ĐTC Phanxicô kêu gọi cắt giảm vũ khí hạt nhân khi căng thẳng Mỹ-Triều Tiên leo thang

Khi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tiếp tục gia tăng những căng thẳng, ĐTC Phanxicô đã tận dụng tầm ảnh hưởng của mình trong một nỗ lực nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân.

Trong một dòng tweet hôm thứ Ba 26/9 vừa qua, ngày mà Liên Hợp Quốc đánh dấu là Ngày Quốc tế Xóa bỏ hoàn toàn Vũ khí Hạt nhân, ĐTC Phanxicô viết: “Chúng ta hãy cam kết đối với một thế giới không có vũ khí hạt nhân bằng cách thực hiện Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân nhằm xóa bỏ những thứ vũ khí gây chết người này”.

Pope Francis leaves his general audience in St. Peter's Square at the Vatican Sept. 20. (CNS photo/Paul Haring) See POPE-MEXICO-QUAKE Sept. 20, 2017.

Vài giờ sau, một trong những cố vấn hàng đầu của ĐTC Phanxicô và đồng thời cũng là người đứng đầu Thánh Bộ Cổ Võ Sự Phát Triển Con Người Toàn Diện của Vatican, Đức Hồng y Peter Turkson, cũng đã đang tải một dòng tweet về vũ khí hạt nhân, Ngài viết: “Tại Nagasaki nhân dịp kỉ niêm vụ tấn công bằng bom nguyên tử, tôi đã chứng kiến những nạn nhân sống sót đã bị biến dạng một cách hết sức tồi tệ. Tuy nhiên, các quốc gia giữ bom nguyên tử lại không nghĩ rằng họ cũng sẽ có thể trở thành nạn nhân”.

Đức Hồng y Turkson cũng đã đăng tải một dòng tweet vào tuần trước liên quan đến vũ khí hạt nhân khi Ngài ám chỉ đến cuộc xung đột giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. ĐHY Turkson viết: “Hỡi các nhà nguyên thủ quốc gia, điều này hiện vẫn còn hết sức chính xác: việc mắt đền mắt sẽ khiến cả thế giới trở nên mù lòa. Vì vậy, việc dùng bom nguyên tử để đáp trả lại bom nguyên tử cũng sẽ khiến cho cả thế giới chẳng ai còn sống sót. Thế nhưng, Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới vì sự sống”.

Những dòng tweet này được đưa ra khi Toà Thánh cố gắng thuyết phục các quốc gia khử trừ chiến tranh và đồng thời nỗ lực làm việc hướng tới việc loại bỏ vũ khí hạt nhân. Chín quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, hiện đang được cho là có khả năng sẽ khởi động cuộc tấn công bằng các loại vũ khí hạt nhân và Bắc Triều Tiên dự kiến sẽ tham gia vào hàng ngũ đó.

Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc tại New York vào ngày 25 tháng 9, Ngoại Trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, nhấn mạnh rằng “thế giới đang bị tràn ngập” bởi các loại vũ khí, trong đó có các loại vũ khí hạt nhân và rất ít những nỗ lực đã được thực hiện để làm chậm tiến trình phổ biến vũ khí hạt nhân.

“Nếu không có sự hợp tác quốc tế và khu vực, đặc biệt giữa các quốc gia sản xuất vũ khí, để kiểm soát và hạn chế chặt chẽ việc sản xuất và vận chuyển vũ khí, thì việc một thế giới không có chiến tranh và các cuộc xung đột bạo lực chắc chắn sẽ vẫn là một sự ảo tưởng”, Đức TGM Gallagher nhấn mạnh.

Đức TGM Gallagher cũng nêu ra những căng thẳng hiện đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới – và đặc biệt đề cập đến cuộc khẩu chiến giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un.

“Tất cả các quốc gia cần phải có một bước đi quyết định và khẩn cấp từ sự leo thang của các tiến trình chuẩn bị quân sự hiện nay”, Đức TGM Gallagher nói. “Các quốc gia lớn nhất cũng như những nước có truyền thống tôn trọng nhân quyền mạnh mẽ hơn cần phải trở thành những quốc gia đầu tiên thực hiện các hành động hòa phóng của những hòa ước”.

“Tất cả các phương tiện hòa giải chính trị và ngoại giao cần phải được cam kết để tránh những điều không thể diễn tả được”, Đức TGM Gallagher cho biết thêm.

“Thật không may, việc phổ biến vũ khí hạt nhân đã làm gia tăng những căng thẳng quốc tế, như đã được chứng kiến ở Bán đảo Triều Tiên”, Đức TGM Gallagher tiếp tục.

Đức TGM Gallagher cho biết thêm rằng các hiệp định về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân đã được tiến hành và do đó “dường như ngày càng cấp bách hơn đối với việc đầu tư xây dựng những tình huống vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các hiệp ước song phương và khu vực”.

Toà Thánh là một trong 50 quốc gia cho tới nay đã ký kết Hiệp ước về việc Ngăn cấm Vũ khí Hạt nhân vào ngày 20/9 vừa qua, trong Đại hội đồng LHQ tháng 9 tại New York. Hiệp ước ngăn cấm các quốc gia ký kết không được phát triển, thử nghiệm, sản xuất, mua lại, sở hữu hoặc dự trữ vũ khí hạt nhân. Hiệp ước này sẽ có hiệu lực 90 ngày sau khi nó được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp quốc gia của ít nhất 50 quốc gia thành viên LHQ. Cho đến nay, chỉ có Vatican, Guyana và Thái Lan đã thực hiện được bước tiến đó.

Theo các điều khoản của hiệp ước, các quốc gia không có vũ khí hạt nhân đồng ý việc không theo đuổi vũ khí hạt nhân để đổi lấy một cam kết của 5 cường quốc hạt nhân ban đầu – đó là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc – nhằm tiến tới việc giải trừ hạt nhân và bảo đảm cho các quốc gia khác tiếp cận với công nghệ hạt nhân ôn hòa để sản xuất năng lượng.

Hơn 120 quốc gia đã thông qua lệnh cấm vũ khí hạt nhân vào tháng Bảy vừa qua qua sự phản đối từ các quốc gia có vũ khí hạt nhân và các đồng minh của họ, các quốc gia vốn đã tẩy chay các cuộc đàm phán của LHQ.

Hoa Kỳ, Anh và Pháp cho biết trong một tuyên bố chung vào tháng 7 rằng lệnh cấm sẽ không được tiến hành và đồng thời sẽ chấm dứt việc giải trừ các quốc gia của họ trong khi vẫn khuyến khích các “nhân tố xấu”, như Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, ông Nikki Haley, đã đưa ra. Không một cường quốc hạt nhân nào trên thế giới dự định sẽ ký kết Hiệp ước.

Trong bài diễn văn tại LHQ của mình, Đức Tổng Giám mục Gallagher thừa nhận rằng hiệp ước này đã phải đối mặt với một cuộc leo thang đầy khó khăn nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng Vatican sẽ hỗ trợ các mục tiêu cơ bản của nó.”Mặc dù ẫn còn nhiều điều cần phải thực hiện đối với Hiệp ước về Cấm Vũ khí Hạt nhân thực sự để tạo ra sự khác biệt và đạt được đầy đủ những hứa hẹn của nó, Toà Thánh tin rằng đó là một luống sinh khí nữa vào cái đe hướng tới việc thực hiện lời tiên tri của ngôn sứ Isaiah loan báo về Đấng Mêsia và triều đại của Người“, Đức TGM Gallagher nói. “‘Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến’”.

Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã thúc giục cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân, đồng thời gọi Bắc Triều Tiên là một trường hợp chú ý của việc thất bại trong việc việc ngăn chặn các quốc gia bất hảo khỏi việc tiếp nhận các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

 “Chúng tôi đặc biệt yêu cầu Nga đánh giá việc họ có thể hỗ trợ tốt hơn cho những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu như thế nào”, Ông Tillerson nói. “Nếu Nga muốn khôi phục lại vai trò của mình như một nhân tố đáng tin cậy trong việc giải quyết tình hình với Bắc Triều Tiên, họ thể chứng minh được những ý định tốt của mình bằng cách duy trì cam kết trong việc thành lập các nỗ lực quốc tế về an ninh hạt nhân và kiểm soát vũ khí”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết