Đối với nhà truyền giáo Ignacio Martinez Baez, Giáo hội tại Hiroshima và Nagasaki chính là biểu tượng của 'hòa bình cho toàn thể nhân loại'

Giáo Hội đưa ra lời kêu gọi đối với cam kết tiên tri mang tính quyết định của Giáo phận Hiroshima đối với vấn đề công lý xã hội. Giáo Hội thể hiện một mong muốn sâu sắc về sự tha thứ và tinh thần hòa giải về một nền văn minh tình yêu mới có thể nhận thấy ở Nagasaki. Quả bom được thả xuống Nagasaki phát nổ tại quận Công giáo của thành phố Urakami, làm thiệt mạng hàng chục ngàn người.

Tokyo (AsiaNews) – Linh mục Ignacio Martinez Baez, một nhà truyền giáo Guadalupe, đứng đầu Ủy ban Xã hội của Hội đồng Giám mục Công giáo Nhật Bản. Năm nay, linh mục Martinez đã tham gia lễ kỷ niệm các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.

GIAPPONE_-_0813_-_Missionario_nagasaki_1“Cuộc diễu hành hòa bình nhỏ” giữa hai thành phố đã cho linh mục Baez một cơ hội để tưởng nhớ về sự kinh hoàng của các loại vũ khí hạt nhân và đồng thời cầu nguyện cho một “nền văn minh mới của tình yêu”.

“Mỗi năm, ngày 6 và 9 tháng 8 chính là hai dịp đặc biệt để mọi người cùng nhau suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa của hòa bình trên thế giới và quá trình cần thiết để đạt được món quà quý giá mà mọi người thường gọi là hòa bình”, linh mục Martinez nói.

Đối với linh mục Martinez, điều cấp thết cần phải ghi nhớ đó chính là thực tế vốn đã trở thành hiển nhiên trước hết trong hai ngày đó: ngày nay, với các loại vũ khí nguyên tử, con người có thể “chấm dứt tất cả mọi sự sống trên bề mặt Trái Đất”.

Vào ngày 6 tháng 8 vừa qua, nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã đến Hiroshima để trải nghiệm “tinh thần” và đồng thời thể hiện sự phản đối của họ đối với chiến tranh và các loại vũ khí hạt nhân, cùng nhau ca hát và hô vang những khẩu hiệu.

Tuy nhiên, linh mục Martinez lưu ý rằng một số “chính trị gia đã tận dụng dịp tưởng niệm này cho những mục đích đảng phái riêng của họ hoặc để ghi điểm vì những lợi ích riêng của họ”.

“Giáo hội Công giáo ở Hiroshima có số lượng khiêm tốn nhưng lại có một sự hiện diện vô cùng mạnh mẽ. Có rất nhiều khoảnh khắc của những buổi cầu nguyện đại kết, suy niệm, nghiên cứu và thảo luận về quá trình hòa bình và công lý từ quan điểm Kitô giáo”.

Việc cử hành Thánh lễ ở Hiroshima chính là dịp để cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh trên toàn thế giới và những khó khăn mà nhân loại hiện nay hiện đang phải đối mặt.

“Đây chính là lần đầu tiên tôi có thể đến Nagasaki vào ngày 9 tháng 8”, vị linh mục nói. “Theo quan điểm của tôi, việc kỷ niệm biến cố ở thành phố này có một sự nhạy cảm khác. Quả bom nguyên tử được thả xuống Urakami, một vùng ngoại ô chủ yếu là người Công giáo, nơi mà nhiều người đã giữ vững được đức tin của mình. Nhưng vào ngày này cách đây nhiều năm trước, hàng ngàn tín hữu Công giáo vô tội đã bị giết hại”.

“Thành phố Nagasaki đã chuẩn bị một buổi lễ khác mỗi năm trong một bầu không khí tĩnh lặng, tôi đã cảm nhận được một bầu khí tĩnh lặng hơn, suy tư nhiều hơn, và một quyết tâm vô cùng mạnh mẽ để xây dựng những cầu nối của sự hiểu biết và hòa giải giữa tất cả mọi người”.

Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình và hoà giải đã được của hành tại Nhà thờ Urakami vào tối ngày 9 tháng Tám. Sau Thánh lễ, mọi người tham dự đã cung nghinh tượng Đức Mẹ Urakami đến Công viên Hòa bình.

“Thông điệp quả thực đã trở nên hết sức rõ ràng: chúng ta được mời gọi để trở nên những chứng nhân của sự tha thứ. Chỉ bằng cách tha thứ theo tinh thần Kitô giáo, chúng ta mới có thể phá vỡ vòng xoáy của bạo lực và đồng thời xây dựng một tiến trình hòa bình vĩnh cửu thực sự. Mỗi người chúng ta chính là những sứ giả của hòa bình và tình yêu, vốn phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương chúng ta, thông qua sứ điệp của Đức Giêsu Kitô”.

“Tôi cảm thấy rất biết ơn vì năm nay tôi đã có cơ hội để thực hiện chuyến hành hương hòa bình tới hai thành phố này và đồng thời cũng có được cơ hội cho việc cầu nguyện, suy tư và có thể quan sát một cách gần hơn việc tìm kiếm hòa bình trong xã hội Nhật Bản từ hai quan điểm này”.

“Tôi có thể khẳng định rằng Giáo hội tại Nhật Bản đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với vấn đề công bằng xã hội và lập trường tiên tri của Hiroshima, nhưng Giáo hội ở Nhật Bản cũng đã thể hiện mong muốn sâu sắc của Nagasaki về sự tha thứ và hòa giải vốn làm hiện thực hóa một nền văn minh của tình yêu”.

“Tôi thiết nghĩ cần phải phối hợp hai kinh nghiệm quan trọng và cần thiết này để có thể thể hiện một cách có trách nhiệm ơn gọi Kitô hữu của chúng ta vào thời điểm này trong lịch sử Nhật Bản và đồng thời trở thành dấu chỉ thực sự của một nền hòa bình mới và vĩnh cửu cho toàn thể cả nhân loại”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết