Trong chuyến thăm từ ngày 20-26 tháng 11 tới Thái Lan và Nhật Bản, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gửi đi một thông điệp tại “chấn tâm” hoặc vùng bình địa tại Nagasaki và đồng thời cũng sẽ tổ chức một hội nghị về hòa bình vào cuối ngày hôm đó tại đài tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima.

Một phụ nữ đặt một chiếc đèn lồng trên sông vào ngày 6 tháng 8 năm 2015, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, kỷ niệm 70 năm vụ đánh bom nguyên tử xuống thành phố. Trợ lý hàng đầu của ĐTC Phanxicô đã không giấu giếm những suy nghĩ của Đức Thánh Cha khi Ngài đến thăm thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 24/11: “loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân” (Ảnh: CNS / Paul Jeffrey)
VATICAN (CNS) – Trợ lý hàng đầu của ĐTC Phanxicô, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã không giấu giếm những suy nghĩ của Đức Thánh Cha khi Ngài đến thăm thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 24 tháng 11: “loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân”.
Trong chuyến thăm vào cuối tháng 9 tới Liên Hợp Quốc, Đức Hồng y Pietro Parolin, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, đã nhiều lần nhấn mạnh về sự cần thiết cần phải chấm dứt việc sản xuất, thử nghiệm và tàng trữ vũ khí hạt nhân.
Trong chuyến thăm từ ngày 20-26 tháng 11 tới Thái Lan và Nhật Bản, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gửi đi một thông điệp tại “chấn tâm” hoặc vùng bình địa tại Nagasaki và đồng thời cũng sẽ tổ chức một hội nghị về hòa bình vào cuối ngày hôm đó tại đài tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima.
Quân đội Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945 và Nagasaki vào ngày 9/8/1945. Hàng chục ngàn người đã thiệt mạng ngay sau sau các vụ nổ và hàng chục nghìn người khác đã chết trong vài tháng sau đó vì bỏng và bệnh phóng xạ. Nhật Bản đã đầu hàng quân Đồng minh sáu ngày sau vụ ném bom Nagasaki.
Đức Giáo hoàng PiôXII, người đã bày tỏ mối bận tâm với Viện Hàn Lâm Giáo hoàng về Khoa học về các kế hoạch triển khai vũ khí nguyên tử, đã phát biểu với Viện Hàn Lâm Giáo hoàng vào năm 1948 rằng “bom nguyên tử” hay “bom năng lượng hạt nhân” chính là thứ vũ khí khủng khiếp nhất mà tâm trí con người đã tưởng tượng ra cho đến nay”.
Trong nhiều thập kỷ, những người kế vị của Đức Giáo hoàng PiôXII đã đánh giá chính sách răn đe hạt nhân là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức, nhưng chỉ với điều kiện rằng những nỗ lực thực sự tiếp tục hướng tới lệnh cấm hoàn toàn đối với các loại vũ khí này.
Lập trường này đã bắt đầu thay đổi khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Hiroshima và Nagasaki vào năm 1981 và đồng lưu ý rằng bất chấp cuộc đàm phán về việc giải trừ quân bị, “các kho dự trữ hạt nhân đã gia tăng về mặt số lượng và sức mạnh hủy diệt của nó. Vũ khí hạt nhân tiếp tục được chế tạo, thử nghiệm và triển khai”, khiến cho tình trạng hủy diệt của loài người” trở thành một khả năng thực sự”.
Phát biểu “nhân danh sự sống, nhân danh nhân loại, nhân danh tương lai”, Thánh Gioan Phaolô kêu gọi các bước thực sự hướng tới việc giải giáp vũ khí hạt nhân.
Mọi người đã hy vọng kể từ việc ký kết năm 1991 của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược Hoa Kỳ (START) và từ thỏa thuận nối tiếp của nó, ‘New START’, được ký vào năm 2010; nhưng ‘New START’ sẽ hết hạn vào năm 2021 và chính phủ Nga tuyên bố vào đầu tháng 11 rằng chính quyền Trump đã hoãn các cuộc đàm phán vô thời hạn để gia hạn hiệp ước.
Phát biểu tại Liên Hợp Quốc vào tháng 9, Đức Hồng y Parolin đã kêu gọi Hoa Kỳ và Nga “hành động kịp thời để gia hạn Hiệp ước ‘New START’ vượt quá thời hạn dự kiến” và đồng thời Ngài cũng yêu cầu họ “quay lại bàn đàm phán để khôi phục các cuộc đàm phán” về Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, vốn đã hết hạn vào tháng Hai.
Đức Hồng Y Parolin kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục thúc giục các siêu cường: “Chúng ta phải nỗ lực hết sức để tránh phá hủy kiến trúc kiểm soát vũ khí quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Đức Hồng Y Parolin kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục thúc giục các siêu cường quốc: “Chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để tránh việc phá hủy mô hình kiểm soát vũ khí quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Khi ĐTC Phanxicô đến thăm Nhật Bản, Đức Hồng Y Parolin nói, “Ngài sẽ không thất bại trong việc đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ nhất đối với các bước phối hợp hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn các loại vũ khí hạt nhân”.
Nữ tu Filo Hirota, thuộc Dòng Truyền giáo Berriz và là nhà hoạt động vì hòa bình lâu năm, phát biểu với Catholic News Service rằng Sơ cùng với các thành viên khác của Ủy ban Công lý về Công lý và Hòa bình Nhật Bản hy vọng nhiều hơn thế nữa.
“Chúng tôi hy vọng rằng ĐTC Phanxicô sẽ nhấn mạnh rằng việc cấm sản xuất vũ khí hạt nhân là một sự đòi buộc về luân lý”, Nữ tu Filo Hirota nói.
ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ không kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vì sự chậm trễ của chính quyền của ông trong việc mở rộng ‘New START’ hoặc đề cập cụ thể đến Hoa Kỳ và Nga để cho hiệp ước về vũ khí tầm trung hết hạn. Nhưng, Nữ tu Hirota nói, “thậm chí ngay cả khi ĐTC Phanxicô không đề cập một cách cụ thể, chúng tôi hy vọng Ngài có thể đề cập đến các phương tiện chính trị thực tế để kích thích các quốc gia hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Trên thực tế, vào ngày 25 tháng 11, ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm các nạn nhân của “thảm họa gấp ba lần” vào năm 2011 của Nhật Bản khi một trận động đất dữ dội gây ra một trận sóng thần nghiêm trọng gây ngập lụt nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây ra một vụ nóng chảy hạt nhân, vụ nổ khí hydro và phóng ra các chất ô nhiễm phóng xạ.
Vào cuối tháng 10, tờ La Civilta Cattolica, một tạp chí Dòng Tên do Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh xét duyệt trước khi xuất bản, đã viết một bài báo có tựa đề: “Đã đến lúc xóa bỏ vũ khí hạt nhân”. Bài báo được viết bởi Linh mục Dòng Tên Drew Christiansen, giáo sư tại Trường Dịch vụ Đối ngoại của Đại học Georgetown và là thành viên cao cấp tại Trung tâm về Tôn giáo, Hòa bình và các vấn đề Thế giới thuộc Đại học Georgetown.
Các báo cáo về hành động triển khai của Nga đối với tên lửa hạt nhân và vũ khí hạt nhân Burevestnik hoặc Skyfall và một máy bay không người lái được cho là có khả năng mang vũ khí hạt nhân cho thấy “mối nguy cơ to lớn mà một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới giữa Nga và Hoa Kỳ đại diện cho thế giới”, Cha Christiansen viết.
Nếu như các hành động triển khai như vậy tiếp tục, Cha Christiansen nói, hiệp ước không phổ biến vũ khí được ký kết bởi các quốc gia phi hạt nhân sẽ “chỉ là một chiếc lá vả che giấu sự miễn cưỡng” của các siêu cường quốc nhằm tiến tới việc giải giáp.
Mỗi người Công giáo cần phải nhận thức và ủng hộ lời kêu gọi rõ ràng của Giáo hội Công giáo đối với việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân, Cha Christiansen nói, và đồng thời đón nhận Giáo huấn đó cùng với việc bảo vệ sự thánh thiêng của mỗi sự sống con người kể từ khi thụ thai cho đến khi chết đi mộ cách tự nhiên.
Minh Tuệ (theo America)