“Hội nghị Thượng đỉnh G20 khiến tôi không khỏi lo lắng” – ĐTC Phanxicô
Trả lời phỏng vấn của tờ La Repubblica, ĐTC Phanxicô đã bày tỏ mối quan đối với mối quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Nga, đồng thời gọi mối quan hệ này là “hết sức nguy hiểm”. ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo của cả hai nước đều bị ảnh hưởng bởi nhận thức sai lệch của thế giới về các vấn đề chẳng hạn như vấn đề nhập cư. ĐTC Phanxicô coi mối quan hệ giữa hai quốc gia này cũng tương tự các liên minh giữa các quốc gia như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, và giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashir al-Assad trong cuộc chiến Syria.
Vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo La Mã đã đưa ra những nhận định trên vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump và Tổng thống Nga Putin tổ chức cuộc họp chính thức đầu tiên của họ nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G20. Trong cuộc gặp gỡ tại Hamburg, Trump đã đưa ra đề xuất làm việc với Nga về các vấn đề liên quan đến việc tăng cường an ninh mạng. Khi tất cả mọi thứ trở nên rõ ràng, hai nước sẽ đi đến một “đơn vị an ninh mạng” chung.
Vấn đề thêm phức tạp do cuộc tranh luận liên tục về mối quan hệ bị cáo buộc giữa Kremlin và ứng cử viên tổng thống Donald Trump trong suốt thời gian bầu cử năm 2016. Quốc hội Hoa Kỳ đã bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề này.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: “Hội nghị G20 đã khiến tôi không khỏi lo lắng, nó đánh vào những người di cư ở các quốc gia thuộc một nửa thế giới và nó sẽ nhằm vào họ ngày một nhiều hơn nữa so với thời gian qua”. ĐTC Phanxicô cũng chính là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ bên ngoài Châu Âu trong khoảng thời gian 1.300 năm lịch sử của các triều đại Giáo hoàng. ĐTC Phanxicô lo ngại khi người ta đặt những người di cư nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội trong thế đối nghịch với những người lo sợ rằng vấn đề di cư có thể gây ra những sự phiền phức và hệ lụy khác. Các nhà lãnh đạo của nhóm G20 đã thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Hàng ngàn người tị nạn đã thiệt mạng khi cố gắng vượt biển Địa Trung Hải một cách bất hợp pháp từ khu vực bờ biển Bắc Phi. ĐTC Phanxicô đã đề nghị các nhà chức trách châu Âu coi những người nhập cư là những người hiện đang rất cần được giúp đỡ chứ không phải là bọn tội phạm.
Ý, quốc gia đã tiếp nhận tối đa số người tị nạn, đưa ra lời kêu gọi các quốc gia khác ở châu Âu giúp đỡ nước này nhằm làm dịu áp lực. Các nhà chức trách nước này cho biết rằng chính quyền không thể đối phó với số lượng lớn những người tị nạn đến các bờ biển của họ. Con số này là hơn 85.000 người đã được giải cứu từ biển Địa Trung Hải, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2016.
Minh Tuệ (theo WRN)