ĐTC Phanxicô kêu gọi luân lý trong việc phục vụ con người và môi trường

ĐTC Phanxicô đã kêu gọi đối với vấn đề luân lý vốn thân thiện với con người và môi trường, trong đó các giá trị cơ bản không “bị sát tế trên tế đàn của hiệu suất”. ĐTC Phanxicô đã phát biểu với các tham dự viên tham dự một hội thảo được tổ chức tại Vatican bởi Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội với sự hợp tác của Tổ chức Các trường đại học Công giáo tại Châu Mỹ Latinh và Caribbean (ODUCAL). Hội thảo diễn ra từ ngày 19/10 đến 21/10 đang thảo luận về đề tài “Thay đổi các mối quan hệ giữa thị trường, nhà nước và xã hội dân sự”.

2030504_Articolo

Sự bất bình đẳng và việc bóc lột đối với hành tinh

Phù hợp với các cuộc thảo luận của họ, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh vào hai nguyên nhân cụ thể vốn gây ra “sự loại trừ và các khu vực ngoại vi hiện sinh”. Trước hết đó chính là “sự gia tăng một cách tràn lan và có tính hệ thống đối với sự bất bình đẳng cũng như hành vi bóc lột đối với hành tinh”. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào hành vi cá nhân, sự bất bình đẳng và hành vi bóc lột cũng phụ thuộc vào các quy tắc kinh tế mà xã hội chấp nhận, ĐTC Phanxicô chỉ ra. Các lĩnh vực chẳng hạn như năng lượng, nhân công, ngân hàng, phúc lợi, thuế và học đường được thiết kế tùy thuộc vào mức độ chia sẻ thu nhập và sự giàu có giữa những người đã đóng góp vào việc sản xuất chúng. “Nếu như lợi nhuận chiếm ưu thế, nền dân chủ có xu hướng trở nên một chế độ tài phiệt, mà trong đó sự bất bình đẳng và việc bóc lột đối với hành tinh đang ngày càng gia tăng”, ĐTC Phanxicô cảnh báo.

Tầng lớp lao động

Một nguyên nhân khác của việc loại trừ mà Đức Thánh Cha Phanxicô  đã chỉ ra đó chính là công việc không xứng đáng với con người. Bên cạnh việc cung cấp lương bổng cho người lao động, ĐTC Phanxicô nói, toàn bộ quá trình sản xuất cần phải được điều chỉnh theo “nhu cầu của con người và cách sống của họ”, đồng thời tôn trọng “sự sáng tạo cũng như ngôi nhà chung của chúng ta”. Điều này đòi hỏi sự cần thiết phải “thoát khỏi áp lực của các nhà vận động hành lang tư nhân và nhà nước vốn bảo vệ các lợi ích của ngành”. “Các hành động chính trị cần phải được đặt vào việc phục vụ con người, công ích chung cũng như việc tôn trọng thiên nhiên”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh.

Khai hóa thị trường

Thị trường không những nhất thiết cần phải trở nên hiệu quả trong việc tạo ra của cải và đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, mà nó còn phải phục vụ cho sự phát triển con người toàn diện, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh. “Chúng ta không thể hy sinh trên tế đàn của hiệu suất -” con bò vàng “của thời đại chúng ta – những giá trị cơ bản như dân chủ, công lý, tự do, gia đình, sáng tạo”. Về bản chất, chúng ta phải nhắm tới việc “khai hóa thị trường” theo quan điểm của một nền luân lý thân thiện đối với con người và môi trường của mình.

Nhắc nhở tất cả các tham dự viên tham dự hội thảo về các nguyên tắc bổ trợ và liên đới trong Học thuyết xã hội của Giáo hội, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng nhà nước không thể tự coi mình như là người nắm giữ duy nhất và độc quyền đối với công ích nhưng bằng việc không cho phép các cơ quan trung gian của xã hội dân sự tự do thể hiện đầy đủ tiềm năng. Thách đố ở đây đó chính là làm thế nào để kết nối các quyền cá nhân với vấn đề công ích.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết