Đối thoại với Trung Quốc: Trở nên một Giáo hội Công giáo trọn vẹn hơn và một Giáo hội Trung Quốc đích thực hơn

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 15-07-2018 | 05:39:21

Ở Trung Quốc, có một số Giám mục được tấn phong bất hợp pháp, và một số vị khác đang thiếu sự công nhận dân sự. Đây chính là một dấu hiệu của việc cùng nhau tồn tại của hai cộng đồng Kitô hữu trong nước. Khi các cuộc đàm phán bắt đầu với tinh thần đối thoại, chúng được thực hiện nhằm mục đích tìm cách giải quyết những vấn đề cụ thể này, ngõ hầu có thể khắc phục tình trạng đó và đồng thời bắt đầu một sự đổi mới tích cực.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

Đi bộ giữa Bắc Kinh

Người ta không thể mong đợi một hoạt động như vậy là không đau đớn. Điều đó nhất thiết sẽ phải là sự bất hạnh, đau khổ, hy sinh, sự phẫn nộ, và thậm chí là khả năng về những căng thẳng mới. Nhưng tất cả chúng ta đều hy vọng rằng hình thức “chui qua lỗ kim” mà Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc được mời gọi thực hiện, sẽ vừa là việc thanh lọc và đồng thời cũng là điềm báo trước về những điều tốt đẹp: sẽ không có người chiến thắng và kẻ thua cuộc, nhưng sự đóng góp của mỗi bên sẽ có giá trị. Như Đức Hồng Y Pietro Parolin đã nói, “Đó không phải là vấn đề của việc lau chùi phiến đá trở nên sạch sẽ, bỏ qua hoặc, gần như là xóa đi một cách kỳ diệu con đường lao khổ của nhiều tín hữu và linh mục, nhưng là việc đầu tư nguồn nhân lực và tinh thần đối với nhiều thử thách để xây dựng một tương lai thanh bình và huynh đệ hơn, với sự trợ giúp của Thiên Chúa”.

Trong khi vẫn tôn trọng những sự nhạy bén khác nhau, vốn vừa mang tính huynh đệ và vừa đem đến khả năng hợp nhất hơn đối với Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, những nỗ lực mới, ngay từ đầu, đã có những hiệu quả tích cực đối với đời sống Bí tích và tâm linh của các tín hữu, những người đang nỗ lực làm việc hướng tới việc trở nên một Giáo hội Công giáo trọn vẹn hơn và một Giáo hội Trung Quốc đích thực hơn.

Hơn nữa, nó có thể giải phóng những nguồn năng lượng mới cho các hoạt động của Giáo Hội và cho một sự hòa hợp lớn hơn trong xã hội Trung Quốc. Nhưng phần lớn điều này phụ thuộc vào cam kết và thiện chí của những người có liên quan. Sự hiện diện của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc, xét thuần túy như là một phần trong tổng dân số, dường như ít ỏi hơn, nhưng dù sao vẫn còn tồn tại. Công cuộc Phúc Âm hóa được đổi mới có thể mang lại những thành quả lớn lao bất chấp vô số những giới hạn và kiểm soát có thể vẫn còn tồn tại, phần lớn là vì nỗi lo sợ rằng tôn giáo có thể bị lợi dụng bởi “các thế lực bên ngoài”, vốn làm phát sinh những bất ổn xã hội.

Nếu con đường hướng tới việc công nhận dân sự đối với một Giám mục là một vấn đề liên quan đến chính phủ, bằng luật pháp và các thủ tục của nó, thì con đường dẫn đến tính hợp pháp chính đáng lại liên quan đến Giáo hội. Để hiểu được điều này, cần phải nhận biết Giáo hội là gì. Lùi về tận thế kỷ thứ II, Thánh Irenaeus đã định nghĩa Giáo Hội như là sự hiệp thông tinh thần để công bố và truyền bá Truyền Thống vốn xuất phát từ các Tông Đồ thông qua sự nối tiếp liên tục của các Giám Mục. Quyền kế vị Tông đồ của các Giám mục như sự bảo đảm về Truyền thống cấu thành nên chính Giáo hội. Đồng thời, chính Giáo Hội đảm bảo tính kế thừa Tông đồ và tính đích thực của chức Giám mục, cho dù thông qua việc tự do đề cử của Đức Giáo Hoàng hay thông qua sự phê chuẩn của Ngài đối với việc lựa chọn hợp pháp đối với một Giám Mục.

Thậm chí ngay cả khi được tấn phong một cách hợp pháp, một Giám mục không thể thi hành sứ vụ của mình một cách hợp pháp nếu như không hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Phêrô và các Giám mục khác đang thi hành sứ vụ trên toàn thế giới. Điều này tùy thuộc vào vị Giám mục Rôma, Đại diện của Chúa Kitô và vị Mục tử hoàn vũ của Giáo hội, để công nhận và tái thừa nhận vào sự hiệp thông Công giáo trọn vẹn đối với những người mà Ngài đánh giá là xứng đáng, và những người mà Ngài giao phó trách nhiệm mục vụ. Đối với Trung Quốc, người ta bắt đầu với sự chắc chắn này: các cuộc bổ nhiệm giám mục mới đã diễn ra ở Trung Quốc mà không có sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng là bất hợp pháp nhưng có hiệu lực (ngoại trừ những trường hợp hết sức cụ thể). Bất chấp những tình huống đau buồn bất thường này, Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc vẫn luôn luôn là “một” bởi vì nó chưa bao giờ chính thức được thiết lập như là một sự “tách biệt” khỏi Rôma; và hơn nữa, bởi vì nó chưa bao giờ dựng nên một lập trường về Giáo lý chống lại tính ưu việt đối với thẩm quyền của Giáo Hoàng.

Thế nhưng có một bằng chứng khác cần phải được xem xét, cụ thể là, mong muốn cháy bỏng để được trở nên hiệp thông với Đức Giáo Hoàng vẫn luôn luôn hiện diện trong các Giám mục Trung Quốc được tấn phong một cách bất hợp pháp. Bất kể tình trạng bất thường của các Giám mục này, việc thừa nhận mong muốn được trở nên hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đã tạo nên sự khác biệt giữa hai ý kiến tương phản vốn đã nổi lên trong những năm gần đây: những người tin rằng các Giám mục bất hợp pháp sẽ chân thành chấp nhận sự ăn năn của họ (mặc dù không bỏ qua những hành vi không phù hợp của một số người trong số họ); trong khi những người khác không tin vào sự chân thành của họ thì thường lên án họ.

 Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết