“Tôi cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân đã thiệt mạng cũng như những người bị thương, cho các gia đình của họ và cho tất cả mọi người dân Somalia”, ĐTC Phanxicô cho biết trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư 18/10 của mình. Sự chết chóc, ĐTC Phanxicô nói, chính là một “tai họa” vốn làm hỏng kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa và “Đấng Cứu Thế muốn chữa lành chúng ta” khỏi sự chết chóc ấy.
ROME – Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư 18/10 của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự gần gũi của mình với hơn 300 nạn nhân của một vụ tấn công khủng bố xảy ra tại thủ đô Somalia hôm 14 tháng 10 vừa qua và đồng thời cầu nguyện cho “sự biến đổi đối với vấn đề bạo lực”.
“Hành động khủng bố này xứng đáng nhận được một sự phẫn nộ ghê tởm nhất, cũng bởi vì nó đã dấy lên tại một quốc gia vốn đã phải chịu đựng đau khổ rất nhiều”, ĐTC Phanxicô nói. “Tôi cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân đã thiệt mạng cũng như những người bị thương, cho các gia đình của họ và cho tất cả mọi người dân Somalia”.
Có lẽ việc ghi nhớ sự kiện này trong tâm trí, ĐTC Phanxicô cũng biến sự chết chóc trở thành tâm điểm chính của buổi tiếp kiến chung của mình hôm thứ Tư 18 tháng 10 – một chủ đề mà, ĐTC Phanxicô nói, rằng xã hội của chúng tôi đang nỗ lực cố gắng ngăn chặn – mà Ngài đã đặt kề cạnh với đức tin Kitô giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong khi thừa nhận rằng sự chết chóc hiện diện trong công trình sáng tạo, đồng thời Ngài cũng cho biết rằng đó chính là một “tai họa” vốn làm hỏng kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa và “Đấng Cứu Thế muốn chữa lành chúng ta” khỏi sự chết chóc ấy.
“Khi cái chết cận kề, với những người gần gũi với chúng ta hoặc với chính bản thân chúng ta, chúng ta tự nhận thấy mình như chưa được chuẩn bị, hoặc thậm chí không có một ‘bảng chữ cái thích hợp’ để đưa ra những lời lẽ hợp lý về sự bí ẩn của nó”, ĐTC Phanxicô chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô.
Tuy nhiên, trong khi các xã hội hiện đại của chúng ta có thể lúng túng trước cái chết, những nền văn minh con người đầu tiên đã suy nghĩ và đấu tranh với điều bí ẩn này. “Chúng tôi có thể nói rằng con người được sinh ra với việc sùng bái thần chết”, ĐTC Phanxicô nói. “Các nền văn minh khác, trước chúng ta, đã có can đảm để nhìn thẳng vào nó. Đó là một sự kiện của những bậc lão luyện đối với các thế hệ mới, như một thực tế không thể tránh được vốn đã buộc con người phải sống cho một điều gì đó tuyệt đối”.
Trong bài phát biểu của mình, ĐTC Phanxicô đã trích dẫn các Thánh Vịnh nhắc nhở các Kitô hữu về sự ngắn ngủi của đời sống con người cũng như việc thời gian trôi qua nhanh đến thế nào. “Sự chết chóc đặt cuộc sống của chúng ta vào tình thế nguy hiểm”, ĐTC Phanxicô nói, “nó làm cho chúng ta hiểu rằng những hành động tự hào, tức giận và hận thù của chúng ta là hư ảo. Chúng ta thật đau buồn khi nhận ra rằng chúng ta không đủ yêu thương và không tìm kiếm những điều cần thiết”.
Trong giây phút chết chóc đó, ĐTC Phanxicô cho biết thêm, chúng ta nhận thấy điều chúng ta thực sự xây dựng và những người thân yêu mà chúng ta đã hy sinh cho. Chính Chúa Giêsu, ĐTC Phanxicô tiếp tục “làm sáng tỏ mầu nhiệm chết của chúng ta” và đồng thời cho phép chúng ta đau buồn khi người thân qua đời vì chính Ngài cũng đã từng chứng kiến cái chết của Lazarô.
Con Thiên Chúa đã gọi người bằng hữu của mình ra khỏi ngôi mộ của anh ta cũng giống như cách thức Ngài chữa cho bé gái khỏi chết khi cha của em đang trong tâm trạng hết sức tuyệt vọng.
“Chúa Giêsu biết rằng người đàn ông bị cám dỗ để hành động với sự giận dữ và tuyệt vọng, và Ngài đã bảo anh ta hãy giữ cho ngọn lửa nhỏ luôn tỏa sáng trong trái tim mình”, ĐTC Phanxicô nói, đồng thời Ngài cũng cho biết thêm rằng lời hứa về phục sinh đem lại niềm hy vọng Kitô giáo. “Tất cả sự tồn tại của chúng ta xảy ra ở đây, giữa đoạn dốc của đức tin và bờ vách dựng đứng của sự sợ hãi”.
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng, “chúng ta hết thảy đều nhỏ bé và bất lực” trước cái chết, nhưng nếu chúng ta giữ cho ngọn lửa nhỏ bé của đức tin luôn sống động trong lòng chúng ta, “Chúa Giêsu sẽ đốn lấy tất cả mỗi người chúng ta”.
Điều này, ĐTC Phanxicô tiếp tục, chính là “hy vọng của chúng ta trước sự chết” và Thiên Chúa sẽ mời gọi tất cả mỗi người chúng ta để được hưởng vinh phúc phục sinh.
“Đối với những ai tin rằng đó là một cánh cửa rộng mở; đối với những người nghi ngờ đó chính là một tia sáng lọt qua khe cửa vốn không hoàn toàn bị khép lại”, ĐTC Phanxicô nói, “đối với tất cả chúng ta, đó sẽ là một ân huệ, khi ánh sáng này chiếu sáng chúng ta”.
Minh Tuệ chuyển ngữ