng đạo luật này tại quốc gia của mình, Vatican, Ngài có thể tiếp tục. Nhưng với tư cách là một người Công giáo, tôi không tin rằng Ý có thể chào đón và duy trì toàn bộ thế giới. Của Thiên Chúa hãy trả về Thiên Chúa, của Xê-da hãy trả về Xê-da. Amen” đồng thời them vào dòng hashtag ‘stoptheinvasion’ (hãy chấm dứt sự xâm lấn).

Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng trích dẫn tương tự trong Tin Mừng trong một cuộc phỏng vấn với nhà xã hội học Dominique Wolton, trong đó nhấn Ngài mạnh rằng “nhà nước thế tục là một điều lành mạnh”, thế nhưng những tuyên bố gần đây của ĐTC Phanxicô về ‘ius soli’ cho thấy rằng khi chủ đề này đã trở thành mối bận tâm của mình, ĐTC Phanxicô hoàn toàn không sẵn sàng để thoái lui.

Một số cơ quan truyền thông Italia thậm chí còn đưa ra giả thuyết về thỏa thuận giữa Thủ tướng Italia, ông Paolo Gentiloni, và ĐTC Phanxicô đã được niêm phong trong ‘cuộc gặp gỡ bí mật’ giữa hai nhà lãnh đạo vào tháng 7 tại Tòa Tổng Giám mục của Đức Cha Angelo Becciu, nhân vật quyền lực thứ hai tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ý tưởng này không phải là quá xa vời, lượng theo việc quản lý các mối quan hệ giữa Ý và Tòa thánh có phần như một sở thích gia đình đối với ông Gentiloni. Người tiên nhiệm của ông, ông Vincenzo Ottorino Gentiloni Silveri, chịu trách nhiệm về hiệp ước “Gentiloni Pact” vốn cho phép người Công giáo bỏ phiếu tại Italy vào năm 1912, sau khi Đức Piô IX ra lệnh cấm hiệp ước này vào năm 1874.

Một số phóng viên người Italia đã gọi thoả thuận này là “Gentiloni Pact 2.0” nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định của chính quyền hiện tại, vốn có nguy cơ mất đi sự tin tưởng đối với vấn đề ‘ius soli’. Phải thừa nhận rằng Vatican đã có một sự ảnh hưởng trong việc duy trì nguyên trạng hiện tại trong chính trường Italia, vì các lựa chọn thay thế sẽ nằm ở hoặc là cánh hữu chống di dân hoặc cánh tả chống lại hàng giáo sĩ.

Sự đồng thanh của các linh mục, các Giám mục và Hồng y đã được hòa nhập lại với nhau trong việc ủng hộ sắc lệnh ‘ius soli’, với việc Đức Giám Mục Nunzio Galantino, Tổng Thư Ký Hội đồng Giám Mục Ý (CEI), cho biết rằng nếu một cách thức nào đó được tìm thấy để thúc đẩy mọi thứ liên quan đến các quyền của cặp đôi đồng tính, “cũng nên chú ý đến quyền của những người Ý cánh tả mà không có quốc tịch”.

“Tòa Thánh không bỏ phiếu”, vị giám trợ nói rõ, “nhưng Giáo Hội có nghĩa vụ phải nêu ra trọng tâm của vấn đề”.

Vào ngày 25 tháng Chín vừa qua, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Ý, Đức Hồng y Gualtiero Bassetti, cũng đã cùng với hàng ngũ những người ủng hộ đạo luật tranh cãi này, cho biết rằng trong khi việc hoan nghênh những người nhập cư là một bước quan trọng đầu tiên, “có một trách nhiệm khác, được ban hành sau cùng, vốn cần phải được giải quyết với sự thận trọng, sự khôn ngoan và tính hiện thực”.

Nhiều phóng viên đã nhận ra sự khác biệt về cách diễn đạt giữa phương pháp “những cánh tay rộng mở” của ĐTC Phanxicô và lời kêu gọi cần phải thận trọng của Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Ý, nhưng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, đã nhanh chóng bày tỏ sự không đồng tình của mình.

“Chúng ta có thể chào đón mọi người bằng những cánh tay rộng mở, nhưng cũng cần phải có sự khôn ngoan và thận trọng”, ĐHY Parolin phát biểu với các phóng viên hôm 27/9 vừa qua, trước khi tham dự một hội nghị tại Đại học Lateran ở Rôma do Tổ chức viện trợ các Giáo Hội đau khổ về tình hình của các Kitô hữu ở khu vực Nineveh Plains của Iraq.

“Điều cơ bản đó là hoan nghênh, bởi vì họ chính là anh chị em của chúng ta”, ĐHY Parolin nói. Vị giám chức nói rằng trong bối cảnh của “cuộc tranh luận chính trị vô vùng căng thẳng ở Ý” này, điều tốt nhất là nếu như Vatican đồng ý với “các nguyên tắc hồi tưởng”.

“Điều quan trọng là những người này không chỉ được hoan nghênh mà còn phải được hội nhập, để họ có thể được đưa vào bằng một cách tích cực vào sự cấu thành xã hội của chúng ta”, ĐHY Parolin nói.

Chủ tịch Caritas Quốc tế, Đức Hồng y Luis Antonio Tagle đến từ Phillippines, đã tận dụng cơ hội để nhấn mạnh các nguyên tắc ủng hộ di dân trong buổi ra mắt chiến dịch toàn cầu mới mang tên ‘Chia sẻ Hành trình’ vào ngày 27 tháng Chín, nhằm thúc đẩy việc gặp gỡ với những người nhập cư.

“Tất cả mọi người đều làm giàu cho cộng đồng đón nhận họ: Hãy thử nhìn tôi, ông tôi là một người Trung Quốc, không một xu nào dính túi, nghèo rớt mồng tơi, một người sẽ không bao giờ nghĩ được rằng đứa cháu của mình sẽ trở thành một Hồng y”, ĐHY Tagle chia sẻ.

“Tôi mời gọi tất cả mọi người hãy nhớ đến những ai là những người nhập cư nơi gia đình hoặc cộng đồng của chúng ta”, ĐHY Tagle nói, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng cần phải chào đón những người nhập cư, những người có thể sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng mà họ tham gia.

“Tất cả những ai có đức tin, đặc biệt nếu họ là các chính trị gia, vì vậy không thể khép lại những cánh cửa khi đối mặt với những người nhập cư và những người tị nạn”, ĐHY Tagle nói. “Sứ mạng loan báo Tin Mừng đã trở nên hết sức rõ ràng, không lắng nghe sứ mạng ấy có nghĩa là phản bội lại tinh thần này”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết