ĐTC Phanxicô nhắc lại mối lo ngại đối với những người di cư, người tị nạn và môi trường

ĐTC Phanxicô đã gửi một thông điệp đến một hội thảo quốc tế từ ngày 5-8 có tựa đề “Hướng tới một Attica Xanh tươi hơn: Bảo tồn Hành tinh và Bảo vệ các Cư dân của nó” tại Athens, Hy Lạp, do Tòa Thượng Phụ Đại kết Constantinople tài trợ.Migrants demanding to be released from the Greek island of Lesbos on April 19, 2018

Nước biển Địa Trung Hải đã “trở thành lăng mộ đối với nhiều người đàn ông, phụ nữ và trẻ em” là cách ĐTC Phanxicô than phiền về số phận của những người di cư và những người tị nạn trong một thông điệp gửi đến một hội thảo sinh thái quốc tế được khởi động hôm thứ Ba tại thủ đô Athens, Hy Lạp.

ĐTC Phanxicô đã thông điệp của mình đến một hội nghị chuyên đề từ ngày 5-8 tháng 6 với chủ đề, “Hướng tới một Attica xanh tươi hơn: Bảo tồn Hành tinh và Bảo vệ các Cư dân của nó”, diễn ra tại Athens, Hy Lạp, được tài trợ bởi Tòa Thượng Phụ Đại kết Constantinople.

Hồi tưởng đến hòn đảo Lesbos

Trong thông điệp gửi đến các đại biểu tham dự và chủ trì hội nghị, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew của Constantinople, lãnh đạo tinh thần của khoảng 300 triệu Kitô hữu Chính thống trên toàn thế giới, ĐTC Phanxicô đã nhắc lại chuyến viếng thăm hòn đảo Lesbos của Hy Lạp vào ngày 16 tháng 4 năm 2016 mà trong đó Ngài cùng với Đức Thượng phụ Bartholomew và Đức Tổng Giám mục Hieronymus II của Athens, đã bày tỏ sự quan tâm và gần gũi với những người di cư và những người tị nạn bị mắc kẹt ở đó, đang chờ để được giải quyết đối với đơn xin tị nạn của họ.

Các nhà thần học, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp, các nhà hoạt động và nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia một hội nghị chuyên đề từ ngày 5-8 với chủ đề “Hướng tới một Attica xanh tươi hơn: Bảo tồn Hành tinh và Bảo vệ các Cư dân của nó”, được tài trợ bởi Tòa Thượng Phụ đại kết Constantinople.

Attica hoặc bán đảo Attic, là một khu vực lịch sử bao gồm thành phố Athens, thủ đô của Hy Lạp ngày nay.

“Trong khi bị mê hoặc bởi khung cảnh của bầu trời xanh và biển cả tuyệt vời, tôi đã bị đánh động bởi ý nghĩ rằng một đại dương xinh đẹp như vậy đã trở thành một ngôi mộ đối với rất nhiều người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong quá khứ tìm cách trốn thoát đã cố gắng thoát khỏi những điều kiện vô nhân đạo nơi những vùng đất của họ”, ĐTC Phanxicô viết khi đề cập đến những người di cư và những người tị nạn tuyệt vọng đã thiệt mạng ở Địa Trung Hải trong khi cố gắng để có thể đến với châu Âu.

ĐTC Phanxicô cho biết rằng trong chuyến viếng thăm Lesbos, Ngài đã có thể chứng kiến tinh thần quảng đại của người dân Hy Lạp, giàu các giá trị nhân văn cũng như các giá trị Kitô giáo, bất chấp những hạn chế về mặt kinh tế của họ đó là cam kết an ủi những người “đã bị chiếm đoạt tất cả mọi của cải vật chất, lênh đênh trên các bờ biển của họ”.

Trong số các tham dự viên của Giáo hội Công giáo tại hội nghị đó là Đức Hồng y John Olorunfermi Onaiyekan, Tổng Giám Mục Abuja, và Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát Triển Con Người Toàn diện của Vatican, người đã đọc thông điệp của ĐTC Phanxicô tại hội nghị này.

Khủng hoảng sinh thái bắt nguồn từ tân hồn con người

Đức Thánh Cha lưu ý rằng “không chỉ nhà cửa của những người dễ bị tổn thương trên khắp thế giới đang đổ nát, như có thể thấy trong cuộc di cư ngày càng tăng của những người di cư và người tị nạn về môi trường”, nhưng đồng thời Ngài cũng đã chỉ ra trong thông điệp “Laudato Si” về môi trường của mình, chúng cũng “lên án việc các thế hệ tương lai để sống trong một ngôi nhà chung vốn chỉ còn là những tàn dư đổ nát”.

Trong khi lặp lại câu hỏi trong “Laudato Si”, “Chúng ta muốn truyền tải điều gì với những người sẽ đến sau chúng ta, cho những đứa trẻ đang lớn lên?”, vị Giáo Hoàng người Argentina kêu gọi “việc đánh giá lương tâm một cách nghiêm túc” khi đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh thái hiện tại. “Việc chăm sóc công trình sáng tạo, vốn được xem như một món quà được chia sẻ chứ không phải là để sở hữu cá nhân”, ĐTC Phanxicô nói, “luôn luôn đòi hỏi việc công nhận và tôn trọng các quyền lợi của tất cả mọi người”.

Cuộc khủng hoảng sinh thái ảnh hưởng đến tất cả nhân loại, ĐTC Phanxicô nói, “chung quy nó bắt nguồn từ tâm hồn con người, vốn luôn mong muốn kiểm soát và khai thác các nguồn lực hạn chế của hành tinh chúng ta, trong khi bỏ quên các thành viên dễ bị tổn thương của gia đình nhân loại”.

Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo

Nhắc lại sứ điệp của mình cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo vào ngày 1 tháng Chín, được viết cùng với Đức Thượng phụ Bartholomew, ĐTC Phanxicô cho biết rằng nhiệm vụ chăm sóc đối với công trình sáng tạo thách thức tất cả mọi người có thành tâm thiện chí và đồng thời mời gọi các Kitô hữu nhận ra nguồn gốc tinh thần của cuộc khủng hoảng sinh thái và hợp tác trong việc đưa ra một phản ứng rõ ràng.

Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo, ĐTC Phanxicô nói, là một bước tiến theo như đường hướng này vì nó thể hiện sự bận tâm và nguyện vọng chung trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề nhạy cảm này.

ĐTC Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình với hy vọng rằng tất cả những người Công giáo, Chính thống, các cộng đồng Kitô hữu khác cùng với những người có thành tâm thiện chí, có thể “tích cực cùng cộng tác với nhau trong bối cảnh địa phương đối với việc chăm sóc công trình sáng tạo cũng như sự phát triển bền vững và toàn diện”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết