Động lực chính đằng sau chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đó chính là nhằm giúp Myanmar hòa giải với những người Roghinya, một linh mục cấp cao cho biết.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tập trung vào việc cố gắng cải thiện những rắc rối của khoảng một triệu người Rohingyas gốc Hồi giáo khi Ngài viếng thăm Myanmar, trong chuyến viếng thăm Giáo hoàng đầu tiên tới đất nước này.
Chuyến viếng thăm này sẽ diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng 11 sau khi ĐTC Phanxicô nhận được lời mời chính thức của Tổng thống Htin Kyaw. Tin tức về chuyến viếng thăm này đã bị rò rỉ ra khỏi Toà Thánh Vatican nhưng dự kiến sẽ không được công bố chính thức cho tới tháng tới.
Chuyến viếng thăm này đã nhận được sự giận dữ của các nhóm Phật giáo không khoan nhượng, những người đã phản đối vấn đề bạo lực và các cuộc biểu tình của các giáo phái, đặc biệt đối với người Rohingya và những người Hồi giáo khác, trong năm năm qua.
“Không, không, xin đừng đến”, “đừng đến thăm đất nước chúng tôi nếu như Ngài đến Myanmar vì những người Bengalis”, và “chúng tôi phản đối chuyến viếng thăm này nếu ông ấy dùng từ Rohingya”, một số Phật tử đã đăng tải trên trang Facebook của họ.
Đức Cha Raymond Sumlut Gam Địa phận Banmaw thuộc bang Kachin cho biết chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Myanmar rất có thể xảy ra, mặc dù ngài cho biết chuyến viếng thăm này chưa chính thức được thông báo.
“Các Giám mục Công giáo đã mời ĐTC Phanxicô tới thăm đất nước Myanmar trước dịp kỷ niệm 500 năm của Đạo Công giáo ở Myanmar vào cuối năm 2014”, Đức Cha Gam phát biểu với ucanews.com.
“Một số cải tiến đã xảy ra chẳng hạn như quan hệ ngoại giao giữa Myanmar và Vatican cùng với việc bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh”, Đức Cha Gam nói.
Sự thay đổi chương trình tùy theo vào phút chót của ĐTC Phanxicô sẽ xem lại việc nhà lãnh đạo của 1 tỷ người Công giáo trên thế giới hủy chuyến đi dự định tới Ấn Độ sau hành động lảng tránh của chính phủ ủng hộ mạnh mẽ Ấn giáo của nước này. Chuyến viếng thăm đề xuất tới Myanmar được sẽ diễn ra trước khi ĐTC Phanxicô viếng thăm nước láng giềng Bangladesh.
Các nguồn tin Công giáo cao cấp phát biểu với ucanews.com, ĐTC Phanxicô sẽ đến Myanmar vào ngày 27 tháng Mười Một trong vòng bốn ngày.
Theo thông tin chia sẻ với các giáo sĩ hàng đầu cách đây hai tuần, Đức ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm thủ đô Naypyidaw, nơi Ngài sẽ gặp gỡ Tổng thống Htin Kyaw và các nhà lãnh đạo của đất nước, Cố vấn chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao Aung San Suu Kyi.
Người ta hy vọng rằng ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự ít nhất hai Thánh lễ trước khi đến thăm thành phố lớn nhất nước này và thủ đô kinh tế, Yangon, để cử hành Thánh lễ ngoài trời. Người ta cũng mong đợi rằng ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng và cử hành Thánh lễ tại Đại Chủng viện Công giáo Thánh Giuse ở Yangon.
Có khoảng 700.000 tín hữu Công giáo ở Myanmar, với 16 Giám mục, hơn 700 linh mục và 2.200 tu sĩ.
Những người Rohingya
Phần lớn những người Rohingya ở tiểu bang Rakhine của Myanmar đã bị từ chối nhập quốc tịch. Khoảng 120.000 người trong số họ bị mắc kẹt trong các trại tạm trú nội bộ (IDP) gần thủ phủ của tiểu bang Sittwe. Còn hơn 400.000 người sống ở phía bắc của bang, hiện đang được đặt dưới tình trạng thiết quân luật.
Các phương tiện truyền thông bị cấm đi du lịch đến khu vực nhưng các báo cáo về những hành động tàn bạo của quân đội, bao gồm cả các vụ cưỡng hiếp, giết người và đốt phá các ngôi làng đã bị rò rỉ ra trong năm qua. Những hành động xúc phạm như vậy đã làm gia tăng thêm những kẻ khủng bố, những người đã nổi lên từ sự cùng đường tuyệt vọng.
Hơn 170.000 người Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh, Malaysia, Thái Lan và Indonesia – nhiều người hiện đang lênh đênh trên các con tàu hết sức nguy hiểm – trong 5 năm qua theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.
Trong khi ĐTC Phanxicô sẽ không đến thăm tiểu bang Rakhine, Ngài sẽ bay ngang qua khu vực này trên đường tới Bangladesh, theo các nguồn tin Giáo hội cho biết, và có thể sẽ tận dụng khoảng thời gian đó để đưa ra một vài tuyên bố. Đó là một chiến thuật mà vị Giáo Hoàng người Argentina, người đầu tiên từ bên ngoài châu Âu đã sử dụng trước đây.
“Động lực chính đằng sau chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đó chính là nhằm cố gắng giúp chính phủ hòa giải với những người Rohingya và đồng thời cải thiện hoàn cảnh của họ”, một linh mục cấp cao có được nguồn tin về chuyến thăm của ĐTC Phanxicô nhưng không được phép nói về vấn đề này, cho biết.
“Khi ĐTC Phanxicô nhận được lời mời của Tổng thống Htin Kyaw, chúng ta hiểu rằng Ngài đã lập tức nắm bắt ngay cơ hội này”, nguồn tin cho hay.
Các nhà quan sát tin rằng động thái bất ngờ của chính phủ dân sự do chính phủ Myanmar đưa ra để mời ĐTC Phanxicô, một người không ngừng bênh vực cho những người tị nạn, đã được thúc đẩy bởi mong muốn hạn chế võ trang quân đội hùng mạnh mà nó chia sẻ quyền lực một cách có hiệu quả. Theo Hiến pháp Myanmar năm 2008, quân đội vẫn tiếp tục giữ các danh mục quan trọng về quốc phòng, biên giới và nhà ở cũng như 25% của cả hai viện nghị viện.
Bà Aung San Suu Kyi đã ngày càng bị chỉ trích bởi các chính phủ dân chủ trên toàn thế giới vì thái độ cương quyết của bà đối với cuộc khủng hoảng Rohingya và sự khăng khăng của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà trong việc gọi nhóm này không phải bởi cái tên tự xác định của họ mà là Bengalis.
“Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô có thể là một cách để bà ấy thay đổi nhận thức rằng bà đang bỏ qua hoàn cảnh của những người Rohingya, xét trên bình diện quốc tế”, một nhà quan sát ghi nhận.
Nyan Win, thành viên ban chấp hành trung ương của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đã không xác nhận chuyến thăm này, nhưng ông nói rằng chính phủ sẽ hoan nghênh ĐTC Phanxicô nếu như Ngài viếng thăm Myanmar.
“Không có việc bách hại tôn giáo và vấn đề tự do tôn giáo chiếm ưu thế ở Myanmar, tất cả các tôn giáo đã cùng nhau chung sống một cách hòa bình để chờ đón tin tức về chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới đất nước chúng tôi”, ông Nyan Win phát biểu với ucanews.com
Minh Tuệ chuyển ngữ