ĐTC Phanxicô lên án tính bài ngoại, đồng thời gọi di dân là một 'dấu chỉ của thời đại'

Phát biểu tại một hội nghị tại Rome do Liên hiệp Đại học Công giáo Quốc tế (International Federation of Catholic Universities) tổ chức, ĐTC Phanxicô cho biết rằng việc tiếp nhận những người nhập cư đang tạo ra những phản ứng tiêu cực, “thậm chí đôi khi là phân biệt đối xử và bài ngoại”, phản ứng ở các quốc gia theo truyền thống Kitô Giáo lâu đời, và đồng thời kêu gọi các trường đại học Công giáo xem vấn đề di dân như một “dấu chỉ của thời đại”.

ROME – Hôm qua thứ Bảy 4/11, ĐTC Phanxicô cho biết ở nhiều quốc gia “có truyền thống Kitô Giáo lâu đời”, có một phản ứng mang tính “bài ngoại” đối với những người nhập cư, đồng thời thúc giục các trường đại học Công giáo thay vào đó hãy xem hiện tượng di cư như là một “dấu chỉ của thời đại”.

Điều quan trọng, ĐTC Phanxicô nói, đó là phải suy nghĩ về những phản ứng tiêu cực về mặt nguyên tắc, thậm chí đôi khi là phân biệt đối xử và bài ngoại, mà việc tiếp nhận những người di cư đang bùng nổ ở các quốc gia có truyền thống Kitô Giáo lâu đời.

Sự phản ánh như vậy, ĐTC Phanxicô nói, sẽ dẫn tới việc tạo ra các chương trình giáo dục lương tâm.

Hơn nữa, ĐTC Phanxicô nói, nhiều sự đóng góp mà những người di cư và những người tị nạn tạo ra cho các xã hội hoan nghênh họ hoàn toàn xứng đáng với “sự đánh giá cao hơn”.

“Để đưa ra ‘những lý do’ đối với việc chăm sóc mục vụ cho những người nhập cư và những người tị nạn, tôi mời gọi toàn thể anh chị em cùng đào sâu những suy tư thần học về vấn đề di cư như một dấu chỉ của  thời đại”, ĐTC Phanxicô cho biết thêm, trước khi trích dẫn tài liệu năm 2004 của Vatican có tựa đề ‘Erga migrantes caritas Christi’, hay ‘Tình yêu của Đức Kitô đối với những người nhập cư’.

Tài liệu này đã được công bố trong Triều đại Giáo Hoàng của Thánh Gioan Phaolô II bởi Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Mục vụ Di dân và Du mục, vốn đã được tháp nhập vào Thánh Bộ mới về Cổ võ sự Phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, một phần của Thánh Bộ này được dành cho những người nhập cư và những người tị nạn theo chỉ thị của ĐTC Phanxicô.

Trích dẫn từ tài liệu năm 2004, vốn trích dẫn trình thuật Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu (Mt 25:35), ĐTC Phanxicô nói: “Nơi những người nhập cư, Giáo Hội luôn chiêm ngắm hình ảnh của Đức Kitô, Đấng đã phán: ‘Ta là khách lạ và các ngươi đã tiếp đón’. Do đó, tình trạng của họ chính là một thách thức đối với đức tin và tình yêu của các tín hữu, những người đã được mời gọi để chữa lành những điều không hay gây ra bởi những người nhập cư và đồng thời khám phá kế hoạch mà Thiên Chúa thực hiện thông qua nó thậm chí ngay cả khi có những bất công hiển nhiên”.

Những lời của ĐTC Phanxicô hôm Thứ Bảy đã được đưa ra khi Ngài phát biểu với các tham dự viên tham dự một cuộc hội thảo với chủ đề ‘Những người nhập cư và những người tị nạn trong Thế giới Toàn cầu hoá: Phản ứng của các trường đại học’.

34720a95781d645518ffd3c2341de053-690x450Hiện có hơn 65 triệu người bị buộc phải di tản trên toàn thế giới, một nửa trong số đó là trẻ vị thành niên: Syria có sáu triệu người tị nạn ngay trên quê hương mình (IDP); Lebanon, với dân số 4,5 triệu người, đang tiếp đón 1.5 triệu người tị nạn từ Syria và Iraq. Châu Âu hiện đang tiếp đón17% số người tị nạn trên thế giới, 16% ở châu Mỹ, 11% ở châu Á, Trung Đông 26% và châu Phi 30%.

Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc, khoảng 28.300 người bị buộc phải rời khỏi quê hương của mình mỗi ngày. Năm 2016, chỉ có 189.300 người tị nạn được tái định cư.

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 1/11 đến ngày 4/11 được đăng cai tổ chức bởi Đại học Giáo Hoàng Gregoriô ở Rôma và được tổ chức bởi Liên đoàn Các trường Đại học Công giáo Quốc tế (IFCU), Tổ chức ‘Being the Blessing Foundation’ và Trung Tâm Hiểu Biết Liên Tôn (Center for Interreligious Understanding), cùng với hàng chục cơ sở giáo dục đại học Công giáo.

ĐTC Phanxicô đã ca ngợi các tham dự viên vì đã hình thành một sự phản ánh mang tính khoa học, thần học và sư phạm bắt nguồn từ Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, nhằm “vượt qua những định kiến cũng như những nỗi sợ hãi liên quan đến sự thiếu hiểu biết về hiện tượng di cư”.

Sau đó ĐTC Phanxicô cũng đã làm nổi bật ba lĩnh vực mà các trường đại học có thể đóng góp cho vấn đề này: nghiên cứu, giảng dạy và xúc tiến xã hội.

Các nghiên cứu khoa học mà các trường đại học Công giáo thực hiện, theo ĐTC Phanxicô, phải hài hoà với các nghiên cứu thần học. Do đó lời mời gọi này tập trung vào việc cung cấp các giải pháp vốn có thể làm giảm số lượng những người bị buộc phải chạy trốn và đồng thời để xem hiện tượng này như là một “dấu chỉ của thời đại”.

Về việc giảng dạy, ĐTC Phanxicô kêu gọi các trường đại học Công Giáo giới thiệu các chương trình vốn thúc đẩy việc giáo dục cho những người tị nạn ở các cấp độ khác nhau, không những thông qua các khóa học dài hạn cho những người sống trong các trại tị nạn và các trung tâm tị nạn, mà còn bằng cách cấp học bổng vốn cho phép việc tái định cư của họ.

ĐTC Phanxicô cũng kêu gọi các trường đại học để khắc sâu vào tâm trí của tất cả mọi sinh viên của họ khả năng để nhận thấy hiện tượng di cư từ góc độ công lý và sự hiệp thông trong sự đa dạng văn hoá.

Về việc xúc tiến xã hội, các trường đại học Công giáo có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khích lệ tất cả mọi sinh viên của mình để xung phong tình nguyện trong các chương trình hỗ trợ những người tị nạn, những người xin tị nạn và những người nhập cư.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết