ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Bangladesh và Myanmar vào cuối năm nay

Tuy nhiên, chương trình chi tiết vẫn chưa được công bố, theo một tuyên bố của Tòa Thánh thông báo chuyến viếng thăm Myanmar từ ngày 27/11 đến 30/11 và chuyến viếng thăm Bangladesh từ ngày 30/11 đến 2/12, ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm các thành phố Yangon và Nay Pyi Taw tại Myanmar, trong khi tại Bangladesh sẽ chỉ có thủ đô Dhaka.

ROME – ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Myanmar và Bangladesh vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 sắp tới, Vatican đã xác nhận vào hôm thứ Hai 28/8. Cả hai quốc gia, với các cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé và thậm chí là các cộng đồng Công giáo khiêm tốn, đều một lần nữa đại diện cho việc tiếp cận của ĐTC Phanxicô đối với các tôn giáo khác và với lục địa châu Á.

Tuy nhiên, chương trình chi tiết vẫn chưa được công bố, theo một tuyên bố của Tòa Thánh thông báo chuyến viếng thăm Myanmar từ ngày 27/11 đến 30/11 và chuyến viếng thăm Bangladesh từ ngày 30/11 đến 2/12 sắp tới. Tại Myanmar, ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm các thành phố Yangon và Nay Pyi Taw, trong khi tại Bangladesh sẽ chỉ có thủ đô Dhaka.

Khẩu hiệu của chuyến thăm Bangladesh của ĐTC Phanxicô là “Sự hòa hợp và Hoà bình”. Theo lời giải thích đã được đưa ra, đó chính là lời kêu gọi hòa hợp giữa “các tôn giáo, các nền văn hoá, các dân tộc, xã hội, lịch sử, di sản và truyền thống” trong nước, trong khi hòa bình lại ám chỉ đến kinh nghiệm đó, “cũng như mong muốn trong tương lai với một tầm nhìn về sự phát triển về mặt tâm linh cũng như sự phát triển con người toàn diện tại Bangladesh”.

c358a6e7fac07c347e1cbf713c96444b-690x450“Tình yêu và Hòa bình” chính là khảu hiệu cho chuyến viếng thăm Myanmar của ĐTC Phanxicô. “Hòa bình Kitô giáo được xây dựng dựa trên tình yêu”, tuyên bố của Vatican cho biết. “Không thể có hòa bình nếu không có tình yêu. Tình yêu, mà người dân Myanmar đánh giá cao nhất, sẽ mở đường cho hòa bình. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô là nhằm cổ võ tình yêu và hòa bình tại Myanmar”.

Đối với một vị Giáo Hoàng đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng Ngài sẽ không thực hiện nhiều những chuyến đi xa, thế nhưng ĐTC Phanxicô đã thu thập được một con số đáng chú ý những con dấu trong hộ chiếu của mình từ năm 2013. Chuyến viếng thăm này sẽ là chuyến công du quốc tế lần thứ 21 của ĐTC Phanxicô, và là chuyến viếng thăm thứ tư trong năm nay, sau chuyến đi sắp tới của Ngài tới Colombia. Đến nay, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm tổng cộng 28 quốc gia kể từ đó và mọi lục địa có thể cư trú được, ngoài trừ châu Đại Dương.

Năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã phát biểu với các nhà báo rằng Ngài sẽ viếng thăm Ấn Độ và Bangladesh vào năm 2017, nhưng phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đưa ra các chi tiết với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi, một người theo chủ nghĩa quốc quyền thuộc Ấn giáo, người thường bị coi là thù địch với cộng đồng khiêm tốn bao gồm các Kitô hữu tại nước này.

Cả hai quốc gia Châu Á này đều có các cộng đồng Kitô hữu rất nhỏ bé, và thậm chí là cộng đồng những người Công giáo hết sức khiêm tốn.

Trong trường hợp của Myanmar mà những người theo Phật giáo chiếm đa số, có khoảng 450.000 tín hữu Công giáo ở Miến Điện, chiếm dưới 1% trong tổng số 53 triệu người. Trái lại, Bangladesh, với phần đông dân số là Hồi giáo, và khoảng 350.000 tín hữu Công giáo chiếm dưới 0.2% trong tổng số 163 triệu người. Ở cả hai quốc gia này, việc phân biệt đối xử trong lĩnh vực công ăn việc làm, tình trạng nghèo đói giữa các Kitô hữu đã trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô, thường được mệnh danh là vị Giáo Hoàng của các khu vực ngoại biên, đã trở nên gần gũi với Giáo hội Công giáo ở cả hai nước qua việc bổ nhiệm các vị Hồng y đầu tiên cho cả hai quốc gia này: Đức Hồng y Charles Bo tại Myanmar và Đức Hồng y Patrick D’Rozario tại Bangladesh.

Phát biểu với tờ Crux vào đầu tháng này, ĐHY D’Rozario đã xác nhận rằng khả năng chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Bangladesh đã được xem xét. “Giáo hội Bangladesh hết sức vui mừng chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô”, ĐHY D’Rozario nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến với tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo, và như một người hành hương”.

“Bangladesh là Giáo hội của người nghèo, cho người nghèo”, ĐHY D’Rozario nói, trong khi nhấn mạnh rằng “đó chính là sự nghèo khó về mặt tinh thần, nhưng lại có một sự phong nhiêu nơi sự nghèo khó của chúng ta”.

Với tư cách là một vị nguyên thủ quốc gia, ĐTC Phanxicô sẽ không thể viếng thăm một quốc gia mà không có lời mời của chính phủ quốc gia đó. Tuy nhiên, như đã thường xảy ra, đặc biệt ở các quốc gia nơi mà người Công giáo chỉ là một cộng đồng thiểu số như thế, những sự phản đối và cảnh báo chống lại chuyến viếng thăm này đã được đưa ra.

Trong những ngày gần đây, khi những đồn đoán liên quan đến chuyến viếng thăm có thể xảy ra của ĐTC Phanxicô đã bắt đầu lan rộng, các nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc của Phật giáo ở Myanmar đã cảnh báo ĐTC Phanxicô chống lại việc tận dụng chuyến viếng thăm này để bênh vực và đấu tranh cho cảnh ngộ của những người Rohingya, cộng đồng Hồi giáo thiểu số tại Rakhine State mà nhiều Phật tử nhấn mạnh là những người nhập cư bất hợp pháp từ quốc gia Bangladesh lân cận.

Những người Hồi giáo Rohingya bị bách hại đang di cư từ Myanmar sang Bangladesh trong nhiều năm qua, từ lâu đã trở nên gần gũi với những bận tâm của ĐTC Phanxicô. Trong giờ kinh Truyền Tin hôm qua, Chúa Nhật 27/8, tại Quảng trường Thánh Phêrô trong tuần này, ĐTC Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hiện diện cầu nguyện cho cộng đồng thiểu số những người Rohingya theo Hồi giáo bị bách hại và đồng thời bày tỏ sự gần gũi với họ. Lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô được đưa ra theo sau “những tin tức đáng buồn về cuộc bách hại tôn giáo đối với những anh chị em Rohingya của chúng tôi”.

ĐTC Phanxicô đã liên tục nói về các anh chị em Rohingya trong các cuộc phỏng vấn, các Thánh Lễ hàng ngày của mình, cũng như trong các buổi chia sẻ trong các giòa Kinh Truyền Tin và các buổi tiếp kiến chung vào mỗi thứ Tư của mình.

Hôm ngày 8 tháng 2, ĐTC Phanxicô đã mời gọi các đoàn khách hành hương quy tụ trong buổi tiếp kiến chung để cùng với Ngài cầu nguyện “cho các anh chị em Rohingya của chúng ta. Họ bị đuổi ra khỏi Myanmar, họ phải sống cảnh nay đây mai đó và chẳng ai muốn tiếp đón họ”.

“Họ là những người tốt, những người yêu chuộng hòa bình; họ không phải là Kitô hữu, nhưng họ lại sống tốt. Họ chính là anh chị em của chúng ta. Và họ đã phải chịu đựng đau khổ trong nhiều năm qua”, ĐTC Phanxicô nói, “họ đã bị tra tấn và bị giết hại” chỉ đơn giản là bởi việc truyền bá truyền thống và đức tin Hồi giáo của họ.

Những người trốn chạy từ Myanmar đến Bangladesh không hề nhận được bất kì sự hỗ trợ nào, vì họ không được công nhận là những người tị nạn trong nước. Kể từ tháng 10 năm ngoái, nhiều người trốn sang Bangladesh đã bị bắt giữ và buộc phải quay trở về nước.

Cơ quan thông tấn Anh Reuters đưa tin hồi tuần trước rằng người dân, các nhân viên cứu trợ và giám sát cho biết rằng những người Hồi giáo tại ngôi làng Rakhine ở Zay Di Pyin đã bị cấm không được đi làm hoặc kiếm thức ăn và nước trong ba tuần qua, mặc dù một số ít người đã được phép thông qua việc phong tỏa để mua thêm đồ ăn dự trữ hôm  thứ ba vừa qua.

“Không có bất kì nhóm người gốc Rohingya nào ở nước ta, nhưng ĐTC Phanxicô tin rằng họ xuất phát từ đây. Điều đó hoàn toàn sai lầm”, Ashin Wirathu, lãnh đạo phong trào Phật giáo dân tộc, Ma Ba Tha, cho biết.

Thường được miêu tả là “Phật giáo Bin Laden”, ông Wirathu cũng cho biết ông xem chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô, mà tại thời điểm đó vẫn chưa được xác nhận, là một “chủ mưu về mặt chính trị”.

Kể từ năm 2012, những người Rohingya đã chạy trốn khỏi Myanmar trong bối cảnh của các cuộc bách hại đang ngày càng gia tăng, bao gồm những vụ hiếp dâm và những vụ giết người ngoại tụng. Một báo cáo của LHQ hồi tháng Hai đã mô tả tình hình của họ như là một “vụ diệt chủng” có thể xảy ra và hàng loạt các “tội ác chống lại nhân loại” ở Myanmar, nơi mà những người Rohingya đã bị chính thức xếp loại là “những kẻ xâm nhập” Bengali mặc dù họ đã sống ở Rakhine từ nhiều thế hệ.

Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Myanmar sẽ khiến Ngài trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên làm điều này. Cho đến năm nay, Tòa Thánh không có bất kì mối quan hệ ngoại giao với quốc gia châu Á này. Đầu năm nay, ngay sau khi ĐTC Phanxicô đón tiếp Cố vấn chính phủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo thực tế của đất nước, vào ngày 4 tháng 5, quyết định chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đã được công bố.

Hai vị Giáo Hoàng trước đây đã viếng thăm Bangladesh, đó là: Đức Giáo Hoàng Piô VI vào tháng 11 năm 1970, khi đất nước này vẫn là thuộc địa của Đông Pakistan, và Đức Gioan Phaolô II vào tháng 11 năm 1986.

ĐTC Phanxicô dự kiến cũng sẽ viếng thăm Colombia vào ngày 9/9 đến 13/9, Chile và Peru vào đầu năm tới, từ ngày 15 đến 21 tháng Giêng năm 2018.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết