ĐTC Phanxicô nhấn mạnh về trách nhiệm luân lý trong việc bảo vệ phẩm giá con người, đặc biệt là trong các cuộc xung đột

Hôm qua, thứ Bảy 28/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh về trách nhiệm luân lý trong việc bảo vệ phẩm giá con người trong tất cả mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời nhấn mạnh rằng khi chấm dứt cuộc đời của mình, chúng ta sẽ phải chịu phán xét về lòng thương xót và tinh thần liên đới của chúng ta đối với các nạn nhân chiến tranh. ĐTC Phanxicô đã phát biểu với khoảng 250 tham dự viên tham dự Hội nghị lần thứ 3 về Luật Nhân đạo Quốc tế được tài trợ bởi Hiệp hội Luật Quốc tế Châu Âu. Hội nghị từ ngày 27/10 đến 28/10 tại Rome đã thảo luận về chủ đề “Việc bảo vệ thường dân trong chiến tranh – Vai trò của các tổ chức nhân đạo và xã hội dân sự”.2035825_Articolo

Sự tàn bạo và tổn thương trong các cuộc xung đột

Đức Thánh Cha lưu ý rằng Tòa Thánh, được thuyết phục đối với bản chất tiêu cực của chiến tranh và khát vọng tha thiết nhất của con người nhằm xoá bỏ nó, đã phê chuẩn các Nghị định Bổ sung năm 1977 đối với các Công ước Giơnevơ Geneva nhằm khuyến khích “sự nhân tính hóa tác động của các cuộc xung đột vũ trang”. ĐTC Phanxicô đã chú ý đến sự tàn bạo và tổn thương đã xảy ra đối với dân chúng và những người dân trong các cuộc xung đột, với việc nhiều xác người đã bị cắt xén một số phần thân thể và không đầu và “các anh chị em của chúng tôi bị tra tấn, bị đóng đinh và bị thiêu chết”, nói chung là một sự coi thường đối với phẩm giá con người của họ. Việc phá huỷ hoặc phá hoại các báu vật văn hoá, các bệnh viện, trường học và những nơi thờ tự đã tước đoạt đi quyền sống, sức khoẻ, giáo dục và tôn giáo của toàn bộ thế hệ.

Thái độ thờ ơ

Đức Thánh Cha cảnh báo rằng những tin tức như vậy có thể dẫn tới một “sự bão hòa” vốn làm mất cảm giác đối với tính trầm trọng của vấn đề, khiến cho người ta khó có thể bị cảm động bởi lòng trắc ẩn và tinh thần liên đới. Đức Thánh Cha kêu gọi việc hoán cải tâm hồn, và một sự cởi mở đối với Thiên Chúa và những người thân cận, kêu gọi mọi người vượt qua sự thờ ơ và thể hiện tinh thần liên đới như một phẩm chất luân lý và một thái độ xã hội. ĐTC Phanxicô đã bày tỏ sự hài lòng đối với nhiều hình thức thể hiện tinh thần liên đới và tinh thần bác ái trong thời chiến tranh của nhiều cá nhân, các tổ chức từ thiện cũng như các tổ chức phi chính phủ, trong Giáo hội cũng như bên ngoài xã hội, những người đã bất chấp những nguy hiểm và gian nan, để tiếp cận với những người bị thương, những người đau yếu bệnh tật, những người đói khát, các tù nhân và những người đã thiệt mạng. “Thật vậy”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh, “việc trợ giúp cho các nạn nhân của các cuộc xung đột mời gọi nhiều công việc thể hiện lòng thương xót khác nhau mà qua đó chúng ta sẽ phải chịu phán xét khi hoàn tất cuộc đời của mình”.

Nghĩa vụ luân lý trong việc tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người

Đức Thánh Cha mong muốn các chiến binh, các tổ chức nhân đạo và những người có liên quan có thể áp dụng các nguyên tắc cơ bản của tinh thần nhân đạo, không thiên vị, trung lập và độc lập, vốn chính là trọng tâm của luật nhân đạo. Nhưng khi luật nhân đạo gặp phải sự do dự và thiếu sót, ĐTC Phanxicô nói, “lương tâm cá nhân của mỗi con người phải công nhận trách nhiệm luân lý trong việc tôn trọng và bảo vệ phẩm giá của mỗi con người trong tất cả mọi tình huống, đặc biệt trong những tình huống bị đe doạ nhất”.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết