Điều gì xảy ra sau đại dịch? Sự kiện COVID-19 kịch tính kéo dài

91.Fonte_News-Medical_net-696x464

Một nghiên cứu được điều phối bởi Tiến sĩ Ziyad Al-Aly thuộc Trường Y khoa Saint Louis của Đại học Washington, được xuất bản vào tháng trước bởi tạp chí Nature nổi tiếng, chỉ ra cái gọi là sự kiện kịch tính “COVID-19 kéo dài”. Dựa trên dữ liệu của Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, nghiên cứu chỉ ra rằng ở những cá nhân trong nhóm được phân tích những người bị nhiễm bệnh và được chữa khỏi, có 59% khả năng tử vong tăng lên trong sáu tháng sau khi xuất viện.

Mặc dù sự lây nhiễm virus đã không còn hoạt động, nhưng những hậu quả tiếp theo quả thực rất khó lường và nghiêm trọng. Nghiên cứu đã xác định các vấn đề không chỉ hệ tại ở hệ hô hấp. Hậu quả đáng chú ý còn ở hệ thần kinh và rối loạn nhận thức thần kinh, rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn tiêu hóa. Theo quan điểm của Tiến sĩ Ziyad, việc nhập viện do COVID-19 chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và giờ đây chúng ta đang bắt đầu nhìn thấy những gì nằm bên dưới, tức là phần đầu của những hậu quả để lại.

Rõ ràng, hiện nay chúng ta đang tập trung vào việc điều trị tức thì những người bị nhiễm bệnh và áp dụng vắc-xin để tạo miễn dịch cho người dân. Tuy nhiên, nghiên cứu nói trên gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các chính phủ quốc gia vì họ có thể thấy trước những viễn tượng có thể xảy ra trong tương lai để những chương mới của sự đau khổ đối với dân số của chúng ta không được khởi động, và những gì đã xảy ra ở phần lớn thế giới trong những khoảnh khắc ban đầu của đại dịch không tự lặp lại.

Do đó, lý tưởng nhất sẽ là việc tạo ra các chính sách tương ứng với việc theo dõi sau đó một số lượng lớn những người bị nhiễm bệnh và được chữa khỏi, có biểu hiện hoặc không có các triệu chứng của di chứng. Bằng cách này, tác động tiêu cực đến sức khỏe tập thể có thể được hạn chế. Điều này đòi hỏi phải tạo ra một nền văn hóa nuôi dưỡng một phương pháp chữa trị vốn có thể khắc phục rủi ro khi tiếp cận tình hình hiện tại từ quan điểm của tình trạng cấp bách trước mắt mà thôi.

Lời kêu gọi do Giáo hội, thông qua Đức Giáo hoàng Phanxicô, phát động gửi đến các nhà lãnh đạo của các quốc gia để mọi người được tiếp cận với vắc-xin đã vang vọng trong thung lũng rộng lớn về khả năng tiếp cận đầy mơ hồ của tất cả mọi người với hệ thống y tế công được trang bị hoàn thiện và hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta thường thấy việc loại trừ các dịch vụ có chất lượng, chủ yếu là những nhóm dân cư nghèo nhất, đối với những người ở thế bị lệ thuộc vào trò chơi kinh tế đang thịnh hành.

Thật không may, do hoàn cảnh vẫn còn bị đánh dấu bởi quan điểm tiêu cực của một số chính phủ, bởi vấn nạn tham nhũng và tầm nhìn phiến diện, điều này dường như còn lâu mới xảy ra. Và phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi con người, cũng như phẩm giá của những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, phải chịu quy phục những thứ tầm thường còn sót lại của những giá trị và lợi ích trước mắt của họ.

Lm. Maikel Dalbem, C.Ss.R.

(Nguồn: Trang Blog của Học viện Alphonsian, bản gốc bằng tiếng Bồ Đào Nha)

Minh Tuệ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết