ĐTC Phanxicô: ‘Án tử hình đi ngược lại với Tin Mừng’

Hôm qua, thứ Tư 11/10, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh rằng án tử hình “tự nó đi ngược lại với Tin Mừng bởi vì nó được quyết định một cách chủ ý để triệt hạ sự sống con người, vốn luôn luôn thiêng liêng trước ánh mắt của Đấng Tạo Hóa và chỉ Thiên Chúa mới là vị thẩm phán đích thực”.  ĐTC Phanxicô cho biết rằng án tử hình “chính là một biện pháp phi nhân tính vốn hạ thấp, bằng bất cứ hình thức nào mà nó được theo đuổi, phẩm giá con người”.

ROME – Trong bài phát biểu hôm 11 tháng 10 với các thành viên Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ võ Tân Phúc Âm Hóa, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng chủ đề án tử hình cần phải có “một vị trí phù hợp và cân xứng hơn” trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.

Chủ đề này “không thể bị giảm giá trị để rồi chỉ là một ký ức về một giáo huấn có tính lịch sử” mà không tính đến những hoạt động cũng như những giáo huấn của các vị Giáo Hoàng gần đây, ĐTC Phanxicô nói, đồng thời cho biết thêm rằng nó cũng phải xem xét “việc nhận thức lẫn nhau của người Kitô hữu, những người từ chối thái độ chấp thuận đối với một hình phạt vốn làm suy giảm nghiêm trọng phẩm giá con người.

“Cần phải khẳng định mạnh mẽ rằng việc kết án một người đối với án tử hình chính là một biện pháp phi nhân tính vốn hạ thấp, bằng bất cứ hình thức nào mà nó được theo đuổi, phẩm giá con người”.

Án tử hình, ĐTC Phanxicô nói, “tự nó đi ngược lại với Tin Mừng bởi vì nó được quyết định một cách chủ ý để triệt hạ sự sống con người, vốn luôn luôn thiêng liêng trước ánh mắt của Đấng Tạo Hóa và chỉ Thiên Chúa mới là vị thẩm phán đích thực”.

e8c792274c7b6a84e3f992f8913cbdbd-690x450ĐTC Phanxicô đã phát biểu với các tham dự viên tham dự một buổi hội nghị đặc biệt kéo dài một ngày đánh dấu kỷ niệm 25 năm ra đời n sách Giáo lý Giáo hội Công giáo do Thánh Gioan Phaolô II ban hành vào năm 1992.

Giáo lý hiện nay giải thích rằng nếu “các biện pháp không gây chết người đủ để ngăn chặn và bảo vệ sự an toàn của con người khỏi những kẻ gây hấn, nhà cầm quyền sẽ tự hạn chế nó theo những biện pháp như vậy, vì điều này phù hợp hơn với các điều kiện cụ thể của vấn đề công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của con người”.

Sách Giáo lý nói rằng những trường hợp mà trong đó việc thi hành án tử hình là cần thiết, và do đó được chứng minh về luân lý, là “rất hiếm hoi, nếu không phải nói là trên thực tế không tồn tại”.

Trong các Triều đại Giáo Hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II và Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã liên tục kêu gọi việc bãi bỏ án tử hình. Cả hai vị Giáo Hoàng đều khuyến khích các quốc gia nỗ lực làm việc hướng tới các biện pháp trừng phạt và trật tự công cộng mà không cần đến án tử hình.

Trong bài phát biểu của mình, ĐTC Phanxicô cho biết, trong những thế kỷ qua, khi các biện pháp phòng vệ vẫn nghèo nàn và sự trưởng thành của xã hội “vẫn chưa đáp ứng được với một sự phát triển tích cực”, thì án tử hình dường như là một “hệ quả hợp lý của việc áp dụng công lý mà họ phải tuân theo”.

ĐTC Phanxicô lưu ý rằng “thật không may” ngay cả quốc gia Giáo Hoàng đôi lúc cũng đã áp dụng “biện pháp trừng phạt cực đoan và vô nhân đạo” này, “bỏ qua tính ưu việt của lòng thương xót và công lý”.

ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng Thiên Chúa chính là một người Cha “Đấng luôn luôn chờ đợi đứa con trai của mình ăn năn trở về, nhận ra một điều rằng mình đã lầm đường lạc lối, cầu xin sự tha thứ và bắt đầu một cuộc sống mới”.

“Vì vậy, không ai có quyền cướp đi mạng sống của bất kì người nào”.

“Chúng ta hãy chịu trách nhiệm đối với quá khứ, và chúng ta hãy nhận ra rằng những biện pháp này đã được đưa ra bởi một trạng thái tâm lý ủng hộ chủ nghĩa hợp pháp hơn là Kitô giáo”, ĐTC Phanxicô nói.

Sự bận tâm đến việc duy trì quyền lực “đã dẫn đến việc đánh giá quá cao giá trị của luật pháp, cản trở nó khỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về Tin Mừng”, ĐTC Phanxicô nói. “Tuy nhiên, việc giữ thái độ trung lập hiện nay khi đối mặt với những đòi hỏi mới đối với việc tái khẳng định phẩm giá của mỗi con người, sẽ khiến chúng ta có cảm giác mặc cảm tội lỗi hơn”.

ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng “sự phát triển hài hòa của giáo lý” đòi hỏi phải có những cách xử lý mới đối với án tử hình “bỏ sót các lập trường để bào chữa các lập luận hiện nay vốn có vẻ kiên định trái ngược với sự hiểu biết mới về chân lý Kitô giáo … Cần phải nhắc lại rằng, dù cho mức độ của tội phạm có nghiêm trọng đến mức nào đi chăng nữa, thì án tử hình là không thể chấp nhận được bởi vì nó là một nỗ lực chống lại tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết