ĐTC Phanxicô: “Kinh tế cần phải có một cách tiếp cận mang tính luân lý ủng hộ sự phát triển toàn diện”

Phát biểu trước Hội đồng về Chủ nghĩa tư bản Toàn diện, ĐTC Phanxicô đã nhắc lại tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI rằng “Sự phát triển không chỉ nhằm nguyên việc mở mang kinh tế. Bởi vì sự phát triển đích thực là sự phát triển toàn diện, nghĩa là thăng tiến tất cả mọi người và toàn thể con người”. “Điều cần thiết đó chính là một sự đổi mới nền tảng của trái tim và khối óc để con người luôn có thể được đặt ở vị trí trung tâm của đời sống xã hội, văn hóa và kinh tế”.

Giáo hoàng Francis với các thành viên của Hội đồng Chủ nghĩa tư bản hòa nhập. (Truyền thông Vatican)

ĐTC Phanxicô với các thành viên của Hội đồng về Chủ nghĩa tư bản Toàn diện (Truyền thông Vatican)

Vatican (AsiaNews) – Trong một thế giới nơi mà “mức độ nghèo đói gia ngày càng có chiều hướng gia tăng trên quy mô toàn cầu chứng kiến sự phát triển thịnh hành của tình trạng bất bình đẳng thay vì sự hội nhập hài hòa giữa người dân và các quốc gia”, một hệ thống kinh tế công bằng và đáng tin cậy là “vô cùng cần thiết và cấp bách và có thể để đối phó với những thách thức triệt để nhất mà nhân loại và hành tinh hiện đang phải đối mặt”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh.

ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Hội đồng về Chủ nghĩa tư bản Toàn diện, vốn tạo thành một trong những kết quả của Diễn đàn toàn cầu Fortune – Time 2016.

Hội đồng về Chủ nghĩa tư bản Toàn diện, ĐTC Phanxicô cho biết, là một trong những kết quả của Diễn đàn, “đảm nhận thách thức của việc hiện thực hóa tầm nhìn của Diễn đàn bằng cách tìm cách biến chủ nghĩa tư bản trở thành một công cụ toàn diện hơn cho sự thịnh vượng toàn diện của con người. Điều này đòi hỏi cần phải vượt qua một nền kinh tế loại trừ và đồng thời rút ngắn khoảng cách vốn ngăn cách phần lớn mọi người dân với sự thịnh vượng mà chỉ một số ít người được tận hưởng” (xem Tông Huấn ‘Evangelii Gaudium’, số 53-55).

Sau đó, ĐTC Phanxicô khuyến khích rằng: “anh chị em cần phải có một sự liên đới quảng đại và đưa kinh tế và tài chính trở về với một phương thức đạo đức phục vụ lợi ích con người” (xem Tông Huấn ‘Evangelii Gaudium’, số 58).

Và nếu đúng rằng “hoạt động kinh doanh” là một ơn gọi cao quý nhằm tạo ra sự giàu có và đồng thời cải thiện thế giới cho tất cả mọi người “, tuy nhiên, “như vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI đã nhắc nhở chúng ta rằng: ‘Sự phát triển không chỉ nhằm nguyên việc mở mang kinh tế. Bởi vì sự phát triển đích thực là sự phát triển toàn diện, nghĩa là thăng tiến tất cả mọi người và toàn thể con người’ (xem Thông Điệp ‘Populorum Progressio’, số 14). Điều này có nghĩa là thay vì chú trọng hơn vào việc cân bằng ngân sách, cải thiện cơ sở hạ tầng hoặc cung cấp nhiều loại mặt hàng tiêu dùng. Thay vào đó, nó liên quan đến việc đổi mới, thanh lọc và củng cố các mô hình kinh tế vững chắc dựa trên sự hoán cải cá nhân và sự hào phóng quảng đại của chúng ta đối với những người thiếu thốn nghèo khổ”.

“Một hệ thống kinh tế tách rời khỏi các mối bận tâm về đạo đức luân lý không mang lại một trật tự xã hội công bằng hơn, mà thay vào đó dẫn đến ‘một nền văn hóa thải loại’ của việc tiêu thụ và lãng phí. Mặt khác, khi chúng ta nhận thức được chiều kích luân lý của đời sống kinh tế, vốn là một trong nhiều khía cạnh của Học thuyết Xã hội của Giáo hội cần phải được tôn trọng một cach toàn diện, chúng ta có thể hành động với đức bác ái huynh đệ, mong muốn, tìm kiếm và bảo vệ lợi ích tốt đẹp của những người khác cũng như sự phát triển toàn diện của họ”.

“Đây không chỉ đơn giản là vấn đề của việc ‘có thêm nhiều hơn’, mà còn là ‘có thêm nhiều hơn nữa’”. Điều cần thiết đó chính là một sự đổi mới nền tảng của trái tim và khối óc để con người luôn có thể được đặt ở vị trí trung tâm của đời sống xã hội, văn hóa và kinh tế. Do đó, sự hiện diện của anh chị em nơi đây chính là một dấu chỉ của niềm hy vọng, bởi vì anh chị em đã nhận thức được những vấn đề mà thế giới của chúng ta hiện đang phải đối mặt và bắt buộc phải hành động một cách dứt khoát để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi đối với cam kết của tất cả anh chị em trong việc thúc đẩy một nền kinh tế công bằng và nhân văn hơn, phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của Học thuyết Xã hội của Giáo hội, luôn luôn tính đến toàn thể con người, cả trong thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ mai sau. Chủ nghĩa tư bản toàn diện không bỏ lại bất cứ ai phía sau, không loại bỏ anh chị em của chúng tôi, là một khát vọng hết sức cao cả, xứng đáng với những nỗ lực tốt đẹp nhất của tất cả anh chị em”.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết