Di dân: Các nhà lãnh đạo Giáo hội chỉ trích Italy trong việc thắt chặt sự kìm kẹp với các tổ chức phi chính phủ

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 11-08-2017 | 06:11:26

Các nhà lãnh đạo Giáo hội đã lên tiếng bảo vệ các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đối với những người di cư trên vùng biển Địa Trung Hải, đồng thời kêu gọi việc tạo ra các kênh an toàn cho những người tị nạn muốn đến Italy và chỉ trích một số điều khoản trong “bộ quy tắc ứng xử” mà chính phủ yêu cầu các tổ chức phi chính phủ ký kết để tiếp tục công việc của họ trên biển.

ROME – Ngay từ đầu triều đại Giáo hoàng của mình, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm hòn đảo Lampedusa của Ý, nơi hàng trăm người nhập cư và người tị nạn đến đây mỗi ngày sau khi mạo hiểm chính mạng sống của họ trên biển. Hiện nay, Italy đang phải vật lộn với những người dòng di cư tương tự mà không có dấu hiệu chậm lại vì tình trạng bất ổn chính trị và các cuộc khủng hoảng môi trường tiếp tục đe doạ lục địa châu Phi và Trung Đông.

LE_Eithne_Operation_Triton-690x450Tâm lý chống di dân đã gia tăng trên bán đảo Ý, đặc biệt là trong các đảng dân chủ cánh hữu, những người gần đây đã chỉ trích các tổ chức phi chính phủ thực hiện việc giải cứu những người tị nạn trên vùng Biển Địa Trung Hải bị cáo buộc thông đồng với những kẻ buôn người Bắc Phi để đưa nhiều người nhập cư vào nước này nhằm trục lợi.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội đã tăng cường bảo vệ các tổ chức phi chính phủ, sau khi chính phủ Ý, trong một nỗ lực nhằm kiểm soát và theo dõi thêm, đã yêu cầu chín tổ chức phi chính phủ ký một ‘quy tắc ứng xử’ bao gồm 13 điểm vào đầu tháng Tám vừa qua. Trong số những vấn đề gây tranh cãi nhất trong bộ quy tắc này là việc cho phép Lực lượng Cảnh sát Bờ biển Ý lên tàu của các tổ chức để thực hiện việc kiểm tra thường xuyên.

Marco Tarquinio, biên tập viên của tờ báo Avvenire của các Giám mục Ý, đã chỉ trích điều khoản này trong bộ luật nói rằng nó có nguy cơ “khuyến khích và hợp pháp hóa một cách giả dối những nỗ lực để đặt dưới sự điều hành của một đặc ủy viên ngoại diện (hoặc trục xuất) các tổ chức phi chính phủ không được hoan nghênh tại những khu vực khác nhau trên thế giới”.

Những phát biểu được đăng trên tờ Avvenire phản ánh mối bận tâm của một số tổ chức phi chính phủ, ví dụ như Các bác sĩ không biên giới, đã từ chối ký vào bộ quy tắc theo mẫu hiện hành này. Thủ tướng Ý, ông Paolo Gentiloni, thay vào đó lại hết sức lạc quan về những kết quả mà bộ quy tắc này đang được trình bày.

“Đó là một phần quan trọng trong chiến lược của chính phủ”, ông Gentiloni cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh tin tức TG1 của Ý, đồng thời ông cũng cho biết thêm rằng bộ quy tắc này “đang tạo ra những kết quả, chẳng hạn như việc giảm những dòng người di cư”.

Quy tắc ứng xử này là sản phẩm trí tuệ của Bộ trưởng Nội vụ, ông Marco Minniti, người quản lý những vấn đề liên quan đến di dân. Minniti đã tham gia vào một cuộc tranh luận công khai liên quan đến năng lực về các vấn đề di cư với Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng, Graziano Delrio, người đã phản đối đạo luật và thường đứng về phía các tổ chức phi chính phủ. Ông Minniti đã tham gia vào một cuộc tranh luận công khai liên quan đến khả năng và trách nhiểm của những vấn đề liên quan đến di dân với Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng, ông Graziano Delrio, người đã phản đối bộ quy tắc ứng xử này và thường đứng về phía các tổ chức phi chính phủ.

Bộ quy tắc này đã được đa số các tổ chức phi chính phủ liên quan ký kết, ghi được một chiến thắng về mặt chính trị cho ông Minniti. Trong khi đó, người đứng đầu văn phòng nhập cư của tổ chức Caritas Ý, ông Oliviero Forti, đã mời gọi chính phủ “tránh ‘sân khấu’” này với hai phe chống đối không thể chống đỡ” và đồng thời nhấn mạnh rằng chính “những người di cư phải trả giá”.

Vấn đề di dân “không được tập trung cách đặc biệt đối với quy tắc ứng xử của các tổ chức phi chính phủ nhưng phải về các hoạt động cứu hộ”, ông Forti tiếp tục, ” bởi vì ngoài các quy tắc, mạng sống của con người đang phải đối diện với những nguy cơ, đó chính là mối bận tâm chính của chúng ta”.

“Ai sẽ chịu trách nhiệm?”, ông Forti chất vấn.

Linh mục Fabio Baggio, Phó tổng thư ký Phân bộ Di dân và Tị nạn trực thuộc Thánh Bộ cổ võ việc Phát triển con người Toàn diện của Vatican, đã đưa ra một giải pháp thay thế.

“Để chống lại nạn buôn người và việc buôn bán những người nhập cư, cần phải mở ra các lối vào hợp pháp và an toàn, thông qua các chính sách và luật pháp vốn nhắm mục tiêu và hướng tới tương lai”, Phó tổng thư ký Phân bộ Di dân và Tị nạn phát biểu với các phương tiện truyền thông của Ý. “Các chính sách di dân hạn chế đã góp phần làm tăng nhu cầu về các kênh di dân thay thế”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết