ĐTC Phanxicô lên án 'sự im lặng đồng lõa' trước sự đau khổ của các Kitô hữu Trung Đông

ROME – Giống như ánh sáng trong bóng tối, các Kitô hữu phải đối mặt với cuộc bách hại ở Trung Đông hiện đang hết sức kiên cường một cách đáng kinh ngạc nhất, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong một buổi cầu nguyện đại kết tại thị trấn Bari ở miền nam Italy, đồng thời lên án “sự im lặng đồng lõa” của nhiều người nhằm chống lại Cuộc bách hại Kitô giáo.

fbe9e0a75a22a55aec969d1b552fd6fc-690x450 (1)

Đức Giáo Hoàng Phanô quỳ trước mộ Thánh Nicholas trong chuyến viếng thăm  ở Bari, miền nam Italy, Thứ Bảy 7 tháng 7 năm 2018. (Credit: AP Photo / Gregorio Borgia.)

“Sự thờ ơ gây ra sự chết chóc, và chúng ta muốn lên tiếng phản đối sự thờ ơ chết chóc này”, ĐTC Phanxicô cho biết hôm 7 tháng 7 cùng với 19 nhà lãnh đạo tôn giáo khác, phần lớn trong số họ là các Thượng Phụ Đông Phương hoặc các Giáo hội tại Trung Đông.

“Chúng ta muốn trao tiếng nói cho những người không có tiếng nói, cho những người chỉ có thể gạt đi những giọt nước mắt của mình. Đối với Trung Đông ngày nay hiện đang lâm cảnh lầm than, đau khổ và im lặng trong khi những người khác chà đạp lên những vùng đất đó để tìm kiếm quyền lực hay sự giàu có”, ĐTC Phanxicô cho biết thêm.

Bari, thường được gọi là “cửa sổ hướng đến Trung Đông”, trước đây từng là người tiên phong trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, một thành phố dự kiến hướng về Biển Địa Trung Hải, nơi mà trong nhiều thế kỷ, các tôn giáo đều gặp gỡ và tiếp xúc với nhau.

Phục vụ như là một sứ giả đầy thiện chí cho hội nghị thượng đỉnh diễn ra hôm thứ Bảy 7/7 của các nhà lãnh đạo tôn giáo đó chính là Thánh Nicholas Thành Bari, được tôn kính bởi cả các tín hữu Công Giáo và Chính thống giáo, mà Thánh tích của Ngài hiện đang được lưu giữ tại Nhà thờ Chính Tòa của thành phố.

Những người đứng đầu các Giáo hội Chính thống giáo, các Giáo hội Chính thống Đông phương, Giáo hội Chính thống Assyria, thành viên của các Giáo hội Công giáo Đông phương, vị đại diện của Giáo hội Lutheran, và đại diện Hội đồng Giáo hội Trung Đông đã đáp lại lời mời gọi của ĐTC Phanxicô để cùng hiệp nhất với nhau theo phương châm: “Bình an cho anh em! Các Kitô hữu cùng nhau dấn thân vì Trung Đông”.

Thay vào đó, năm nhà lãnh đạo khác đã cử một vị đại diện, trong đó có Đức Thượng Phụ Kirill của Moscow, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, và Đức Thượng Phụ Công giáo Melkite của Antioch.

Trọng tâm của buổi họp mặt hôm thứ Bảy 7/7 vừa qua chính là hoàn cảnh của các Kitô hữu ở Trung Đông. Số lượng các Kitô hữu trong khu vực đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây, kết quả của cuộc bức hại gây ra bởi những kẻ cực đoan Hồi giáo, chiến tranh, và sự bất ổn về chính trị và kinh tế.

Khi chuyến chuyên cơ hạ cánh, ĐTC Phanxicô đã được chào đón bởi Đức Tổng Giám Mục Franccesco Cacussi Địa phận Bari-Bitonto và các vị đại diện của thành phố. Sau đó, ĐTC Phanxicô đã tiếp đón nồng liệt các vị đại diện tôn giáo bên ngoài Vương Cung Thánh Đường kính Thánh Nicholas, được coi sóc bởi các tu sĩ Dòng Đaminh.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã cùng nhau đã cầu nguyện trước Thánh tích của Thánh Nicholas và cùng nhau thắp nên một ngọn nến duy nhất thể hiện cam kết thống nhất của họ nhằm kết thúc chiến tranh tại Trung Đông.

“Khu vực tràn ngập ánh sáng này, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã bị che phủ bởi những đám mây đen tối của chiến tranh, bạo lực và tàn phá, chẳng hạn như đã bị chiếm đống và bị ảnh hưởng bởi nhiều hình thức của trào lưu chính thống, tình trạng di cư cưỡng bức và chẳng được ai ngó ngàng đến. Tất cả những điều này đã diễn ra giữa bối cnahr của sự im lặng đồng lõa của nhiều người”, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong buổi cầu nguyện đại kết.

ĐTC Phanxicô đã bày tỏ sự lo ngại rằng cộng đồng Kitô hữu ở Trung Đông có thể sẽ biến mất, “làm biến dạng diện mạo của khu vực”, vốn chính là cái nôi của Kitô giáo. “Chúng ta đã cùng nhau thắp lên, trước Thánh Nicholas“, một ngọn lửa”, biểu tượng về một Giáo hội”, ĐTC Phanxicô nói.

“Ngày nay, như một Giáo hội, chúng ta muốn cùng nhau thắp lên một ngọn lửa của hy vọng”, ĐTC Phanxicô cho biết thêm.

ĐTC Phanxicô đã mô tả các Kitô hữu như là “ánh sáng của thế giới”, thậm chí ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối của lịch sử, khi mà “họ từ chối bóng tối vây quanh để thay vào đó nuôi ngọn bấc của hy vọng bằng thứ dầu của cầu nguyện và tình yêu”.

Buổi cầu nguyện đại kết cho hòa bình diễn ra dọc theo bờ biển Bari hướng về phía Trung Đông, một khu vực nơi mà ĐTC Phanxicô mô tả như là một người gìn giữ các truyền thống Kitô giáo “để được bảo tồn tối đa khả năng của chúng ta, để rồi tại Trung Đông, linh hồn của chúng ta được bén rễ sâu”, ĐTC Phanxicô nói.

Để đến bờ biển Bari từ Vương Cung Thánh Đường kính Thánh Nicholas, các Giáo Hoàng và các Thượng Phụ thường sử dụng một chiếc xe buýt không có cửa sổ hoặc che chắn, vẫy tay chào đám đông đang reo hò – đưa ra một bức tranh về chủ nghĩa đại kết đang được thực hiện.

“Đối với tất cả các anh chị em đau khổ của chúng ta, và đối với tất cả mọi bằng hữu của chúng ta thuộc mọi dân tộc và tín ngưỡng, chúng ta hãy cùng nhau lặp lại: Bình an cho anh em!”, ĐTC Phanxicô nói.  “Cùng với tác giả Thánh Vịnh, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện này để cầu nguyện cách đặc biệt cho Giê-ru-sa-lem, thành thánh yêu dấu của Thiên Chúa và đã bị tổn thương bởi con người, mà Thiên Chúa tiếp tục phải khóc than: Bình an cho anh em!”.

Đây không phải là sáng kiến cầu nguyện đầu tiên của ĐTC Phanxicô cho hòa bình tại Trung Đông.

Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Syria. Vào năm 2014, ĐTC Phanxicô cũng đã chủ trì buổi cầu nguyện liên tôn cầu nguyện cho hòa bình cùng với sự hiện diện của Tổng thống Israel Shimon Peres và người đồng nhiệm người Palestine của mình, ông Mahmoud Abbas, người đã đến Vatican để cầu nguyện cho hòa bình trong khu vực.

Sau buổi cầu nguyện, các nhà lãnh đạo đã gặp nhau trong một cuộc gặp gỡ kín tại Nhà thờ Thánh Nicholas.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết