ĐTC Phanxicô công bố ngày ăn chay và cầu nguyện cho Congo và Nam Sudan

Hôm qua, Chúa nhật 4/2, ĐTC Phanxicô đã tuyên bố rằng Thứ Sáu đầu tiên của Mùa Chay là ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình khi nhiều xung đột vẫn đang diễn ra trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.

“Đối mặt với sự nối tiếp đầy thảm khốc của các cuộc xung đột xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới, tôi tha thiết mời tất cả mọi tín hữu hãy một ngày đặc biệt cho việc ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình vào ngày 23 tháng 2, thứ Sáu tuần đầu tiên của Mùa Chay”, ĐTC Phanxicô cho biết hôm 4 tháng Hai.

Pope_Francis_leads_prayer_vigil_for_South_Sudan_and_the_Democratic_Republic_of_the_Congo_Nov_23_2017_Credit_Daniel_Ibez_CNA-690x450

Đức Thánh Cha Phanxicô đang hướng dẫn buổi cầu nguyện cho Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào ngày 23 tháng 11 năm 2017. (Credit: Daniel Ibez CNA.)

ĐTC Phanxicô đề nghị rằng ngày này được dành đặc biệt để cầu nguyện cho người dân của Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan và đồng thời mời gọi cả những người không phải là Công giáo và không phải là Kitô hữu cùng tham gia “theo những cách thức mà họ cho là phù hợp nhất”.

“Cha của chúng ta trên trời hằng luôn lắng nghe con cái của mình, những người kêu gào trong đau đớn và thống khổ”, ĐTC Phanxicô nói, và đồng thời đưa ra “một lời kêu gọi chân thành” đối với mỗi người trong chúng ta để “lắng nghe tiếng kêu gào này, và, mỗi người theo lương tâm của mình, trước mặt Thiên Chúa, hãy tự chất vấn lương tâm của mình: ‘Tôi có thể làm gì để đem lại hòa bình?'”.

Trong khi lời cầu nguyện luôn là một giải pháp đầy hiệu quả, nhưng nhiều thứ khác có thể được thực hiện, ĐTC Phanxicô nói, đồng thời Ngài giải thích rằng mỗi người “có thể nói không với bạo lực một cách cụ thể trong phạm vi phụ thuộc vào chính họ. Bởi vì những chiến thắng có được với bạo lực là những chiến thắng ngụy tạo, trong khi việc nỗ lực làm việc cho hoà bình mới quả thực là tốt đẹp đối với tất cả mọi người!”.

Lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô, mà Ngài đã đưa ra trong bài chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật 4/1, đã được đưa ra chỉ hai tháng sau buổi canh thức cầu nguyện hôm 23 tháng 11 để cầu nguyện cho hòa bình tại hai quốc gia này.

Với kế hoạch viếng thăm Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm ngoái đã bị cản trở bởi cuộc xung đột đang diễn ra, ĐTC Phanxicô đã cử hành buổi canh thức cầu nguyện để cầu nguyện cho việc chấm dứt chiến tranh ở hai nước này và đồng thời kêu gọi sự an ủi cho các nạn nhân của bạo lực.

ĐTC Phanxicô đã lên kế hoạch viếng thăm Nam Sudan vào mùa thu năm ngoái cùng với Tổng Giám mục Anh giáo, Đức TGM Joseph Welby, cho một chuyến đi đại kết nhằm mục đích thúc đẩy hòa bình tại quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, do những quan ngại về vấn đề an ninh, chuyến viếng thăm này đã được hoãn lại cho đến khi tình hình ổn định.

Nam Sudan đã ở giữa một cuộc nội chiến tàn bạo trong vòng ba năm rưỡi vừa qua, vốn chia cắt đất nước còn đầy non trẻ giữa những người trung thành với Tổng thống Salva Kiir và những người trung thành với cựu phó Tổng thống Reik Machar. Cuộc xung đột cũng đã tạo ra nhiều sự chia rẽ khác nhau giữa lực lượng dân quân và các nhóm đối lập.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, khoảng 4 triệu người đã rời khỏi đất nước đã bị tác động mạnh bởi bạo lực với hy vọng tìm kiếm hòa bình, lương thực và công ăn việc làm. Vào tháng 8 năm 2017, Uganda đã tiếp nhận một triệu người tị nạn Nam Sudan, làm nổi bật mức độ khẩn cấp của cuộc khủng hoảng khi đại dịch tị nạn phát triển nhanh nhất thế giới.

Đối với những người không thể chạy trốn khỏi quốc gia, nhiều người bị buộc phải di tản trong nước đã tìm kiếm nơi ẩn náu trong các nhà thờ để được bảo vệ khỏi bạo lực. Hầu hết những người bị buộc phải di tản trong nước thường là phụ nữ, trẻ em và những người đã lạc mất gia đình trong chiến tranh.

Nhiều người quá sợ hãi khi ở trong nhà vì họ biết rằng họ có thể bị giết, bị tra tấn, hãm hiếp hoặc thậm chí bị buộc phải tham gia chiến đấu. Và bất chấp những mối quan hệ đối tác thành công giữa Giáo hội địa phương, các cơ quan viện trợ và chính phủ, những người tị nạn ở nhiều khu vực hiện vẫn cần đến nguồn cung cấp thực phẩm phù hợp.

Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ đã cấm xuất cảng vũ khí buôn bán ở Nam Sudan và kêu gọi các quốc gia khác thực hiện điều tương tự đối với tình trạng thất vọng ngày càng gia tăng tại quốc gia không có khả năng chấm dứt xung đột.

Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, tình trạng bất ổn chính trị lần đầu tiên bùng nổ vào năm 2015 sau khi một dự luật đã được đề xuất vốn có khả năng trì hoãn các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện. Dự luật này đã được phe đối lập nhìn nhận như một vụ cướp quyền lực ở phía Tổng thống Kabila.

Mối quan hệ giữa chính phủ và phe đối lập ngày càng xấu đi khi thủ lĩnh Kasai bị giết hồi tháng 8 năm ngoái, sau khi kêu gọi chính phủ trung tâm từ bỏ việc can thiệp vào vùng lãnh thổ này, đồng thời nhấn mạnh rằng nó phải được kiểm soát bởi các nhà lãnh đạo địa phương.

Các Giám mục Công giáo trong nước đã giúp đàm phán một thỏa thuận, vốn hy vọng sẽ ngăn chặn được một cuộc nội chiến mới bằng cách bảo đảm một cuộc bầu cử trong năm nay cho người kế nhiệm ông Kabila. Tuy nhiên, vào tháng Giêng năm nay, các Giám mục cho biết thỏa thuận dự kiến sẽ thất bại nếu hai bên không muốn thỏa hiệp. Vòa tháng Ba, các Giám mục đã rút lui khỏi các cuộc đàm phán hòa giải.

Với một lịch sử của các đụng độ sắc tộc đẫm máu và các cuộc xung đột đối với các nguồn tài nguyên, những nỗi sợ hãi đã ngày càng gia tăng rằng bạo lực tại Kasai, cái rốn của sự căng thẳng chính trị, sẽ lan rộng đến phần còn lại của quốc gia và thậm chí sẽ dẫn tới sự tham gia của các nước láng giềng.

Chỉ trong năm vừa qua, hơn 3.300 người đã thiệt mạng tại khu vực Kasai của Cộng hòa Dân chủ Congo. Số người chết bao gồm cả những thường dân bị bắt trong cuộc giao tranh tàn bạo giữa quân đội Congo và một nhóm dân quân phe đối lập.

Theo tờ Guardian, bạo lực ở phía đông đất nước trong những tuần gần đây đã gia tăng đến mức chỉ vào tuần trước khoảng 7.000 người đã phải chạy trốn đến quốc gia Burundi lân cận và 1.200 người khác đã phải chạy trốn đến Tanzania.

Xét về khía cạnh của cuộc khủng hoảng nhân đạo, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc vào tuần trước đã đề cập đến “tình trạng mất an ninh lương thực đáng báo động” trong nước, chủ yếu là do tình trạng bạo lực đã lan rộng sang các khu vực mà trước đây được coi là ổn định, chẳng hạn như các tỉnh Kasai và Tanganyika. Chỉ riêng trong sáu tháng vừa qua, số người phải chịu đói khát đã tăng thêm 2 triệu người, tăng khoảng 7,7 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số.

Sau khi chia sẻ về bài đọc Tin Mừng trong ngày theo trình thuật Tin Mừng và chủ sự giờ Kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu, ĐTC Phanxicô cũng đã cầu nguyện và thể hiện sự gần gũi của mình với người dân Madagascar, những người mà gần đây đã bị ảnh hưởng bởi một trận lốc xoáy khổng lồ mà cho đến nay đã khiến cho ít nhất 51 người thiệt mạng và đã gây ra một sự tổn thất vô cùng to lớn.

ĐTC Phanxicô cho biết rằng Thiên Chúa sẽ “ủi an và gìn giữ” tất cả những ai đã thiệt mạng hoặc những người bị buộc phải di dời.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết