Một đoạn đường dẫn (on-ramps) để làm gì?
Tất nhiên, là để dẫn bạn đến một con đường đưa bạn về nơi muốn đến. Có thể bạn đã từng đi đúng đường nhưng lại rời nó vì bạn nghĩ có thể có một tuyến đường khác tốt hơn và dễ đi hơn. Có thể bạn bị lạc và mất phương hướng từ con đường đúng đó mà không hề nhận ra. Những điều đó có nghĩa: bạn đã sẵn sàng để tự định hướng lại bản thân và bắt đầu tiến đến một hướng đi đúng.
Việc này dễ dàng khi bạn đang trên đường cao tốc trong một chiếc xe hơi đang di chuyển nhanh. Nhưng sẽ khó khăn hơn khi bạn phải suy nghĩ những điều sâu xa hơn là chuyện phương hướng và tốc độ.
Đoạn đường dẫn đưa chúng ta đến đức tin thực sự có thể dài hơn chúng ta mong đợi. Bởi khi chúng ta đi trên con đường đó nghĩa là chúng ta phải loại bỏ những ý nghĩ cũ kỹ, sai lầm để thay vào đó những tư tưởng không chỉ là sự thật mà còn để hướng chúng ta đến chân lý đích thực. Dưới đây là những mục tiêu cho chúng ta khi bước đi trên những đoạn đường dẫn riêng này, nó rất cụ thể: học cách nhìn nhận chúng đúng hơn những gì thế gian này thường nghĩ về chúng.
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang sống trong một nền văn hóa không chỉ bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta nghĩ mà chúng thường mặc định (áp đặt) lối suy nghĩ của chúng ta. Thậm chí có lúc nó chỉ ra cái gì đó để có thể nghĩ. Những suy nghĩ thế tục về tôn giáo, đặc biệt là Kitô Giáo, thường thì không có gì độc hại. Tuy nhiên những suy nghĩ này đã ngấm sâu vào tâm trí chúng ta một thời gian dài, lâu đến nỗi chúng ta thậm chí không để ý thấy chúng xa lạ và nguy hại đến mức nào.
Một căn bệnh
Chủ nghĩa duy vật, họ tin rằng không có gì có thể hơn những gì mắt thường thấy, đã được nhiều người mặc định. Thuyết tương đối, họ tin rằng những giá trị và đạo đức được đặt ra không có gì bền vững hơn cảm xúc và sở thích cá nhân, đã được đưa vào giảng dạy trong hầu hết các trường đại học và là những nội dung của các bộ phim hài kịch mà chúng ta xem. Niềm tin vào Thiên Chúa được biết đến là một di sản của quá khứ, là điều phi lý, không căn cứ và thậm chí chỉ là “di sản” mù quáng.
Tất cả những điều đó là vấn đề không chỉ trong đời sống tinh thần mà còn cả Giáo Hội. Thật vậy, đó là một căn bệnh.
Chúng ta đều đã nghe rằng Hội Thánh là thân thể, một thân thể nhiệm mầu của Chúa Kitô. Chúng ta thuộc về thân thể đó, các bạn, tôi cùng vô số người khác. Chúa Giêsu luôn là đầu Hội Thánh, chúng ta, dù luôn yếu đuối và dễ mắc sai lầm như chính chúng ta là, nhưng chúng ta luôn thuộc về thân thể đó. Cũng giống như mọi sinh vật sống, cơ thể có thể bị xâm chiếm bởi các mầm bệnh và mắc bệnh. Có khi những mầm bệnh đó thực sự ảnh hưởng tới bộ nhiễm sắc thể (DNA) của cơ thể mà chúng xâm nhập.
Tương tự vậy, chúng ta cũng đang đối diện với sự thay đổi DNA của Hội Thánh nó dẫn đến sự thay đổi về tầm quan trọng của các chân lý và giáo huấn. Những suy tư sâu sắc về tôn giáo đã bị làm phẳng; sự thánh thiện cũng bị rút cạn, suy giảm. Có khi điều gì đó đã từng tràn đầy ý nghĩa lại trở thành một cái vỏ trống rỗng.
Trong nền văn hóa của chúng ta – là cái gì đó được gọi là hậu Kitô Giáo – tiến trình biến đổi đã ăn sâu vào bên trong tâm trí của người Kitô Giáo, và nó đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta về những khái niệm nền tảng. Tuy nhiên, chúng ta thường không nhận thấy sự biến đổi này, sẽ nhầm lẫn với các hình thức biến đổi với thực tế. Khi điều đó xảy ra, đời sống tâm linh của chúng ta cũng bị biến dạng. Một khái niệm rất cơ bản đã từng xảy ra là một sự biến đổi nguy hiểm đáng lo ngại, đó là đức tin.
Định nghĩa đức tin
Từ ngữ nào có thể cơ bản hơn cho sự hiểu biết của chúng ta về mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa? Nó thực sự là gì?
Nếu chúng ta nghe một người vô thần mới như Richard Dawkins, chúng sẽ học được rằng đức tin không khác gì một niềm tin không có bằng chứng. Nếu chúng ta nghe một nguồn nào theo thuyết tương đối, chúng ta có thể có một định nghĩa không tốt hơn mà có thể tệ hơn: “Đức tin chỉ là một trong nhiều cách giải thích thực tế của một niềm tin cá nhân vào một thực tế vô hình, có ít hoặc không dựa trên cách thế giới hoạt động hoặc cách bạn sống cuộc sống của bạn. Đức tin có hoặc có thể không có ảnh hưởng đến cách bạn sống cuộc sống của bạn”. Nó là một ví dụ trong sách giáo khoa về cách làm trống rống một điều quan trọng của sự sống động và ý nghĩa, để sẵn sàng quăng nó vào trong đống rác.
Vậy Giáo Hội nói với chúng ta về đức tin như thế nào?
Đây là một định nghĩa mà tôi mượn từ đồng nghiệp của mình, linh mục Pierre Ingram: “Đức tin là điều giúp chúng ta đi đến sự thật. Đức tin đưa tôi đến với sự hiểu biết của Thiên Chúa về sự thật. Đức tin đang mở ra cho chúng ta một từ ngữ có sức mạnh để biến đổi mọi khía cạnh của đời sống. Đức tin đưa cuộc sống trống rỗng của tôi đến với sự sắp đặt của Thiên Chúa”. Hay như linh mục Francis Martin đã tóm gọn: “Đức tin là hành động của Thiên Chúa trong tôi mà tôi đáp lại.”
Thật là khác biệt! Ở đây đức tin thật năng động, nhiều mặt và đa chiều. Nó là sự sâu sắc về mối tương quan và sự biến đổi. Đức tin không phải là một điều gì đó mang tính riêng tư mà chúng ta mơ về, cũng không phải là điều gì đó độc đoán. Thật vậy, đó là điều không xuất phát từ tất cả chúng ta! Mà xuất phát từ Thiên Chúa và là việc làm của Thiên Chúa trong chúng ta.
Định nghĩa này quá khác biệt với những gì mà thế giới thế tục trình bày. Trong thế giới thế tục hay thay đổi, đức tin là chủ quan, là lựa chọn của cá nhân dựa trên… cái gì đó? Rõ ràng, dựa trên bất kỳ điều gì chúng ta chọn để dựa vào. Nó không được kết nối với bất kể điều gì không thuộc về chúng ta. Đây là một kiểu “đức tin” không có hiểu biết về một đối tượng của lòng tin, đó là Thiên Chúa. Theo cách khác của những từ này, đức tin bị biến thành suy nghĩ mơ ước, một ngôi nhà được xây trên cát. Không, nó thậm chí còn tệ hơn thế: một phát bắn trong đêm tối.
Một ghi chú khác nữa: điều này rất cô độc. Yếu tố tương quan của một đức tin đích thực đang bị đánh mất. Ý nghĩ này là sự hiện diện của Thiên Chúa có thể có tác động đến cuộc sống của chúng ta không phải ở đó. Trong việc thay đổi ý nghĩ về đức tin, mỗi người chúng ta chỉ có một mình, hy vọng chống lại hy vọng cho bất cứ điều gì có thể xem là tốt nhất để hy vọng. Và đó không phải là nơi tuyệt vời.
Đức tin là sự đáp lại của con người với Thiên Chúa
Chúng ta hãy xem một định nghĩa khác của đức tin. Giáo lý Giáo Hội Công Giáo dạy rằng, “Đức tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của đời mình.” (Số 26).
Bạn có để ý đến một điều không? Trong định nghĩa của linh mục Martin, chúng ta học được rằng đức tin là “việc làm của Thiên Chúa trong tôi với những gì tôi đáp lại”. Giáo lý Công Giáo nói với chúng ta rằng đức tin là “lời con người đáp trả lại Thiên Chúa”. Trong cả hai định nghĩa này, đức tin là một câu trả lời cho một điều gì đó được xuất phát từ bên ngoài chúng ta và vượt trội hơn chúng ta.
Tôi chắc chắn mọi người đã từng nghe thuật ngữ “món quà của đức tin”. Tốt đẹp, đây chính là ý nghĩa của nó. Đó luôn luôn là Thiên Chúa, Đấng tự nguyện khởi xướng mối tương quan mà chúng ta đáp trả lại bằng đức tin. Đức tin là một sự đáp lời của nhân loại nhưng người ta chỉ có được nhờ tình yêu thiêng liêng và ý muốn thiêng liêng. Thiên Chúa đón lấy sự đáp trả của lòng tin từ chúng ta, sự đáp trả mang chúng ta đến trong sự hiệp thông sâu sắc với Người hơn bao giờ hết. Đức tin biến đổi chúng ta, cho chúng ta sống một cuộc sống không chỉ vì sự đơn độc của chính chúng ta mà là vì Thiên Chúa và vì tha nhân.
Trong cảm thức này, đức tin là một món quà của tình yêu, nơi Thiên Chúa tự bày tỏ chính mình cho chúng ta. Như Giáo lý Công Giáo nói với chúng ta, món quà đức tin được hiểu là để hướng dẫn chúng ta đến với “ý nghĩa tối hậu” của đời sống chúng ta. Vậy đâu còn ý nghĩa tối hậu nào của chúng ta ngoài chính Thiên Chúa.
Vậy nên đức tin là một đoạn đường dẫn đến sự dứt khoát. Nó chiếu sáng con đường về nhà và còn hơn cả như thế. Nó trở thành con đường về nhà.
Một món quà yêu cầu một sự đáp trả. Chúng ta có thể đón nhận nó, từ chối nó hoặc làm ngơ nó. Đâu là sự đáp trả phù hợp với quà tặng của Thiên Chúa nơi đức tin?
Để trả lời điều này, chúng ta hãy nhớ đến Đức Mẹ của chúng ta trong ngày Truyền Tin, một tấm gương tuyệt hảo của lòng tin mà chúng ta có. Đức Maria không biết điều gì sẽ xảy ra khi Mẹ nghe được lời truyền tin khó hiểu từ sứ thần. Tuy nhiên, Mẹ đã suy nghĩ về lời đó và thậm chí còn đặt câu hỏi về nó, Mẹ để Thiên Chúa hoạt động trong Mẹ, Mẹ đã dành thời gian của mình để đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa với một đức tin hoàn hảo. Mẹ đã nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38), Mẹ đón nhận ý muốn của Thiên Chúa với tất cả con người của mình, và giao phó cuộc đời mình cho Người. Và đó là những gì mà đức tin chung quyết đã làm cho chúng ta. Nó cho phép chúng ta hành động trọn vẹn, và trở nên sự thật của “toàn thể nhân loại”.
Có hàng trăm cách diễn tả đức tin đã biến đổi chúng ta như thế nào, vấn đề không phải là cách chúng ta lựa chọn để thể hiện nó. Vấn đề duy nhất là chúng đáp lại món quà đức tin của Thiên Chúa và để cho quà tặng này được hoạt động theo cách của nó trong chúng ta. Hãy để nó thấm nhuần vào đời sống của chúng ta theo cách mà chúng ta có thể học từ lòng tin của Mẹ Maria đã tin, như cách Thiên Chúa đang mời gọi mỗi người chúng ta.
Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam
Nguồn: wau.org – “On-Ramps” to Faith