VATICAN CITY – ĐTC Phanxicô đã khuyến khích nhiều tổ chức Công giáo khác nhau để cùng nhau hợp tác nhằm bảo vệ phẩm giá con người và đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tất cả mọi người.
“Tôi khuyến khích toàn thể anh chị em luôn làm việc trong tinh thần hiệp thông và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ Công giáo khác cũng như với các vị đại diện của Tòa Thánh như là một biểu hiện của sự cam kết của Giáo hội đối với việc xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn”, ĐTC Phanxicô cho biết trong những lời nhận xét hôm 13 tháng 12 với các đại biểu tham dự Diễn đàn năm 2017 với chủ đề “Các Tổ chức phi chính phủ được lấy cảm hứng từ Giáo hội Công giáo” được tổ chức tại Rome.
“Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với những nỗ lực của tất cả anh chị em trong việc mang ánh sáng Tin Mừng tới các khu vực ngoại vi khác nhau trên thế giới nhằm bảo vệ nhân phẩm, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các dân tộc và đồng thời đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của rất nhiều thành viên trong đại gia đình nhân loại của chúng ta”, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong những lời nhận xét vào cuối buổi tiếp kiến chung với các đại biểu tham dự.
Diễn đàn, được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 12 vừa qua, đã xem xét việc các tổ chức được lấy cảm hứng từ Giáo hội Công giáo, kể cả các trường học Công giáo, có thể bảo vệ tốt hơn và thăng tiến con người trong một thế giới hiện đang ngày càng thay đổi nhanh chóng.
Nhà tổ chức diễn đàn, Johan Ketelers, đã phát biểu với Catholic News Service hôm 12 tháng 12 vừa qua rằng hơn 100 tổ chức được đại diện, đến từ các nhóm đã tập trung vào vấn đề hoà bình, nhập cư, giáo dục, sự phát triển và việc cổ võ việc bảo vệ sự sống. Họ đã cùng tham gia Diễn đàn cùng với các học giả, các quan chức Vatican và các nhà quan sát hoặc các đại diện của Tòa Thánh tại các cơ quan quốc tế tại Paris, New York và Rome.
Những vấn đề toàn cầu phức tạp hiện nay đòi hỏi những câu trả lời vốn không thể được tìm thấy “nơi một góc nhỏ bé của một tổ chức”, ĐTC Phanxicô nói.
“Quý vị không thể nói về vấn đề di dân mà không nói về kinh tế, nhân quyền,” luật pháp, sự phát triển, công lý và hoà bình, Tiến sĩ Ketelers, nguyên Tổng thư ký của Ủy ban Di dân Công giáo Quốc tế đặt tại Geneva, cho biết.
“Chúng ta không còn có thể làm việc theo chiều dọc, theo kiểu một tổ chức riêng lẻ, song song với các tổ chức khác”, nhưng phải làm việc “theo chiều ngang”, đan xen các lĩnh vực cũng như chia sẻ chuyên môn và các ý tưởng, ông Ketelers cho biết. Điều đó có nghĩa là việc đối thoại và các mối quan hệ đối tác mạnh mẽ, vốn đã trở thành “những công cụ đối với Kitô giáo”, là vô cùng cần thiết, ông nói.
Một trong những tham dự viên tại diễn đàn này đó là Helen Alvare, Giáo sư luật tại Trường Luật Antonin Scalia thuộc Đại học George Mason ở Arlington, Virginia, và cố vấn Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tại Washington, D.C.
Giáo sư Alvare đã phát biểu với CNS rằng một số tham dự viên tại diễn đàn này quan tâm đến cách tiếp cận của bà trong việc trao quyền cho phụ nữ và người Công giáo ở cấp địa phương để tự mình nói lên, những giá trị và niềm tin của họ.
Với tư cách là chủ tịch Reconnect Media, trước đây là Viện Chiaroscuro, Giáo sư Alvare đã tích cực quảng bá cho hai dự án của tổ chức: “Women Speak For Themselves” và “IBelieveInLove.com”
Trong khi cộng đồng trực tuyến “I Believe in Love” chia sẻ những câu chuyện thực tiễn về việc tìm kiếm mối những quan hệ ổn định và việc nuôi dạy con cái, ‘WomenSpeakforThemselves.com’ là một phong trào cơ sở trên toàn quốc của phụ nữ nói về những ảnh hưởng tiêu cực mà việc tránh thai, phá thai và các hiện tượng khác, kể cả các hành động khiêu dâm, có ảnh hưởng đến việc hẹn hò và kết hôn.
Bà Alvare cho biết rằng những phương pháp của việc chia sẻ những câu chuyện về sự tranh đấu và hy vọng của những con người thực chính là những điều cung cấp thông tin, liên kết và tạo ra những động cơ thúc đẩy mọi người cách tốt nhất.
Bà cho biết rằng diễn đàn cũng đề xuất rằng các tổ chức được lấy cảm hứng từ Kitô giáo mời gọi tất cả các bên tham gia đối thoại, “và không áp đặt các giải pháp trên thế giới”.
“Chúng ta đã trải qua thời kì của việc người ta đưa ra những chỉ thị từ trên xuống về các vấn đề liên quan đến tính dục, hôn nhân và việc nuôi dạy con cái”, bà Alvare cho biết.
Công việc cũng như sự tiếp xúc rộng rãi của bà với phụ nữ trên khắp Hoa Kỳ đã cho bà thấy rằng phụ nữ tìm kiếm tự do đích thực và hoàn thành trong các mối quan hệ. “Tôi biết những người phụ nữ này đã tồn tại, nhưng họ cần thông tin, họ cần sự đảm bảo rằng họ không hề đơn độc và họ cần các phương tiện truyền thông”.
Giáo sư Alvare cũng đang tìm cách thực hiện nghiên cứu chuyên môn và làm việc hữu ích hơn trong cuốn sách sớm sắp ra mắt của mình, “Đặt lợi ích của trẻ em lê trước hết trong Luật và Chính sách Gia đình của Hoa Kỳ: Với việc quyền lực xuất phát từ tinh thần trách nhiệm”.
Phụ nữ có thu nhập thấp phải đối mặt với một số sự tranh đấu; họ ít mộ đạo, họ cảm thấy rất cô đơn, họ ít mang tính cộng đồng hơn và ít tiếp cận với một Giáo xứ địa phương.
Bà Alvare kêu gọi những người phụ nữ, những người có những cộng đồng mạnh mẽ, mở rộng cánh tay cho những phụ nữ khác mà không quở trách họ.
Mặc dù các chương trình xã hội là rất quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, quần áo và chỗ trú ẩn, bà Alvare nói, “chúng ta không đưa mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo, chúng ta không cải thiện thực sự vần đề giáo dục và những hy vọng của họ”.
“Giáo hội Công giáo đã hoàn toàn đúng. Chúng ta phải chăm sóc những người liên quan đến cấu trúc gia đình cũng như những vấn đề về tính dục của họ, chứ không phải vì chúng ta là những nhân viên công lực về luân lý”, bà Alvare nói. “Chúng ta đang hòa nhập tính dục với thực tế là nó tạo ra cuộc sống mới, vốn dễ bị tổn thương, đòi hỏi sự chăm sóc của chúng ta”.
“Phúc lợi xã hội, tất cả chúng ta đều ủng hộ điều đó, nhưng nếu chúng ta ly khai cấu trúc gia đình khỏi phúc lợi xã hội, chúng ta sẽ phải chịu số phận bi đát”, bà Alvare nói. “Giáo hội Công giáo là một trong số ít những nơi luôn luôn giữ cho hai vấn đề này phải luôn song song với nhau một cách thích đáng”.
Minh Tuệ chuyển ngữ