“Những vấn đề liên quan đến hành động phá huỷ môi trường tự nhiên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và những hậu quả đối với cuộc sống của người dân là vô cùng kịch tính”, ĐTC Phanxicô cho biết trong một thông điệp video được phát hành hôm 30 tháng 11 năm 2017.
Thông điệp video được gửi tới các tham dự viên tham gia Hội nghị chuyên đề quốc tế “Laudato si. Việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, một sự hoán cải môi sinh cần thiết” được tổ chức bởi Đại học Công giáo Costa Rica phối hợp với Quỹ Joseph Ratzinger-Benedict XVI của Vatican. Hội nghị diễn ra từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 2017 tại San José, Costa Rica.
Dưới đây là nội dung thông điệp của ĐTC Phanxicô:
Tôi gửi lời chào mừng tất cả các tham dự viên tham gia hội nghị chuyên đề này do Đại học Catholic University of Costa Rica tổ chức với sự cộng tác của Quỹ Ratzinger. Tôi cũng chân thành cảm ơn ngài Tổng thống Cộng hòa Costa Rica vì sự ủng hộ đối với sáng kiến này, vốn thúc đẩy một mục tiêu gần gũi với tôi.
Với Thông điệp Laudato si’, tôi đã thu hút sự chú ý của toàn thể nhân loại và Giáo hội đối những vấn đề cấp bách nhất liên quan đến việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta cũng như hiện tại và tương lai của những người sinh sống ở đó. Những vấn đề liên quan đến hành động phá huỷ môi trường tự nhiên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và những hậu quả đối với cuộc sống của người dân là vô cùng kịch tính.
Để đối phó với những vấn đề này, chúng ta cần phải có tầm nhìn rộng hơn đối với những nguyên nhân, bản chất của cuộc khủng hoảng và nhiều khía cạnh khác nhau của nó. Không, một thái độ phủ nhận khi đối mặt với vấn đề toàn cầu này là hoàn toàn không chính đáng. Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà xã hội học, các nhà kinh tế học và các chính trị gia, cũng như các nhà giáo dục và các nhà hoạch định lương tâm. Nếu không có một sự hoán cải đúng đắn đối với những thái độ và hành vi hàng ngày của chúng ta, các giải pháp kỹ thuật sẽ không thể cứu vãn ngôi nhà chung của chúng ta.
Như Nguyên Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã nói, cần phải có một “hệ sinh thái học nhân văn”, vốn đặt sự phát triển toàn diện của con người làm trọng tâm và đồng thời kêu gọi tinh thần trách nhiệm đối với vấn đề công ích và việc tôn trọng cũng như quản lý tốt các tạo vật mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta.
Tôi hy vọng với tất cả tấm lòng của tôi rằng hội nghị chuyên đề này sẽ tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự hợp tác giữa các trường đại học Công giáo – đặc biệt là ở Mỹ Latinh và vùng Caribê – đối với việc nghiên cứu những vấn đề này, sự tiến triển của tình hình và các giải pháp khả thi; cũng như đề nghị những đề xuất cụ thể, truyền cảm hứng về trách nhiệm lớn hơn đối với việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, không chỉ bởi mỗi cá nhân mà còn bởi các cộng đồng chính trị, xã hội và giáo hội, và cuối cùng là trong các gia đình.
Cần phải có sự liên đới và nỗ lực của tất cả mọi người. Thông điệp Laudato si’ chính là một sự kêu gọi đối với tất cả mỗi người chúng ta. Cần phải có một sự hợp tác của tất cả mọi người, để đón nhận Thông điệp Laudato si’ và đưa nó vào đời sống thực tế hàng ngày, vì lợi ích và tương lai của toàn thể gia đình nhân loại.
Minh Tuệ chuyển ngữ