ĐTC Phanxicô sẽ tìm cách tạo ra một mối quan hệ "tốt đẹp" với Trump

ĐTC Phanxicô muốn tạo ra những mối quan hệ với các nhà lãnh đạo thế giới, bất kể họ là ai, và bất kể quan điểm của họ là gì, để khi có cơ hội để cùng cộng tác với nhau, thì mối liên hệ đã tồn tại ở đó. Điều đó không có nghĩa là Ngài sẽ không có một chương trình nghị sự khi gặp Tổng thống Donald Trump vào ngày 24 tháng 5 sắp tới. ĐTC Phanxicô nhận thức rõ được rằng Tổng thống Trump nắm giữ sự an toàn và thịnh vượng của hàng triệu người trong tay.

49da34f399de5efc73f07617186cb230-690x450

Có một khoảnh khắc thú vị trong bức chân dung của tạp chí National Geographic về ĐTC Phanxicô do vào đêm trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, khi phát ngôn viên Vatican sau đó đã được hỏi về sự khác biệt khi làm việc với vị Giáo Hoàng này so với vị Giáo Hoàng tiền nhiệm trước đó.

Cha Federico Lombardi, SJ, đã lấy ví dụ về việc hai vị Giáo hoàng đã trình bày tóm tắt với mình sau cuộc gặp gỡ với một nhà lãnh đạo thế giới.

“Thật là khó tin. Đức Benedict hết sức rõ ràng. Ngài nói, ‘Chúng tôi đã bàn về những vấn đề này, tôi đồng ý về những điểm này, tôi đã lập luận chống lại những điểm này, mục tiêu của cuộc gặp gỡ tiếp theo sẽ là thế này’ – chỉ hai phút và tôi hoàn toàn rõ ràng về những nội dung đã được bàn luận trong cuộc gặp gỡ”. 

Mặt khác, Đức Phanxicô sẽ nói, “Đây là một người khôn ngoan; ông ấy đã có những trải nghiệm thú vị này”, Linh mục Lombardi phát biểu với tạp chí, cười một cách sảng khoái. Linh mục Lombardi cho biết thêm: “Vấn đề ngoại giao đối với ĐTC Phanxicô không chỉ là chiến lược, mà là, “tôi đã gặp người này, hiện nay chúng ta đã có mối quan hệ cá nhân, vậy chúng ta đem lại những điều lợi ích cho người dân cũng như cho Giáo Hội”.

Trong những cuộc điện thoại khác nhau mà tôi đã nhận từ các phóng viên đang thực hiện các tiết mục mở màn cho cuộc gặp gỡ giữa Trump và ĐTC Phanxicô vào ngày Thứ Tư, tôi đã được hỏi về việc họ có thể học được điều gì từ các mối tương quan của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio với các chính trị gia tại Argentina.

Câu trả lời của tôi rất đơn giản: Mối quan hệ được đưa ra trước chương trình nghị sự.

Đức Bergoglio đã tạo ra những mối quan hệ đáng chú ý với các chính trị gia thuộc tất cả các đảng phái cũng như mọi tín ngưỡng.

Họ ngạc nhiên trước sự hiểu biết của Ngài về những mưu đồ chính trị. Ngài hiểu điều mà các chính trị gia đang tìm kiếm để đạt được, cũng như những hạn chế mà họ đang thực hiện.

Theo ý nghĩa đó, ĐTC Phanxicô là một nhân vật chính trị sâu sắc – có thể là vị Giáo Hoàng hơn hết đã dấn thân trong lĩnh vực chính trị từng nắm Ngai tòa Thánh Phêrô.

Ngài tin vào lĩnh vực chính trị như là một hình thức của sự bác ái, theo lời của Đức Benedict XVI. Một phần trong sứ vụ của Ngài tại Buenos Aires và sứ vụ hiện tại của Ngài đó là nhằm truyền sức sống cho lĩnh vực chính trị. (Réhabiliter la Politique là tiêu đề của một tài liệu của các Giám mục Pháp năm 1999, mà Ngài rất ngưỡng mộ.)

Có bao giờ có một vị Giáo Hoàng đã bắt tay vào đại hiến chương về các nguyên tắc của triều đại của mình đối với việc xây dựng phúc lợi chung như Ngài đã làm trong Tông Huấn Evangelii Gaudium?

ĐTC Phanxicô đã từng chia sẻ bốn nguyên tắc này trong các cuộc thảo luận với các chính trị gia Argentina, mời gọi họ sử dụng tất cả các kỹ năng cũng như tầm ảnh hưởng của họ để xây dựng sự đồng thuận, để mọi người có thể cùng cộng tác với nhau bất chấp những sự khác biệt. Ngày nay, ĐTC Phanxicô đã chia sẻ bốn nguyên tắc ấy với các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm, gửi tặng họ Tông Huấn Evangelii Gaudium.

ĐTC Phanxicô nghĩ rằng chính trị là một kênh nối để Chúa Thánh Thần tạo ra sự hiệp nhất trong sự đa dạng – một sự hiệp nhất không phá hủy sự đa dạng đó, nhưng lại bảo vệ nó. Theo suy nghĩ của Ngài, sự bất đồng và đa dạng chính là thành quả của Chúa Thánh Thần, trong khi sự chia rẽ và tính đồng nhất thuộc về ma quỷ. 

Bất cứ khi nào một mối tương quan được xây dựng cho phép mọi người có thể cùng cộng tác với nhau, bất chấp những bất đồng của họ, vì lợi ích của người khác, thì lúc đó Chúa Thánh Thần đã tìm được một nơi cư ngụ mới, cũng như mỗi khi người ta tuyệt giao với nhau khi chỉ ra những bất đồng tương tự, Chúa Thánh Thần đã Bị trở ngại.

Tại Buenos Aires, ĐTC Phanxicô đã có một sứ vụ đặc biệt với các chính trị gia, được thực hiện thông qua “Văn phòng Mục vụ Xã hội” của Tổng Giáo phận. 

Một trong những cộng sự thân cận của ĐTC Phanxicô, đó là Cha Carlos Accaputo, đã xây dựng các mối tương quan thông qua sự chia rẽ chính trị cũng như những chia rẽ trong khu vực, hàng năm quy tụ các nghị sĩ, các kỹ nghệ gia, các hiệp hội thương mại, và các nhà trí thức để cùng tham dự các cuộc thảo luận bàn tròn. . Ý tưởng không phải là để họ nhất trí với nhau, nhưng là để lắng nghe lẫn nhau và đồng thời nhận ra nhau là những người thợ xây trong việc xây dựng một tương lai chung.

Tiền đề của ‘Ngày Mục vụ Xã hội (Jornada de Pastoral Social)’ – mà Cha Accaputo tiếp tục tổ chức – đó là tất cả mọi người dân Argentina, những người quan tâm đến lợi ích của đất nước của họ, và bất kể niềm tin hoặc việc thực hành tôn giáo nào, đều có trong giáo huấn xã hội Công giáo như một nguồn lực về luân lý mà tất cả có thể kín múc từ đó. 

Nếu như họ chấp nhận tiền đề chung đó, họ sẽ trở thành những cộng sự viên trong một doanh nghiệp chung, thậm chí nếu như họ có những ý tưởng khác nhau về việc làm thể nào để đạt được điều đó. 

Như tôi đã chứng kiến khi tôi trở lại Buenos Aires vào tháng 11 năm ngoái, ‘Ngày Mục vụ Xã hội’ đã tạo ra không gian mà trong đó những bất đồng ý kiến có tính động lực hơn là chia rẽ.

Khi tôi lắng nghe để đưa ra ý kiến, tôi không thể không nghĩ đây là một lối giải thích mang tính thế tục và  công khai đối với Thượng Hội Đồng của ĐTC Phanxicô.

Tại Rôma, ĐTC Phanxicô nhắn nhủ với các Giám mục rằng họ không cần phải lo lắng về việc có những quan điểm bất đồng, bởi vì họ ‘sub et cum Petro’ (cùng với Phêrô và dưới quyền Phêrô); tại Buenos Aires, các chính trị gia quy tụ dưới quốc kì Argentina và một bức chân dung lớn của ĐTC Phanxicô.

Trong cương vị là một Giáo Hoàng, ĐTC Phanxicô đã tiếp tục vai trò đó, mở rộng nó ra tới vũ đài toàn cầu, xây dựng những mạng lưới của sự tin tưởng và hợp tác trên khắp các ranh giới của các quốc gia và mọi niềm tin tôn giáo. 

Ngài là một mục tử đối với tất cả các chính khách trên toàn thế giới. Họ rất hăm hở khi cộng tác với Ngài bởi vì trách nhiệm chính trị cao là một công việc cô đơn và giống như những chính khách Buenos Aires, họ nhận thấy Ngài như một người có thể hiểu rõ họ cũng như những điều họ đang cố gắng thực hiện.

ĐTC Phanxicô chào đón họ và động viên họ. Để rồi họ từ biệt Ngài và cảm thấy bình an hơn một chút.

 Điều đó không có nghĩa là ĐTC Phanxicô không có một chương trình nghị sự. ĐTC Phanxicô nhận thức rõ được rằng có những con người chủ chốt trên thế giới này nhờ vào vị thế của họ để nắm giữ trong tay sự an toàn cũng như thịnh vượng của hàng triệu người.

ĐTC Phanxicô muốn tạo ra những mối quan hệ với họ, bất kể họ là ai, và bất kể quan điểm của họ là gì, để khi có cơ hội cùng cộng tác với nhau, thì những mối liên hệ đã tồn tại sẵn ở đó. Họ có thể sẵn sàng giúp đỡ Ngài. 

Nhiệm vụ của ĐTC Phanxicô đó chính là tạo ra không gian cho phép sự tin tưởng cũng như sự thông cảm lẫn nhau. ĐTC Phanxicô tin rằng khi điều đó xảy ra, Chúa Thánh Thần sẽ hoạt động, và Ngài sẽ đem đến những điều tốt nhất cho họ.

ĐTC Phanxicô luôn luôn tránh những cuộc đối đầu, bởi vì đó chính là cách ma quỷ len lỏi vào. Ngài luôn muốn giữ sự thinh lặng, để cho nó trôi qua, và rồi Ngài thoát ra cái viễn cảnh ấy khi nó không còn được sử dụng như một vũ khí nữa.

Khi ĐTC Phanxicô muốn đưa ra các lựa chọn khác – như các chính trị gia đã làm, và như chính Chúa Giêsu đã làm – để có thể đưa ra sự lựa chọn, ĐTC Phanxicô không bao giờ đồng nhất với một người đặc biệt nào đó, không bao giờ hạ thấp nhân phẩm của họ. 

ĐTC Phanxicô luôn nói theo mức độ của những nguyên tắc chung, trong khi vẫn duy trì các mối quan hệ. ĐTC Phanxicô không bao giờ khép kín trước các mối tương quan. 

Thậm chí ngay cả trong cuộc họp báo nổi tiếng trên chuyến bay trở về từ Mexico vào tháng 2 năm 2016 khi ĐTC Phanxicô bị dồn vào chân tường bởi một câu hỏi liên quan đến kế hoạch xây dựng bức tường biên giới của Tổng thống Trump, ĐTC Phanxicô đã cẩn thận không để cá nhân hóa câu trả lời của mình, nhưng là để tuyên bố một nguyên tắc: Tôi không biết ông ta đã tuyên bố gì, chúng hãy cho rằng ông ta có thể đúng vì ta không thể chứng minh ông ta sai, nhưng hành động xây dựng những bức tường ngăn cách để ngăn cản không cho người ta ra ngoài thì không phải là một hành động của một Kitô hữu. 

Nó không chỉ là có thể xảy ra mà hơn nữa còn là đáng kỳ vọng, hay nói cách khác, phải gắn bó rõ ràng với các nguyên tắc cốt lõi nhưng đồng thời phải có mối tương quan với những ai không chia sẻ chúng.

Đó là nền tảng của một nền chính trị đúng nghĩa, theo như điều mà ĐTC Phanxicô đã gọi là “một nền chính trị phóng khoáng” – cơ sở chia sẻ cho các hành động chung.

Ngài không cá nhân hóa và phân cực. Ngài không công kích. Và Ngài giữ cho những cánh cửa luôn luôn rộng mở.

Trên hết, Ngài tìm cách tạo ra một mối tương quan đầy sự tin tưởng để rồi sau đó, vào bất cứ lúc nào, người ta có thể nhấc điện thoại lên để tìm kiếm sự tham vấn hoặc sự trợ giúp.

Chương trình nghị sự của ĐTC Phanxicô với Tổng thống Trump vào thứ Tư tới là gì? Hãy thứ lỗi cho câu trả lời hết sức đơn giản. Đó chính là để hình thành một mối tương quan, để mà họ có thể cùng cộng tác với nhau.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết