Đối thoại: Sự cấp thiết đối với sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội tại Trung Quốc

Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội lúc nào cũng vẫn như thế; nhưng để thực hiện sứ mạng này trong bối cảnh Trung Quốc ngày nay, việc đối thoại mang tính xây dựng giữa Giáo hội và chính quyền dân sự là vô cùng cần thiết.

Cho dù họ là giáo sĩ, giáo dân hay tu sĩ, tất cả các môn đệ Chúa Kitô đều có sứ mạng truyền giáo, ở khắp mọi nơi và trong mọi thời đại, việc trở nên ánh sáng, muối và men ở giữa các dân tộc, ngõ hầu, việc chứng kiến những công việc tốt đẹp của họ, tất cả đều có thể làm vinh Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội ở Trung Quốc có khác biệt không?

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (36)Trong thực tế, một số nhà quan sát trong thời gian gần đây đã nhận thấy những dấu hiệu của hành động đóng cửa nhất định của Trung Quốc, đặc biệt là đối với thế giới phương Tây, hơn là một cam kết. Những người khác đang chất vấn về việc làm thế nào mà Tòa Thánh lại có thể tiếp tục tin tưởng vào việc đối thoại và đàm phán, thay vì chấp nhận thái độ đổ lỗi hoặc chỉ trích một cách công khai.

Từ những sự việc có thể nhìn thấy từ rất nhiều những sự can thiệp của Tòa Thánh trong lĩnh vực quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh của các cuộc xung đột và khủng hoảng, lý do nằm trong sự hiểu biết chính xác về những nơi có khoảng cách và nguy cơ của sự hiểu lầm lớn hơn, đối thoại không chỉ là cơ hội, nhưng nó trở thành một lựa chọn cần thiết. Hơn nữa, cần phải nhớ rằng Giáo Hội có trách nhiệm quan tâm cách đặc biệt đến các tín hữu của mình, đặc biệt là những nơi mà họ có thể được nhận thấy đang trong tình trạng đau khổ và bách hại dữ dội hơn. Trong thực tế, những hành động mà đối với các tổ chức khác có thể được hiểu như là một dấu hiệu của “sự thỏa hiệp vô nguyên tắc” hoặc thậm chí là việc “cho đi”, đó là vì Giáo hội có một bổn phận về luân lý và một dấu hiệu của sức mạnh tâm linh, vốn phản ứng một cách rõ ràng với những đòi hỏi của Tin Mừng.

Để hoàn thành sứ mạng này ở Trung Quốc, Giáo Hội không cần phải yêu cầu các đặc quyền chính trị: nó chỉ có được điều này theo những cách thức chân thực. Trong thực tế, thậm chí ngay cả trong những điều kiện đặc biệt và cực đoan, như khi nó thiếu sự tự do cần thiết, Giáo Hội có thể tìm ra một cách thức để thực hiện sứ mạng truyền giáo của mình.

Mặt khác, những khó khăn và thậm chí là Thánh giá không bao giờ là thiếu đối với Giáo Hội ở bất kỳ thời đại hay địa điểm nào. Thật vậy, cần phải nói rằng, thậm chí ngay cả trong thời đại ngày nay, những điều kiện lý tưởng dường như không tồn tại ngay cả ở các quốc gia tiên tiến dân chủ nhất.

Tuy nhiên, điều mà Giáo Hội không thể làm mà, và điều không thể được thay thế bằng bất kỳ cách thức nào, đó chính là việc thiếu đức tin, tinh thần bác ái, và sự hiệp nhất trong thâm tâm. Chính vì lý do này mà công việc phục vụ chăm sóc đặc biệt cho sự hiệp nhất về đức tin và công việc bác ái tồn tại trong Giáo Hội: Sứ vụ Thánh Phêrô, được thi hành bởi vị Giám Mục Rome, Đức Giáo Hoàng.

Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội ở Trung Quốc, nơi một vùng đất với dân số gần hai tỷ người, trước hết và quan trọng nhất, đó chính là sự hiện diện như một Giáo Hội hiệp nhất, và do đó, đáng tin cậy. Và để có thể hiện diện, bất cứ nơi nào có thể, trong cuộc sống của người dân Trung Quốc: trong mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường, mọi diễn tiến của lịch sử, việc chia sẻ vận mệnh của họ với tinh thần khiêm tốn, cũng như với tầm nhìn xa trông rộng của niềm hy vọng Kitô giáo, để tạo ra không gian cho một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân loại, vốn không bao giờ có thể bị tách rời khỏi tương lai mà chính Thiên Chúa đã trao ban cho họ.

Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong thời đại của chúng ta: thách thức của việc toàn cầu hóa, thách thức của việc cải thiện tình trạng hạnh phúc và chất lượng cuộc sống; thách thức về vấn đề môi trường; thách thức đối với vấn đề hòa bình và nhân quyền. Cũng có những thách đố về sự tục hóa được xây dựng dựa trên chủ nghĩa tiêu thụ, và của việc nhà nước chỉ tìm kiếm lợi ích riêng cho mình để rồi phải trả giá bằng sinh mạng của người khác; thách thức của sự thờ ơ tôn giáo, của việc cách ly những người yếu đuối và những người bị xã hội từ chối ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội. Chính khi đối diện với những thách thức như vậy, Giáo Hội được mời gọi để hiện diện, tuyên bố Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại để cứu chuộc thế giới.

Nói theo cách đó, tất cả điều này có vẻ đơn giản và tuyệt vời. Người ta tự hỏi việc làm thế nào chính quyền có thể luôn luôn lo sợ các Kitô hữu hoặc đặt ra rất nhiều trở ngại theo cách thức của họ, nhận thấy rằng họ đang được thúc giục bởi những ý định tốt đẹp như vậy. Trong thực tế, người ta phải tính đến những hoàn cảnh cụ thể mà Giáo hội đang trải nghiệm. Trong những trường hợp này, có thể xảy ra rằng không chỉ những sai lầm và tội lỗi của các Kitô hữu có thể bị lên án, nhưng thậm chí ngay cả những công việc tốt đẹp của họ cũng không thể được hoan nghênh, ít nhất là lúc đầu.

Các nhà chức trách Trung Quốc, đôi khi, dường như đang tiến đến một sự nhận thức lớn hơn rằng tôn giáo không phải là hiện tượng siêu cấu trúc được định đoạt để biến mất cùng với tiến bộ kinh tế và công lý xã hội lớn hơn, nhưng là một thành phần cấu thành của con người. Vì lý do này, kinh nghiệm tôn giáo đích thực trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển hài hòa của con người và của xã hội. Thậm chí ngay cả trong một xã hội tiên tiến và phức tạp của thiên niên kỷ thứ ba, một sự hiện diện như vậy thể hiện sức sống to lớn và khả năng đổi mới.

Ở Trung Quốc người ta cần phải xem xét rằng, theo tầm nhìn triết học Nho giáo truyền thống, bên cạnh việc giảng dạy các giá trị như lòng tốt, tình bằng hữu, giáo dục và sự tuân phục, cũng có ý tưởng rằng Nhà nước có quyền thực hiện quyền kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả mọi hình thức của tôn giáo. Mặt khác, lịch sử của Trung Quốc vào hồi thế kỷ 19 và 20 bao gồm một số cuộc nổi loạn, của nhiều tầng lớp xã hội và chính trị khác nhau, chống lại các chính phủ của các thời đại, mà trong đó các yếu tố văn hóa và tôn giáo khác hỗ tương lẫn nhau. Bỏ qua sự phán xét chính trị về những hiện tượng lịch sử này, cần lưu ý rằng kết quả dẫn đến chính là sự nhầm lẫn và thành kiến đối với tôn giáo, làm tổn hại đến những truyền thống tôn giáo tuyệt vời này mà bản thân chúng không liên quan gì đến chủ nghĩa giáo phái hay việc chính trị hóa các quan điểm tôn giáo.

Văn hóa Trung Hoa và xã hội Trung Quốc được mời gọi để hiểu rõ hơn về thực tế là những cách tiếp cận theo trào lưu chính thống hoặc phi lý đối với thực tại của con người là hoàn toàn xa lạ với đức tin Công giáo.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết