ĐTC Phanxicô lên án những người kêu gọi hòa bình, nhưng đồng thời lại sở hữu vũ khí hạt nhân

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cắm hoa trong chuyến viếng thăm Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima ở Hiroshima, miền tây Nhật Bản, Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2019. (Tín dụng: AP Photo / Gregorio Borgia.)

ĐTC Phanxicô đặt vòng hoa tưởng niệm trong chuyến viếng thăm Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima ở Hiroshima, miền tây Nhật Bản, Chúa nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (Ảnh: Gregorio Borgia)

HIROSHIMA, Nhật Bản – Một bức tranh đáng giá cả ngàn lời nói, đó chính là lý do ĐTC Phanxicô quyết định đưa ra lời kêu gọi về lệnh cấm đối với các loại vũ khí hạt nhân từ các thành phố duy nhất bị tấn công bằng bom nguyên tử.

Nhưng đôi khi, bốn trăm từ có giá trị hơn một hình ảnh, đặc biệt là khi chúng mô tả về “cảnh địa ngục”.

Vào chiều hôm Chúa nhật tại Hiroshima, ĐTC Phanxicô đã lắng nghe chia sẻ của bà Yoshiko Kajimoto, lúc đó chỉ mới 14 tuổi khi Hoa Kỳ thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố trong Thế chiến II. Bà sống cách tâm chấn của vụ nổ khoảng 1,5 dặm.

Bà đã ngất đi ngay sau khi nhìn thấy “một tia sáng màu xanh lam” qua cửa sổ của nhà máy nơi bà đang làm việc. Toàn bộ tòa nhà sụp đổ.

“Có những người đi cạnh nhau như những bóng ma, có những người toàn thân bị cháy sém đến mức tôi không thể nhận ra ai là đàn ông ai là phụ nữ, tóc tai họ dựng ngược, khuôn mặt họ sưng vù cả lên, đôi môi họ không thể khép lại, với cả hai đưa tay ra với làn da bị cháy sém”, bà Kajimoto nói với ĐTC Phanxicô. “Không ai trên thế giới này có thể tưởng tượng ra một cảnh tượng đầy đau khổ như vậy”.

“Vào những ngày sau đó, làn khói trắng bao trùm khắp mọi nơi: Hiroshima đã trở thành một lò hỏa táng”, bà Kajimoto nói. “Trong cả một khoảng thời gian dài, tôi không thể loại bỏ mùi hôi của những thi thể bị đốt thành tro khỏi cơ thể và quần áo của mình”.

Cả cha mẹ của bà Kajimoto đều sống sót sau vụ nổ, nhưng cha của bà đã qua đời một năm rưỡi sau đó, do bị phơi nhiễm bức xạ. Mẹ của bà qua đời 20 năm sau đó, do ảnh hưởng của quả bom. Năm 1999, bà Kajimoto đã bị cắt bỏ phần lớn dạ dày do ung thư. Hiện nay, ở độ tuổi 88, bà đã bị ung thư.

“Hầu hết bạn bè của tôi đều đã chết vì ung thư”, bà Kajimoto nói. “Tôi đã nỗ lực làm việc chăm chỉ để làm chứng cho thực tế rằng chúng ta không được sử dụng các loại bom nguyên tử khủng khiếp như vậy một lần nữa và cũng không để bất cứ ai trên thế giới phải chịu đựng sự đau khổ như vậy”.

Những lời chia sẻ của bà Kajimoto đã được đưa ra ngay trước “buổi cầu nguyện cho hòa bình” của ĐTC Phanxicô tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, tâm chấn của vụ nổ. Nó đánh dấu một địa điểm nơi mà, như ĐTC Phanxicô đã nói, “rất nhiều ước mơ và hy vọng đã tan biến, chỉ còn lại bóng tối và sự im lặng”.

Ngay lập tức, “tất cả mọi thứ đã bị nuốt chửng bởi một hố đen của sự hủy diệt và chết chóc”.

Khi nghe câu chuyện của bà Kajimoto, thật dễ hiểu lý do tại sao ĐTC Phanxicô lại nói rằng Ngài cảm thấy một “nhiệm vụ” phải đến nơi này như một người hành hương vì hòa bình và đứng lặng lẽ cầu nguyện trogn thinh lặng, “để nhớ lại những nạn nhân vô tội của hành động bạo lực đó”, đồng thời mang trong mình lời cầu nguyện của những người mà ngày nay khao khát hòa bình và dành cả cuộc đời để hoàn thành mong muốn đó và mang theo bên mình “tiếng kêu khóc của người nghèo”, những người là những nạn nhân bất lực nhất của hận thù và chiến tranh.

Tại nơi này, ĐTC Phanxicô cho biết Ngài muốn tỏ lòng tôn kính đối với tất cả các nạn nhân và đồng thời “cúi đầu” trước sức mạnh của những người sống sót sau vụ nổ nhưng trong nhiều năm “đã phải chịu đựng  sự đau khổ cùng cực vốn đã rút cạn kiệt năng lượng sống của họ”.

ĐTC Phanxicô cho biết rằng đó chính là “mong muốn khiêm tốn” của Ngài để trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói, người chứng kiến “những sự căng thẳng” hiện đang ngày càng gia tăng của thời đại ngày hôm nay, chẳng hạn như sự bất bình đẳng và bất công vốn “đe dọa sự chung sống của con người”, sự bất lực trong việc chăm sóc môi trường và những cuộc xung đột vũ trang liên tục, “như thể những điều này có thể đảm bảo cho một tương lai hòa bình”.

Lặp lại thông điệp của mình từ đầu ngày, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng việc sử dụng năng lượng tử cho mục đích chiến tranh là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá con người mà còn chống lại cả hành tinh, và đó quả là một hành động “vô đạo đức” khi “sở hữu” các loại hữu vũ khí hạt nhân, “như tôi đã nhấn mạnh cách đây hai năm”.

“Chúng ta sẽ bị phán xét về điều này”, ĐTC Phanxicô nói. “Các thế hệ tương lai sẽ đứng lên để lên án sự thất bại của chúng ta nếu như chúng ta nói về hòa bình nhưng lại không hành động để có được nó giữa các dân tộc trên trái đất”.

“Làm thế nào chúng ta có thể nói về hòa bình ngay khi chúng ta chế tạo các loại vũ khí chiến tranh mới đầy đáng sợ?”, ĐTC Phanxicô chất vấn. “Làm thế nào chúng ta có thể nói về hòa bình ngay khi chúng ta biện minh cho các hành động không chính đáng bằng những phát biểu đầy sự phân biệt đối xử và đầy sự thù hận?”.

Một xã hội an toàn, ĐTC Phanxicô lập luận, chỉ có thể được xây dựng “nếu chúng ta buông bỏ các loại vũ khí”.

“Làm thế nào chúng ta có thể đề xuất hòa bình nếu chúng ta liên tục viện dẫn mối đe dọa chiến tranh hạt nhân như một sự truy đòi chính đáng để giải quyết các cuộc xung đột?”, ĐTC Phanxicô nói. “Chớ gì vực thẳm của sự đau khổ mà người dân đã phải chịu đựng ở đây nhắc nhở chúng ta về những ranh giới không bao giờ được vượt qua”.

“Thay mặt cho tất cả các nạn nhân của các vụ đánh bom và các cuộc thử nghiệm nguyên tử, cũng như nạn nhân của tất cả các cuộc xung đột, chúng ta hãy cùng nhau kêu lên rằng: Xin đừng để chiến tranh, các cuộc xung đột vũ trang và những sự đau khổ xảy ra nữa. Chớ gì hòa bình sẽ xuất hiện trong thời đại của chúng ta và thế giới của chúng ta”.

Trước đó một ngày, ĐTC Phanxicô đã cử hành Thánh lễ cùng với khoảng 20.000 tín hữu tại sân vận động bóng chày Nagasaki, nơi mà mọi người đã phải chờ đợi trong nhiều giờ dưới cơn mưa như trút nước vài phút trước khi buổi cử hành phụng vụ bắt đầu.

Phần lớn bài giảng Thánh lễ của ĐTC Phanxicô đều tập trung vào bài đọc Tin Mừng về việc Chúa Giêsu bị đóng đinh, nhưng ĐTC Phanxicô không tập trung vào cái chết của Con Thiên Chúa mà xoay quanh “những tiếng nói” của những người xung quanh đó: Từ tên trộm lành, người thừa nhận Ngài là Vua, là Tiên tri tiên tri; cũng như tiếng nói của những người giữa im lặng hoặc chế nhạo Chúa Kitô.

Ngày nay cũng vậy, nhân loại có thể chọn cách im lặng và chế nhạo, hoặc làm chứng tiên tri cho “một vương quốc của sự thật và công lý, của sự thánh thiện và ân sủng, của tình yêu và hòa bình”, ĐTC Phanxicô nói.

“Nagasaki phải chịu đựng một vết thương khó chữa lành, một vết sẹo nảy sinh từ sự đau khổ không thể hiểu được mà rất nhiều nạn nhân vô tội của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và hiện tại phải chịu đựng, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng và cùng nhau cầu nguyện cho tất cả những người hiện đang chịu đựng sự đau khổ giày vò thân xác của họ bởi tội ác vốn đã vang thấu tận trời xanh này”.

ĐTC Phanxicô đã quay trở lại Tokyo vào tối hôm Chúa nhật, nơi mà vào ngày thứ Hai 25/11, Ngài đã gặp gỡ các nạn nhân của “thảm họa gấp ba lần” – động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân Fukushima vào năm 2011 vốn đã làm thiệt mạng hơn 15.000 người – và với chính quyền địa phương Nhật Bản.

Vào thứ Ba 26/11, ĐTC Phanxicô đã có một cuộc họp kín với cộng đồng Dòng Tên địa phương, trước khi quay trở lại Rome. Trong chuyến bay kéo dài 14 giờ, ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ trả lời một số câu hỏi của các nhà báo đi cùng Ngài trên chuyến bay.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết