ĐTC Phanxicô: "Buôn người là một tội ác đáng xấu hổ"

Giờ kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, “các tuyến di cư cũng thường bị những kẻ bóc lột sử dụng để tuyển mộ thêm các nạn nhân buôn người mới”. “Đối mặt với tiếng kêu gào của những người phải chịu cảnh đói kém – tất cả mọi hình thức “đói kém”- của rất nhiều anh chị em của chúng ta trên toàn thế giới, chúng ta không thể tiếp tục là những người đứng nhìn thờ ơ lãnh đạm”. “Đừng bao giờ vứt bỏ thức ăn thừa, những hãy trao nó cho những người không có”.

cfc39fe4-933d-11e8-8051-f5fa8765e409_pope-REm8D5a9Vs3cJ3LJiAWNA9M-1024x576@LaStampa.it

Cho dù đó là “lao động giá rẻ hay buôn bán tình dục” hoặc “buôn bán nội tạng”, hay “buộc ai đó phải cầu xin” và “bắt tay vào việc phạm pháp”, bất cứ hình thức buôn bán người nào có thể, đều là tội ác “đáng xấu hổ” vốn cần phải “kiên quyết phản đối”. Từ cửa sổ Điện Tông Tòa, nơi mà ĐTC Phanxicô cùng đọc Kinh Truyền Tin cùng với 25.000 tín hữu, những lời chỉ trích của ĐTC Phanxicô một lần nữa chống lại “tai họa” của thế giới hiện đại vốn “khiến cho nhiều đàn ông, phụ nữ và trẻ em phải trở thành nô lệ”. Hôm nay là Ngày Thế giới chống nạn buôn bán người, được Liên Hợp Quốc phát động vào ngày 30 tháng 7 hàng năm. Hành động khủng khiếp này, ĐTC Phanxicô tố cáo, đã biến tất cả những người thuộc mọi lứa tuổi đến từ những vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương trở thành nô lệ của tình trạng lao động giá rẻ, của nạn buôn bán tình dục, buôn bán nội tạng, buộc họ phải cầu xin hoặc bắt tay vào việc phạm pháp. Và điều này xảy ra “thậm chí ngay cả ở đây tại Rome …”, ĐTC Phanxicô nói. “Các tuyến đường di cư – ĐTC Phanxicô cho biết thêm – cũng thường được sử dụng bởi những kẻ buôn người và những kẻ bóc lột để tuyển dụng thêm những nạn nhân buôn người mới”. Kế đến, “tất cả mọi người đều có trách nhiệm tố cáo sự bất công và đồng thời kiên quyết chống lại ‘tội ác đáng xấu hổ’ của nạn buôn người”.

Các Kitô hữu ngay từ đầu, “Đối mặt với tiếng kêu gào của những người phải chịu cảnh đói kém – tất cả mọi hình thức “đói kém”- của rất nhiều anh chị em của chúng ta trên toàn thế giới, chúng ta không thể tiếp tục là những người chứng kiến thờ ơ lãnh đạm”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh trong bài chia sẻ giáo lý của mình tập trung toàn bộ vào bài Tin Mừng Chúa nhật 29/7 hôm qua về dụ ngôn Chúa Giêsu hóa 5 chiếc bánh bánh và 2 con cá ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Đức Bergoglio đặc biệt suy tư về phép là do Chúa Giêsu thực hiện để nuôi đám đông dân chúng đi theo Ngài ở gần hồ Tiberias; “Đó chính là – ĐTC Phanxicô nói – hoa trái của một cái nhìn ‘đầy lòng thương xót’ mà Đức Giêsu đã hướng đến tất cả mọi người, được đề cập trong giờ Kinh Truyền Tin vao Chúa Nhật tuần trước.

Đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan cho chúng ta thấy “Chúa Giêsu một lần nữa chú ý đến những nhu cầu cơ bản của con người”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh. “Tình tiết này xuất phát từ một thực tế cụ thể: mọi người đang đói và Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của mình tham gia vào việc làm thỏa mãn cơn đói của đán đông dân chúng”. Trong câu chuyện này xuất hiện một “biểu tượng”, về một thanh niên “người mà dành sẵn tất cả mọi thứ anh ta đang có: năm chiếc bánh và hai con cá”. Nhưng tất nhiên, Tông đồ Anrê thốt lên, “Thưa Thầy, nhiêu đó thì thấm vào đâu so với đám đông này”. “Nhưng không! – ĐTC Phanxicô một lần nữa nhận xét mà không đọc bài diễn văn đã được chuẩn bị của mình – điều quan trọng là ‘tinh thần can đảm’ mà cậu thanh niên kia đã thể hiện: “Chàng thanh niên đã thấy đám đông và thấy năm chiếc bánh. Cậu ta nói: Tôi có những thứ này, nếu cần thiết, chúng có thể tiện dùng… Tinh thần bác ái đã giúp anh ta trao ban tất cả mọi thứ anh có. Sự can đảm đó, những người trẻ tuổi như thế, họ có tinh thần can đảm. Và chúng ta phải giúp họ tiếp tục can đảm.

Là những người Kitô hữu, là những môn đệ của Chúa Giêsu, “chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ”, ĐTC Phanxicô nhắc lại. Chỉ bằng cách lắng nghe những nhu cầu đơn giản nhất của mọi người và bằng cách đặt mình bên cạnh tình huống sống còn cụ thể của họ, chúng ta mới có thể lắng nghe khi nói về những giá trị cao quý hơn”.

“Tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại vốn đang đói khát cơm ăn áo mặc, tự do, công bằng, hòa bình, và trên hết là những ân sủng thiêng liêng của Ngài sẽ không bao giờ thất bại. Chúa Giêsu tiếp tục nuôi sống chúng ta thậm chí cho đến ngày hôm nay, Ngài tự biến mình trở nên một sự hiện diện sống động và an ủi, và Ngài thực hiện điều này thông qua chúng ta”, ĐTC Phanxicô cho biết thêm. Do đó, sự can đảm để trở nên “có sẵn và cần mẫn”, bởi vì “Đối mặt với tiếng kêu gào của những người phải chịu cảnh đói kém – tất cả mọi hình thức “đói kém”- của rất nhiều anh chị em của chúng ta trên toàn thế giới, chúng ta không thể tiếp tục là những người đứng nhìn thờ ơ lãnh đạm”.

Chúng ta cần “một cam kết quảng đại về tinh thần liên đới đối với những người nghèo khổ, những người yếu đuối, những người đứng hàng sau chót, những người không có khả năng tự vệ”, Đức Bergoglio nhận xét. “Hành động gần gũi và bác ái này chính là thử nghiệm tốt nhất đối với phẩm chất của đời sống đức tin của chúng ta, cả ở cấp độ cá nhân lẫn cộng đồng”.

Trước khi kết thúc, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh về một khía cạnh cuối cùng, những lời của Chúa Giêsu khi tất cả đám đông dân chúng đã được ăn no nê và đã được thỏa mãn: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Đó chính là một cụm từ cho thấy cách “Chúa Giêsu vô cùng bận tâm đến những người phải chịu cảnh đói kém đến nỗi Ngài lo ngại rằng thậm chí ngay cả những mẩu vụn bánh nhỏ nhất mà Ngài đã cho họ ăn lại bị bỏ phí đi”. Theo mẫu gương của Ngài, “toàn thể nhân loại được mời gọi để đảm bảo rằng các nguồn lực hiện tại không bị lãng phí, không được định đoạt cho việc tự hủy diệt nhân loại, nhưng phục vụ cho sự phát triển thực sự tốt đẹp và chính đáng”, ĐTC Phanxicô đề nghị.

Đây chính là một cuộc hành trình bắt đầu với những điều nhỏ nhặt, ngay từ bên trong ngôi nhà của chính chúng ta. Thực ra, ĐTC Phanxicô chia sẻ ngẫu hứng, chia sẻ với tất cả mọi tín hữu một cách trực tiếp: “Tôi đang nghĩ về những người đang chịu cảnh đói kém, biết bao nhiêu thức ăn thừa chúng ta đã đổ bỏ đi … Mỗi người trong chúng ta, hãy suy nghĩ: Chúng ta đã làm gì ở nhà với bữa trưa với những thức ăn mà chúng ta chưa dùng tới? Chúng ta có đổ bỏ nó đi không? Nếu chúng ta có thói quen này, tôi muốn chia sẻ với anh chị em một gợi ý: hãy nói chuyện với ông bà của mình, những người đã sống qua thời kỳ hậu chiến, và hỏi họ về điều mà họ sẽ làm với số thức ăn thừa của họ. (…) Đây chính là lời khuyên và cũng là một lời mời gọi để đánh giá lương tâm của một người”, ĐTC Phanxicô nói.

Cuối cùng, vị Giám mục Roma đã kết thúc bài chia sẻ giáo lý của mình với lời cầu nguyện cùng với Đức Trinh Nữ Maria, ngõ hầu “trong các chương trình thế giới được dành riêng cho việc triển khai xóa nạn đói kém, để tinh thần liên đới có thể thắng thế – chứ không phải là sự thù hận, vũ khí và chiến tranh”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết