ĐTC Phanxicô: ‘Lòng thương xót chính là dung mạo đích thực của tình yêu’

ĐTC Phanxicô suy niệm về Dụ ngôn Người Samari nhân hậu và đồng thời nhấn mạnh rằng đặc điểm của một Kitô hữu đích thực đó chính là luôn luôn có lòng thương xót và bao dung nhân hậu.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (1)

Hôm Chúa nhật 14/7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu cao tấm gương của người Samari nhân hậu như là một hình mẫu cho các Kitô hữu khi giải thích rằng chỉ bằng cách yêu thương những người lân cận như chính mình, chúng ta mới thể hiện tình yêu đối với Thiên Chúa, đồng thời thể hiện lòng mộ đạo và tinh thần nhân đạo thực sự.

Phát biểu trước các tín hữu hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô tham dự giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật 14/7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy niệm về bài đọc Tin Mừng trong ngày tường thuật lại Dụ ngôn về người Samari nhân hậu, một Dụ ngôn mà ĐTC Phanxicô mô tả như là một báu vật.

Lòng thương xót là bộ dung mạo đích thực của tình yêu

“Lòng thương xót đối với một sự sống của con người trong tình trạng cần được giúp đỡ chính là dung mạo đích thực của tình yêu”, ĐTC Phanxicô nói, đồng thời giải thích rằng chính nhờ việc yêu thương tha nhân mà người ta trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu và dung mạo của Chúa Cha được biểu lộ.

“Hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng giàu lòng thương xót”, ĐTC Phanxicô trích dẫn trình thuật Tin Mừng Luca, đồng thời nhấn mạnh thực tế rằng giới răn yêu thương tha nhân của Thiên Chúa đối với các Kitô hữu chính là một quy tắc duy nhất và dính liền trong cuộc sống.

Và bình luận thêm về Dụ ngôn Người Samari nhân hậu, ĐTC Phanxicô đã chỉ ra rằng không phải chúng ta, trên cơ sở các tiêu chí của chúng ta, người có thể định nghĩa ai là người thân cận và ai không phải là người thân cận của mình, nhưng là người cần được giúp đỡ vốn có khả năng để nhận ra ai là người thân cận của mình, nghĩa là “Người đối xử với anh ta với lòng thương xót”.

ĐTC Phanxicô cũng phản ánh về thực tế rằng không phải ngẫu nhiên Chúa Giêsu chọn người Samari như là một nhân vật xác thực.

“Chúng ta biết rằng người Do Thái đối xử với người Samari một cách khinh miệt, coi họ như là những người xa lạ đối với dân đã được chọn”, ĐTC Phanxicô cho biết rằng bằng cách này, Chúa Giêsu đã cố gắng vượt qua định kiến, cho thấy rằng “thậm chí ngay cả một kẻ ngoại kiều, thậm chí là một người không nhận biết về một Thiên Chúa đích thực và không tham dự đền thờ của Ngài, cũng có thể cư xử theo Thánh ý của Ngài, cảm thấy thương cảm đối với người anh em của mình ta đang cần được giúp đỡ và giúp anh ta với tất cả những phương tiện hiện đang có của mình”.

Điểm chính yếu của đời sống Kitô hữu, ĐTC Phanxicô nhắc lại, nằm trong khả năng của một người biết thể hiện lòng thương xót đối với anh em đồng loại của mình.

Nếu bạn thiếu lòng bác ái bao dung, hãy tự hỏi liệu trái tim của bạn đã trở nên chai đá

“Nếu đứng trước một người cần được giúp đỡ mà bạn không cảm thấy thương cảm, nếu trái tim bạn không bị lay động, điều đó có nghĩa là có điều gì đó không ổn”, ĐTC Phanxicô nói.

“Nếu như bạn lướt ngang qua một người vô gia cư trên đường, và bạn đi qua mà không nhìn anh ta, hoặc nghĩ rằng ‘anh ta say rượu’, đừng tự hỏi rằng liệu người đó có uống quá nhiều không, nhưng hãy tự hỏi rằng liệu trái tim bạn có trở nên chai cứng và hóa thành đá hay không”, ĐTC Phanxicô tiếp tục.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bằng lời cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ giúp chúng ta ngày càng sống mối dây liên kết không thể tách rời tồn tại giữa tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa Cha, và tình yêu cụ thể và quảng đại đối với anh chị em của chúng ta, và đồng thời ban cho chúng ta ân sủng ngõ hầu chúng ta có thể để cho long thương xót luôn triển nở nơi mỗi người chúng ta.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết